CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu gồm 2 phần:
Phần 1: Dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp từ báo cáo tài chính của Ngân hàng Agribank – Bình Tân trong 4 năm từ năm 2012 đến năm 2015 để phân tích các chỉ tiêu thể hiện tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn – Chi nhánh Bình Tân.
Phần 2: Dữ liệu qua khảo sát khách hàng:
Từ mô hình xây dựng, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi và thực hiện khảo sát thử nghiệm với 10 khách hàng thuộc đối tượng nghiên cứu. Thông qua đó, các biến quan sát được điều chỉnh và hoàn chỉnh bảng câu hỏi phù hợp với thực tế để tiến hành điều tra chính thức.
lượng hoạt động tín dụng cá nhân của Agribank- Bình Tân. Việc chọn mẫu khảo sát được tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp với những khách hàng đangthực hiện giao dịch với Agribank- Bình Tân và dựa trên danh sách khách hàng đã và đang vay vốn tại Agribank- Bình Tân mà tác giả được cung cấp bởi ngân hàng.
Theo Hair & ctg (2006), quy mô mẫu nên là 5 lần của số biến quan sát trong phân phân tích nhân tố khám phá. Nếu số biến quan sát ít và số mẫu dưới 100, tốt hơn nên chọn ít nhất là 100. Do giới hạn về thời gian và đối tượng nghiên cứu, nên trong nghiên cứu này, tác giả chọn số mẫu điều tra là 160 mẫu.
Với 170 bảng câu hỏi khảo sát, tác giả thu về 160 bảng câu hỏi hợp lệ. Dữ liệu thu thập từ bảng câu hỏi được tác giả xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Trong chương 3, tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu cũng như các xây dựng mô hình nghiên cứu, theo phương pháp nghiên cứu định lượng SPSS 20.0.
Trên cơ sở khung lý thuyết ở chương 2, tác giả đã xây dựng thành công mô hình đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân của Agribank Bình Tân dựa trên sự hài lòng của khách hàng. Mô hình này được áp dụng để phân tích đánh giá và lượng hóa các thành phần có ảnh hưởng nhất định đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tín dụng cá nhân của ngân hàng.