CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Kết quả chất lƣợng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank-
4.2.4 nghĩa thực tiễn của mô hình nghiên cứu
Mô hình phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng với sự trợ giúp của phần mềm SPSS rất đơn giản và tiện lợi, do đó nó dễ dàng áp dụng cho Agribank Bình Tân trong việc đánh giá và nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cũng như các dịch vụ khác của ngân hàng.
Việc thu thập số liệu thông qua điều tra trực tiếp khách hàng là đơn giản và thuận tiện, dễ dàng cập nhật thường xuyên, không tốn nhiều thời gian nên tính khả thi của mô hình là rất cao và có thể áp dụng để nghiên cứu cho từng thời điểm hoặc một thời kỳ phát triển.
Thông qua việc đánh giá mức độ hài lòng của các KHCN đối với dịch vụ tín dụng của Agribank Bình Tân, sẽ là cơ sở để đánh giá được thực trạng chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng, từ đó có những giải pháp thiết thực để giúp ngân hàng có thể giữ chân và mở rộng mạng lưới khách hàng, thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ mà ngân hàng đã đề ra.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trong chương 4, đề tài đã phân tích và đánh giá tình hình thực tiễn hoạt động tín dụng cá nhân của Agribank Bình Tân trong 4 năm qua dựa trên các chỉ tiêu về doanh số cho vay, dư nợ cho vay và các chỉ tiêu về chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân. Nội dung chương cũng đã nêu lên được nguyên nhân tăng, giảm của các chỉ tiêu trên, những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng đối với ngân hàng và xã hội, những khó khăn còn tồn tại ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Từ mô hình đã được xây dựng tại chương 3, tác giả đã tiến hành phân tích trên phẩn mềm kinh tế lượng SPSS 20.0, để từ đó đưa ra được những nhân tố quyết định đến chất lượng tín dụng cá nhân tại Agribank trong các thời kỳ, và kết quả này sẽ làm tiền đề cho việc đưa ra các kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng sẽ được trình bày trong chương 5.