Đặc điểm hình thái của loài Brachytarsina amboinensis

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng ruồi ký sinh (diptera streblidae, nycteribiidae) ở các loài dơi trong một số khu vực đảo và đất liền việt nam​ (Trang 59 - 61)

lưng, B: mặt bụng, C: phần đầu-ngực, D: miệng,thước tỷ lệ 0,5 mm)

Bụng: Phần bụng có nhiều lông cứng phát triển từ phía ngực, mặt trên có nhiều lông setae nhỏ. Ở bề mặt này, lông trở nên nhiều hơn và ít có những lông dài. Các tấm dưới bụng có nhiều lông cứng rất dài và mảnh, không giống như các lông ở phần lưng. Bề mặt của các đốt bụng giống như ở phần ngực, rất nhiều lông nhỏ. Phần bụng của con cái dài hơn với 4 đốt lưng dọc hai bên có 2 tấm dài. Cơ quan sinh dục đực hình cung, ẩn sâu bên dưới với các gai giao cấu có độ dài trung bình xuất phát từ các đốt lưng, bề mặt dưới được bao phủ bởi những lông tơ mảnh. 0,5 mm A B C D

Phân bố:

Thế giới: Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xia, Phi-lip-pin, Trung Quốc, Nhật Bản.

Việt Nam: Hà Tĩnh (Vũ Quang), Hải Phòng (Cát Bà)

Ghi chú: Trong nghiên cứu này, tác giả thu được 1 cá thể đực ở loài dơi

Hipposideros armiger, loài Brachytarsina amboinensis trong mô tả gốc được ghi nhận trên loài dơi Miniopterus schreibersi ở Amboina [36]. Tại Hà Tĩnh (Vũ Quang), loài Brachytarsina amboinensis được thu ở các loài dơi: Cynopterus sphinx, Rhinolophus affinis, Rhinolophus pusillus.

k) Brachytarsina cucullata (Jobling, 1934) Synonym: Nycteribosca cucullata Jobling, 1934

Vật chủ:Hipposideros armiger (họ Hipposideridae), mã số T.300915.2

Mẫu vật nghiên cứu: Mã số: EC.210915.4 (♀); EC.210915.5 (♂); EC.210915.6 (♀) , địa điểm: Hải Phòng (Cát Bà).

Mô tả:

Cơ thể lớn, dài từ 3,0 - 7,0 mm, màu vàng nâu.

Đầu: Phần đầu không sẫm màu bằng phần thân, hai mắt rất nhỏ cách xa nhau nằm ở hai bên má có nhiều lông mảnh dài, hàm khá rộng có chia thùy trên có gắn 8 lông cứng; giác hút lớn ở phía sau với lông cứng và nhọn ở phía ngoài; phần cổ rất linh động (hình 3.10C).

Ngực: Lưng lồi lên cao so với cơ thể và là nơi gắn hai đôi cánh, trên lưng được xếp rất nhiều lông setae cứng, phần gáy hẹp ẩn bên dưới. Phần ngực dài hơn so với phần đầu; các lông tơ dày đặc xen lẫn các lông cứng và dài phủ lên toàn bộ phần mặt trước và mặt sau của ngực, hai bên má có rất nhiều lông tơ và mảnh, mỗi metapleura có một phần nhỏ nhô ra phía sau. Trên lưng có 2 vệt hình vòng cung cách đều. Mặt dưới phẳng, có nhiều lông tơ mịn và ngắn. Ngực phân

thành 4 tấm, phần đầu của hai tấm trước gắn hai chi trước và phần cuối gắn hai chi giữa, hai tấm sau gắn hai chi sau như ở loài Brachytarsina amboinensis. Chân có kích thước lớn, trên các chân có nhiều lông mềm dài xen lẫn các sợi lông nhỏ ở phía dưới. Ống chân có nhiều lông mảnh xếp dọc, có số lượng giảm dần về phía sau đùi. Cánh dài từ 5 - 6 mm, có bốn đường gân chính. Đường gân thứ hai gần về phía bờ sườn, đường thứ 3 và thứ 4 gần về đỉnh của cánh. Bề mặt của cánh có lông rất cứng, các lông cứng setae phân bố rộng ở viền cánh và ít hơn ở phần giữa cánh (hình 3.10A, 3.10B).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng ruồi ký sinh (diptera streblidae, nycteribiidae) ở các loài dơi trong một số khu vực đảo và đất liền việt nam​ (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)