Các khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng ruồi ký sinh (diptera streblidae, nycteribiidae) ở các loài dơi trong một số khu vực đảo và đất liền việt nam​ (Trang 28 - 30)

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trong hai năm từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 10 năm 2017, các đợt thu mẫu ruồi ký sinh ở dơi tại mỗi địa điểm nghiên cứu được tiến hành như sau:

KRĐD Sốp Cộp: tháng 7/2017;

VQG Cát Bà: tháng 8/2015, tháng 10/2016;

KBTB Cù Lao Chàm: tháng 5 - tháng 6/2015, tháng 6 - tháng 7/2016. Thời gian còn lại, tác giả tiến hành thu thập tài liệu, phân tích mẫu vật, xử lý số liệu và viết báo cáo.

2.3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Vật liệu 2.3.1. Vật liệu

2.3.1.1. Mẫu vật nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên kết quả phân tích và định loại 40 cá thể ruồi ký sinh thu được ở 131 cá thể dơi. Trong đó có 24 cá thể ruồi thu được ở VQG Cát Bà, 13 mẫu vật thu được ở KRĐD Sốp Cộp, 3 cá thể thu được ở KBTB Cù Lao Chàm. Các mẫu vật hiện được lưu trữ trong các tuýp bằng nhựa hoặc thủy tinh ở phòng Bảo tàng Động vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

2.3.1.2. Thiết bị nghiên cứu

Thiết bị thu mẫu dơi gồm có: lưới mờ, bẫy thụ cầm, vợt cầm tay, thước kẹp Panme, kính lúp cầm tay, túi đựng, găng tay, dụng cụ chứa mẫu (bình nhựa hoặc thủy tinh), máy ảnh, máy ghi siêu âm.

Thiết bị thu mẫu ruồi ký sinh gồm có: cồn tuyệt đối 90%, chlorofom, tăm bông, găng tay y tế, tuýp đựng mẫu (bằng nhựa hoặc thủy tinh), kính lúp soi nổi, giấy ghi nhãn, bút ghi nhãn (mực không phai trong cồn), đĩa petri, kẹp mẫu, sổ ghi thực địa, GPS (Garmin, Japan)... , và nhiều thiết bị để tách chiết trong phân tích DNA.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1. Thu và định loại vật chủ dơi

Các điểm thu mẫu ruồi ký sinh ở dơi dựa vào khu vực phân bố của dơi chủ yếu như: hang núi đá vôi, vườn cây ăn quả, rìa sông suối, rừng trồng, ao hồ, rừng ngập mặn.

Phương pháp thu mẫu dơi trên thực địa được thực hiện theo Vũ Đình Thống và Neil M. Furey (2008) [2], Vũ Đình Thống (2013) [3], Vũ Đình Thống và cs. (2015), (2016) [4], [5], [54]. Dơi được bắt bằng bẫy thụ cầm (kích thước 1,2 x 1,5 m, bao gồm 4 khung kim loại) và lưới mờ có kích thước khác nhau (12,0 x 2,4 m; 12,0 x 4,0 m; 6,0 x 2,4 m; 6 x 3,2 m; 3,0 x 3,2 m; 3,0 x 2,4 m). Những thiết bị này được giăng trước cửa hang động nhỏ, lối mòn và suối cạn thuộc khu vực nghiên cứu. Bẫy và lưới được mở và kiểm tra thường xuyên trong suốt khoảng thời gian từ khoảng 17h00 đến 22h30 hàng ngày để bắt kịp thời, tránh gây tổn thương đối với dơi. Sau khi định loại sơ bộ và thu mẫu ruồi ký sinh trên thực địa, một số cá thể trưởng thành thuộc mỗi loài được giữ lại làm mẫu vật nghiên cứu ở Bảo tàng Động vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Những cá thể cái đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con non bú được thả ngay sau khi bắt từ bẫy hoặc lưới, đảm bảo tính nhân đạo trong nghiên cứu động vật hoang dã, không gây ảnh hưởng đến con non và tỷ lệ sinh sản của dơi ở khu vực nghiên cứu [4], [54].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng ruồi ký sinh (diptera streblidae, nycteribiidae) ở các loài dơi trong một số khu vực đảo và đất liền việt nam​ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)