KBTB Cù Lao Chàm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng ruồi ký sinh (diptera streblidae, nycteribiidae) ở các loài dơi trong một số khu vực đảo và đất liền việt nam​ (Trang 27 - 28)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.3. KBTB Cù Lao Chàm

2.1.3.1 Vị trí địa lý

CLC ở vị trí 15°57′2″ vĩ độ Bắc - 108°30′44″ kinh độ Đông, có địa giới hành chính thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Quần đảo CLC nằm cách thành phố Hội An khoảng 15 km từ Cửa Đại về hướng Đông.

2.1.3.2. Điều kiện tự nhiên

Tháng 10 năm 2003, KBTB Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo và là một trong 15 KBTB của Việt Nam. Tổng diện tích của KBTB Cù Lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông và 5.175 ha mặt nước biển. Trong quần đảo CLC, cư dân tập trung ở đảo Hòn Lao với khoảng 3.000 người được chia thành hai cụm cộng đồng dân cư Bãi Làng và Bãi Hương.

CLC có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đặc biệt là các nguồn lợi về biển và rừng. Tại CLC có 10 loài Thú thuộc 7 giống, 6 họ và 3 bộ , trong đó có 7 loài dơi sinh sống ở đây [5]. Tài nguyên biển rất đa dạng, có 188 loài san hô, 66 loài thân mềm, 4 loài tôm Hùm (Panulirus longipes, P. ornatus, P. stimpsoni, P. versicolor) và một loài cua Charybdis feriata được tìm thấy trên các rạn san hô. Rạn san hô ở đây rất đa dạng về chủng loại, là nơi sinh sống của 200 loài cá.

Thực vật ở CLC chủ yếu là cây bụi, đồi núi thấp. Tuy nhiên, các loài thực vật ở dưới biển lại rất đa dạng về thành phần: có 47 loài thuộc 26 giống tảo lớn sống liên kết với các rạn san hô được tìm thấy trên đá cuội và san hô tại các vùng nước nông từ 0 - 5 m ở Bãi Bấc.

KBTB Cù Lao Chàm nằm trong vùng biển Miền Trung, hàng năm hứng chịu nhiều cơn bão nên tài nguyên đa dạng sinh học cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Vùng nước xung quanh KBTB Cù Lao Chàm cũng phải đối mặt với ảnh hưởng của lũ lụt do mưa lớn gây xói lở vùng bờ từ đó dẫn đến suy thoái rạn và giảm sút nguồn lợi thủy sản sống trong rạn san hô và làm thay đổi cấu trúc quần xã sinh vật vùng triều, đặc biệt là vùng triều bờ đá. Hiện tượng nước biển dâng,

dẫn đến suy thoái mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi, làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên, từ đó ảnh hưởng tới tập tính kiếm ăn của các loài động vật trên quần đảo.

Sự suy thoái về hệ sinh thái và tác động của du lịch đã làm ảnh hưởng tới tập tính kiếm ăn và tập tính bầy đàn của các loài động vật trong đó có dơi và ruồi ký sinh ở dơi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng ruồi ký sinh (diptera streblidae, nycteribiidae) ở các loài dơi trong một số khu vực đảo và đất liền việt nam​ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)