Nguyên nhân của những hạn chế trong sản xuất nông nghiệptheo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 93 - 96)

- cụ thể

3.3. Đánh giá chung về tính bền vững của nông nghiệp ở Điện Biên những năm

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong sản xuất nông nghiệptheo

hƣớng bền vững của tỉnh Điện Biên.

Một là: Những nguyên nhân khách quan

Điện Biên là một tỉnh miền núi, xuất phát điểm kinh tế thấp, xa các trung tâm kinh tế lớn. Hạ tầng cơ sở vùng nông thôn yếu kém, không đồng bộ, dân cƣ sống phân tán, nguồn lực huy động trong cộng đồng hạn chế, sản xuất quy mô nhỏ là tập quán lâu đời của ngƣời dân; việc giao đất manh mún, nhỏ lẻ cho các hộ gia đình ảnh hƣởng không thuận lợi đến phát triển sản xuất nông nghiệp. Lĩnh vực đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp chƣa đƣợc hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Số lƣợng đầu tƣ các công trình, các dự án nông nghiệp trên địa bàn cao hơn so với mức bình quân chung của cả nƣớc; mức độ rủi ro cũng cao hơn các tỉnh khác.

Suy thoái kinh tế làm giảm sức mua của thị trƣờng; môi trƣờng cạnh tranh gay gắt, thị trƣờng diễn biến phức tạp, các sản phẩm nông nghiệp chất lƣợng cao giá cả hợp lý của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới cạnh gay gắt với sản phẩm nông nghiệp của cả nƣớc và của tỉnh.

Thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại thƣờng xuyên xảy ra, mức độ ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Dịch bệnh nguy hiểm trên cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thủy sản diễn biến phức tạp, chƣa có giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để khống chế, dập tắt triệt để, bền vững.

Hai là: Những nguyên nhân chủ quan

Mặc dù Đảng bộ và UBND tỉnh các cấp đã chỉ đạo, quán triệt tƣ duy về nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và phát triển một nền nông nghiệp theo hƣớng hàng

hóa tập trung, song việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra còn lúng túng. Tƣ duy về một nền nông nghiệp bền vững phát triển theo hƣớng kinh tế thị trƣờng chƣa đƣợc hiểu và quán triệt sâu sắc trong toàn dân, do vậy chính chủ thể của quá trình sản xuất – ngƣời nông dân – vẫn còn nặng về tƣ duy canh tác, nuôi trồng kiểu truyền thống với quy mô manh mún, nhỏ lẻ, với kỹ thuật lạc hậu do đó hiệu quả sản xuất chƣa cao, chƣa khai thác đƣợc những lợi thế vốn có của tỉnh. Do vậy để có một nền nông nghiệp phát triển theo hƣớng bền vững, trƣớc hết cần phải thay đổi tƣ duy của ngƣời dân về nội dung, cách thức, mục tiêu của sản xuất nông nghiệp.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các quy hoạch, cơ chế, chính sách đã ban hành và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao ở một số địa phƣơng chƣa thực sự quyết liệt, sâu sát, còn lúng túng, thiếu đồng bộ; chƣa tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, tháo gỡ những nút thắt, nhất là về cho thuê đất, giao đất, giao rừng để phát triển sản xuất, về khoa học công nghệ, chất lƣợng đội ngũ… Chính sách đất đai còn hạn chế làm cản trở quá trình tích tụ, tập trung ruộng, đất, ảnh hƣởng lớn đến thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn; cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với ngƣời dân theo chuỗi giá trị chƣa đủ sức hấp dẫn các doanh nghiệp; tỷ lệ nông dân tham gia các mô hình đƣợc hƣởng chính sách chiếm tỷ lệ thấp.

Đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn chƣa tƣơng xứng với vai trò, vị trí và tiềm năng. Nguồn vốn đầu tƣ phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất mặc dù đã đƣợc tăng cƣờng và có những bƣớc tiến vƣợt bậc, nhƣng so với yêu cầu còn thấp, nhất là nguồn vốn hỗ trợ đầu tƣ trực tiếp phát triển sản xuất, chế biến, hỗ trợ doanh nghiệp. Doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn ít. Trong khi đó, chính sách đầu tƣ cho nông nghiệp những năm qua còn dàn trải, chƣa tập trung vào nâng nâng cao giá trị, chất lƣợng, sức cạnh tranh của sản phẩm; chƣa quan tâm đầu tƣ chính sách cho lĩnh vực thu gom, chế biến tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là đối với sản phẩm của ngành lâm nghiệp; chƣa chú ý đến tổ chức hình thức sản xuất nông nghiệp sao cho hiệu quả nhƣ tổ hợp tác, hợp tác xã… Hơn nữa, nếu đƣợc thành lập, HTX phải phát huy hết vai trò của mình

trong việc tổ chức sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông sản cho nông dân. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều HTX đã đƣợc thành lập nhƣng chƣa làm đƣợc điều này.

Nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là mạng lƣới cán bộ nông nghiệp cơ sở còn thiếu và yếu. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở còn hạn chế. Cơ chế, chính sách ban hành còn thiếu đồng bộ, không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh nên chậm đi vào cuộc sống. Cƣ dân nông nghiệp của tỉnh Điện Biên chủ yếu là lao động chƣa qua đào tạo, trong đó ngƣời dân tộc thiểu số chiếm một phần lớn do vậy bị hạn chế trong việc tiếp cận, tiếp thu những kỹ thuật nuôi, trồng mới. Những huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh còn thiếu trầm trọng cán bộ khuyến nông, khuyến ngƣ do vậy công tác hƣớng dẫn kỹ thuật nuôi, trồng, hỗ trợ cho ngƣời dân gặp nhiều khó khăn.

Một trong những nguyên nhân cơ bản gây khó khăn cho phát triển nông nghiệp của tỉnh Điện Biên đó là vấn đề thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm và thị trƣờng các yếu tố sản xuất chƣa ổn định. Nông sản sản xuất ra vẫn đƣợc nông dân tiêu thụ, mua bán trực tiếp là chủ yếu, một số sản phẩm tiêu thụ qua doanh nghiệp kinh doanh nhƣng yếu tố thị trƣờng luôn biến động và phụ thuộc rất nhiều vào thị trƣờng bên ngoài. Hơn nữa, sản phẩm do các trang trại, các hộ gia đình sản xuất ra biệt lập, manh mún, sản lƣợng thấp, quy mô nhỏ do vậy khó khăn cho việc xuất khẩu hoặc tiêu thụ ở các thị trƣờng lớn hơn. Một số sản phẩm nhƣ lúa gạo, cây công nghiệp đƣợc sản xuất với số lƣợng tƣơng đối lớn nhƣng cũng chƣa có thị trƣờng tiêu thụ ổn định do thiếu sự quản lý thống nhất của các hiệp hội, do vậy việc thành lập hiệp hội tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, yếu tố đầu vào của sản xuất nhƣ giống, phân bón, công nghệ sản xuất còn bấp bênh cả về giá cả và chất lƣợng cũng gây cản trở cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

CHƢƠNG 4: NHỮNG QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN

TRONG NHỮNG NĂM TỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)