- cụ thể
3.1. Khái quát về những đặc điểm tự nhiên – xã hội ảnh hƣởng đến phát triển
3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh Điện Biên
Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 9.542,289 km2 chiếm 2,89% diện tích cả nƣớc. Toạ độ địa lý: 20054’- 22033’ vĩ độ Bắc và 102010’ - 103036’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp với nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 500km đƣờng bộ. Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đƣờng biên giới với 2 quốc gia Trung Quốc và Lào, trong đó biên giới với Lào dài 360 km và biên giới với Trung Quốc dài 38,5 km. Trên tuyến biên giới Việt – Lào, ngoài hai cửa khẩu đã đƣợc mở là Huổi Puốc và Tây Trang, còn 3 cửa khẩu phụ khác sắp đƣợc mở. Trên tuyến biên giới Việt – Trung sẽ mở cặp cửa khẩu A Pa Chải – Long Phú thành cửa khẩu quốc gia. Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để tỉnh Điện Biên đẩy mạnh thƣơng mại quốc tế, trao đổi các mặt hàng nông sản có chất lƣợng cao với thị trƣờng bên ngoài, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đƣờng xuyên Á phía bắc, nối liền Tây Bắc Việt Nam với khu vực bắc Lào – Tây nam Trung Quốc với Đông bắc Mianma.
Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa đông tƣơng đối lạnh và ít mƣa, mùa hạ nóng, mƣa nhiều. Điện Biên có nguồn nƣớc tập trung theo 3 hệ thống sông chính là Sông Đà, sông Mã, Sông Mê Kông, tài nguyên mặt nƣớc rất phong phú với hơn 10 hồ và hơn 1000 sông, suối lớn nhỏ phân bố tƣơng đối đồng đều, lƣợng nƣớc dồi dào thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trong địa bàn tỉnh.
Điện Biên có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp bởi có hệ thống đất, rừng với diện tích rộng, độ màu mỡ tự nhiên cao. Theo số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2010, Điện Biên có tổng diện tích tự nhiên là 956.290,37ha trong đó đất nông – lâm nghiệp chiếm chủ yếu với 79,31% tổng diện tích đất tự nhiên.
Điện Biên có lợi thế lớn về tiềm năng đất đai, đặc biệt là diện tích đất chƣa sử dụng còn rất lớn (trên 500.000 ha, chiếm 55% tổng diện tích tự nhiên). Đây chính là tiềm năng lợi thế lớn để tỉnh đầu tƣ phát triển lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc… Đất canh tác đƣợc tại các thung lũng ngập nƣớc rất dày và tƣơng đối màu mỡ, rất phù hợp cho canh tác cây ngắn ngày. Đất canh tác nằm ở độ cao dƣới 900 m có rất nhiều ở Tuần Giáo, Mƣờng Chà, Mƣờng Nhé và Điện Biên Đông và rất phù hợp với trồng cây lƣu niên với điều kiện độ dốc không quá 300. Ngoài ra cánh đồng Điện Biên rộng lớn với đất đai màu mỡ, đƣợc coi là vựa lúa của vùng Tây Bắc, nếu đƣợc đầu tƣ thoả đáng và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì sẽ trở thành nơi sản xuất lúa gạo chất lƣợng cao của cả nƣớc để xuất khẩu. Tại các vùng Mƣờng Nhé, Si Pa Thìn, Điện Biên có rất nhiều thuận lợi để tập trung phát triển chăn nuôi các loại gia súc theo hƣớng kinh tế trang trại.