Các vấn đề xã hội trong quá trình phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 77 - 83)

- cụ thể

3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệptheo hƣớng bền vững ở tỉnh Điện Biên

3.2.2. Các vấn đề xã hội trong quá trình phát triển nông nghiệp

Thứ nhất: Vấn đề lao động và việc làm.

Bảng 3.6: Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế qua các năm

2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số 100 100 100 100 100

Ngành Nông nghiệp 80.55 78.79 76.55 74.90 73.10

Ngành Công nghiệp- Xây dựng 5.67 5.97 7.03 8.12 9.40

Ngành thương mại- dịch vụ 13.78 15.24 16.42 16.98 17.50

Số liệu của biểu trên cho thấy mặc dù cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp giảm dần qua các năm và tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp- xây dựng và thƣơng mại- dịch vụ tăng lên nhƣng lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn 2/3 tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế. Khả năng thu hút lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp còn nhiều khó khăn và hạn chế. Lao động có tay nghề, có kỹ năng, đƣợc đào tạo trong các lĩnh vực còn thấp cả về số lƣợng và chất lƣợng, đặc biệt là khu vực nông thôn, khiến ngƣời lao động không hoặc khó có cơ hội chuyển nghề, tìm việc làm mới và phải chấp nhận những công việc giản đơn, dựa hẳn vào đồng ruộng

Theo số liệu thống kê của tỉnh năm 2010, tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào năm 2005 là 16,41%, năm 2008 tăng lên là 24,34% và năm 2010 chiếm 29,51% năm 2010 trong đó chủ yếu là lao động có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật (chiếm khoảng 22,3% năm 2010),l ao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chỉ chiếm khoảng 7,2%. Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp đã qua đào tạo rất thấp. Theo số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010 của tỉnh Điện Biên, trên 90 % dân số từ 15 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong lĩnh vực nông nghiệp là những ngƣời không có bằng cấp hoặc chỉ tốt nghiệp tiểu học, trong khi đó số lao động này hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp có tỷ lệ rất thấp. Ngƣợc lại tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ trung cấp, cao đẳng chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực phi nông nghiệp (khoảng 85%), chỉ có khoảng 15 % dân số có trình độ trung cấp và cao đẳng hoạt động trong lĩnh vƣc nông nghiệp. Đặc biệt Điện Biên là một tỉnh có tỷ lệ đất lâm nghiệp chiếm tới gần 80% diện tích đất tự nhiên nhƣng tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo về lâm nghiệp rất thấp. Cũng theo số liệu điều tra mức sống hộ gia đình của tỉnh năm 2010, hầu hết những lao động đƣợc đào tạo đều không làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Trong 5 năm (2009-2013) đã tạo việc làm mới 40.991 lao động (bình quân mỗi năm 8.198 lao động), trong đó số lao động đƣợc tạo việc làm trong nƣớc 40.304 lao động, số lao động đƣợc xuất khẩu là 687 ngƣời. Riêng trong ba năm từ

2011 đến 2013 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 3.290 lao động. Tỉnh Điện Biên vừa hoàn thành Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030. Theo đó mục tiêu của tỉnh là đến năm 2020 phấn đấu mỗi huyện có từ 4-5 làng nghề hoặc tổ hợp tác ngành nghề nông thôn, giải quyết việc làm cho trên 40.000 lao động. Điện Biên tập trung vào một số ngành nghề chính gồm chế biến nông lâm sản, nghề mây tre đan, dệt thủ công truyền thống, nghề mộc, sửa chữa, cơ khí nhỏ, vận tải và một số loại hình dịch vụ.

Thứ hai: Vấn đề thu nhập, xóa đói giảm nghèo và đời sống nhân dân khu vực nông thôn

So với các tỉnh phụ cận (Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình), Điện Biên là tỉnh có diện tích lớn chỉ sau tỉnh Sơn La và trên tỉnh Hòa Bình; là tỉnh có tiềm năng và lợi thế trong phát triển nông lâm nghiệp, nhất là lâm nghiệp; song GDP quân đầu ngƣời đứng thứ 3/4 tỉnh Tây Bắc và thứ 10/12 tỉnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh giảm từ 50,01% (năm 2010) xuống 35,22% (năm 2013). Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo tại 4 huyện nghèo đƣợc thụ hƣởng Nghị quyết 30a của Chính phủ giảm từ 70,44% (năm 2010) xuống còn 50,92% (năm 2013). Tình trạng giảm nghèo diễn ra không đồng đều và phân bố nghèo cũng không đồng đều. Thành phố Điện Biên, thị trấn Mƣờng Lay và huyện Điện Biên là những nơi ngƣời Kinh chiếm tỷ lệ lần lƣợt là 81%, 36% và 33%, tỷ lệ nghèo tƣơng đối thấp, lần lƣợt là 1%, 6% và 15% (mức nghèo năm 2010). Tỷ lệ nghèo tuyệt đối ở những địa phƣơng này không những thấp mà tốc độ giảm nghèo cũng rất nhanh, nhất là ở nơi có nhiều ngƣời Kinh. Theo chuẩn nghèo cũ, tỷ lệ nghèo của ngƣời Kinh năm 2009 là 5% trong khi đó, của ngƣời H’Mông là 58% và cao hơn trong các nhóm dân tộc ít ngƣời khác (từ 60-96%).

Thực hiện Quyết định 167/2008/QĐ-TTg về việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo triển khai đồng bộ, có hiệu quả và thu đƣợc nhiều kết quả. Tính đến 31-12-2012, tổng số hộ nghèo đã đƣợc phê duyệt hỗ trợ nhà ở là 13.436 hộ; số hộ thực tế phải hỗ trợ là 13.335 hộ, giảm 101 hộ, số hộ đã đƣợc hỗ trợ là 13.251 hộ đạt 99,37%; nguồn vốn huy động hỗ trợ 306,477 tỷ đồng; giải ngân 299,321 tỷ đồng,

đạt 97,6%. Trong đó, vốn Nhà nƣớc hỗ trợ 110,884 tỷ đồng; vốn các tổ chức xã hội 97,348 tỷ đồng; vốn vay ƣu đãi từ Ngân hàng CSXH 98,244 tỷ đồng

Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng khá nhanh và ổn định, từng bƣớc thu hẹp khoảng cách với các vùng và cả nƣớc. Thu nhập bình quân đầu ngƣời (giá thực tế) tăng từ 11,7 triệu đồng năm 2010 lên 19,8 triệu đồng năm 2013 và ƣớc tính năm 2015 đạt 1.100 USD, bằng 55% so với trung bình cả nƣớc. Tuy nhiên do điểm xuất phát thấp, quy mô kinh tế nhỏ bé và điều kiện phát triển kết cấu hạ tầng còn khó khăn, các tiềm năng và thế mạnh của tỉnh chƣa đƣợc khai thác triệt để…nên thu nhập bình quân đầu ngƣời của Tỉnh vẫn nằm trong nhóm các tỉnh có mức thu nhập thấp nhất trong vùng Trung du miền núi phía Bắc.

Bảng 3.7: GDP bình quân đầu ngƣời của các tỉnh Vùng TDMN

Đơn vị: triệu đồng, giá hiện hành.

Tỉnh 2000 2005 2010 2011 2012 Ƣ.2013 Xếp TT.2012 Hà Giang 2,0 3,2 8,8 11,1 13,0 15,7 13 Tuyên Quang 2,4 4,6 15,4 18,6 22,0 26,6 4 Cao Bằng 4,6 3,8 10,9 13,3 15,4 17,8 12 Lạng Sơn 3,1 6,2 13,5 16,3 20,1 24,1 6 Lào Cai 2,5 5,1 16,9 23,0 26,1 31,3 1 Yên Bái 2,4 4,7 11,5 14,1 16,6 19,0 11 Thái Nguyên 2,8 5,8 17,5 22,3 25,6 29,9 2 Bắc Kạn 1,8 8,2 10,9 14,4 17,3 20,4 9 Phú Thọ 3,0 4,3 14,8 18,3 20,5 23,7 5 Bắc Giang 2,4 4,2 12,4 15,4 19,1 23,2 8 Hòa Bình 2,4 4,0 19,3 22,0 25,1 29,7 3 Sơn La 2,0 4,1 13,1 16,9 20,0 24,3 7 Lai Châu 1,7 3,6 7,9 10,3 12,2 14,6 14 Điện Biên 2,3 3,8 11,7 14,4 17,2 19,8 10

Thứ ba: Vấn đề xây dựng nông thôn mới và cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp.

Điện Biên có 8 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố, trong đó: 5 huyện thuộc chƣơng trình 30a (107/130 xã đặc biệt khó khăn). Tỉnh đã đặc biệt quan tâm tới xây dựng nông thôn mới. Nâng cao mức sống cho ngƣời dân khu vực nông thôn là vấn đề đƣợc tỉnh đặc biệt quan tâm trong quá trình triển khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững. Nhiều giải pháp đồng bộ đƣợc triển khai thực hiện thông qua việc lồng ghép các nguồn vốn, áp dụng các tiến bộ KHKT, hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi, nâng cao giá trị sản phẩm để hƣớng đến phát triển nền nông nghiệp bền vững. Các địa phƣơng đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đƣa giống cây trồng, vật nuôi năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Qua đó, giúp năng suất cây trồng, vật nuôi tăng từ 20 - 30% so với giai đoạn bắt đầu thực hiện chƣơng trình nông thôn mới. Đặc biệt, cơ giới hóa nông nghiệp đƣợc áp dụng nhiều khâu trong quá trình sản xuất. Đến nay, toàn tỉnh có 1.799 máy kéo các loại, 12 máy gieo sạ, 26 máy gặt đập liên hợp, 560 máy tuốt lúa có động cơ... Các khâu dịch vụ "đầu vào", "đầu ra" của sản phẩm trong nông nghiệp từng bƣớc đƣợc xã hội hóa theo cơ chế thị trƣờng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, cơ bản đáp ứng yêu cầu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đời sống của ngƣời dân vùng nông thôn ngày càng đƣợc cải thiện.

Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đã thu đƣợc những kết quả bƣớc đầu. Đến nay, toàn tỉnh đã có 6/116 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí; 15/116 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí; 95/116 xã đạt chuẩn dƣới 5 tiêu chí theo Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đối với 20 xã đƣợc tỉnh chọn thực điểm giai đoạn 2011 - 2015, hiện có 4/20 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 6/20 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, các xã còn lại đạt dƣới 5 tiêu chí. Đặc biệt tỉnh có xã Thanh Chăn – huyện Điện Biên là 1/11 xã đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng mô hình nông thôn mới đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu. Tính đến nay, trong địa bàn xã Thanh Chăn, tỉnh tập trung giải ngân gần 100 tỷ đồng, trong đó hơn 41 tỷ đồng đầu tƣ cơ sở hạ tầng với việc xây dựng 3 công trình giao

thông liên xã, thôn, bản; 1 công trình thủy lợi và hàng trăm km kênh mƣơng nội đồng phục vụ nông nghiệp; 8 công trình y tế, nhà văn hóa cộng đồng, nƣớc sinh hoạt... Hàng chục tỷ đồng xây dựng các dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp nhƣ: dự án cải tạo vƣờn tạp chuyển sang trồng các cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả phù hợp với tính chất thổ nhƣỡng, cho hiệu quả kinh tế cao tạo nên vùng đặc thù chuyên canh cây ăn quả nhƣ cam, bƣởi; Dự án hỗ trợ nuôi tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính; Dự án mua trâu bò hỗ trợ sức kéo, phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các hộ trên địa bàn xã. Bên cạnh đó, tỉnh tập trung đào tạo cán bộ củng cố hệ thống an ninh - quốc phòng; mở lớp các tập huấn, đào tạo nguồn cán bộ văn hóa thôn bản, cấp kinh phí hỗ trợ việc phục dựng, tôn tạo những lễ hội mang đậm nét văn hóa dân tộc của bản làng.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho đời sống nhân dân đã đƣợc Nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ. Hệ thống giao thông cơ bản đƣợc nâng cấp, cải tạo, giao thông thuận lợi hơn. Đến năm 2013, có 125/130 xã có đƣờng ô tô đến đƣợc trung tâm; lƣới điện quốc gia đến 10/10 huyện, thị xã, thành phố; 125/130 xã có tỷ lệ số hộ đƣợc dùng điện đạt 76%. Tỉnh đầu tƣ xây dựng mới 45 công trình thuỷ lợi; nâng cấp, sửa chữa 60 công trình; đầu tƣ xây dựng mới 43km kênh loại 3; hệ thống trƣờng học, trạm xá xây dựng ngày càng nhiều… Bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, nông dân yên tâm, phấn khởi tin tƣởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng. Các công trình cấp nƣớc sinh hoạt cho đồng bào vùng cao trong giai đoạn vừa qua đƣợc tích cực đƣợc triển khai bằng nhiều chƣơng trình, dự án với tổng số 190 công trình đƣợc đầu tƣ xây dựng, nâng tổng số dân nông thôn đƣợc cấp nƣớc hợp vệ sinh đến năm 2015 đạt 61,18%, tăng 7,23% so với năm 2010. Tính riêng năm 2013, Trung ƣơng cấp cho tỉnh Điện Biên trên 2,7 tỷ đồng, cùng với nguồn vốn thu hồi trong năm, ngân hàng đã cho 760 dự án vay vốn với tổng số tiền hơn 26 tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp. Trong đó, có 24 dự án của các cơ sở sản xuất kinh doanh , tổng vốn vay đạt trên 2,2 tỷ đồng; 736 dự án hộ, nhóm hộ gia đình với số vốn vay trên 23,8 tỷ đồng. Hiê ̣u quả của chƣơng trình tín du ̣ng ƣu đãi là “đòn bẩy” để ngƣời nghèo đƣợc vay vốn sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế, cải thiện chất lƣợng cuộc sống.

Đƣợc sự quan tâm của nhà nƣớc cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngày càng đƣợc đầu tƣ nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới; bộ mặt nông thôn ngày càng thay da đổi thịt. Trong đó việc đầu tƣ xây mới, sửa chữa nâng cấp hệ thống hồ, đập, kênh dẫn nƣớc tƣới đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân khai hoang tăng diện tích gieo trồng, thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất và sản lƣợng các loại cây trồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực, xóa đói, giảm nghèo. Tổng số công trình thủy lợi toàn tỉnh đến hết năm 2013 khoảng gần 800 công trình thủy lợi; trong đó có 7 hồ chứa nƣớc với dung tích hữu ích gần 60 triệu M3. Số công trình đã đƣợc đầu tƣ kiên cố là 499 công trình (chiếm 62%). Hệ thống công trình thủy lợi đã đảm bảo tƣới ổn định cho gần: 8.465 ha lúa đông xuân và 14.126 halúa vụ mùa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)