3.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng, chỉ tiêu xây dựng và phát triển thƣơng hiệu du lịch Hải Phòng trong thời gian tới: hiệu du lịch Hải Phòng trong thời gian tới:
3.1.1. Quan điểm, phương hướng:
Phát triển du lịch thành phố Hải Phòng cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP thành phố, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển chiều sâu đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả, khẳng định thƣơng hiệu; đa dạng hoá, khác biệt hoá sản phẩm du lịch; tăng khả năng cạnh tranh. Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế, tăng cƣờng quản lý du lịch nƣớc ngoài. Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và đặc thù văn hoá thành phố Hải Phòng; phát huy hiệu quả lợi thế độc đáo của một đô thị biển, cửa ngõ, có lịch sử phát triển đa dạng; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trƣờng; đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hoá du lịch, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế và yếu tố tự nhiên, văn hoá, thế mạnh đặc trƣng của thành phố Hải Phòng, đồng thời hƣớng tới quốc tế, tăng cƣờng liên kết phát triển du lịch.
3.1.2 Một số chỉ tiêu phát triển du dịch:
- Đến năm 2020, thành phố phấn đấu đạt các chỉ tiêu:
+ Tổng số lƣợt khách du lịch đạt 7 triệu lƣợt ngƣời; trong đó du khách quốc tế đạt 1,2 triệu lƣợt, du khách nội địa đạt 5,8 triệu lƣợt.
+ Tổng thu nhập du lịch đạt 24.251,2 tỷ đồng; thu nhập của các cơ sở du lịch lƣu trú và lữ hành đạt 3.200-3.500 tỷ đồng. Ngành du lịch đóng góp giá
trị đạt tỷ 20,13% GDP chung của thành phố.
+ Tổng số vốn đầu tƣ du lịch đạt 65.000-70.000 tỷ đồng.
+ Tổng số buồng lƣu trú phục vụ khách du lịch đạt trên 12.000 buồng. Tổng số lao động trực tiếp trong ngành du lịch đạt 12.000 – 13.000 ngƣời.