2.1 Phân tích môi trƣờng du lịch thành phố Hải Phòng
2.1.1 Vị trí địa lý, dân số, hệ thống giao thông và tài nguyên du lịch
Vị trí địa lý
Thành phố Hải Phòng - Đô thị loại I cấp quốc gia nằm trong vùng Duyên hải Đông Bắc, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là 1.507,57 km2.
Hình 2.1 Bản đồ thành phố Hải Phòng
Về ranh giới hành chính: phía Bắc và Đông Bắc thành phố Hải Phòng giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dƣơng; phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Đông là biển Đông. Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng là một cảng biển lớn nhất miền Bắc, một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thủy, bộ, đƣờng sắt, hàng không trong nƣớc và quốc tế, là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Chính vì vậy trong
đƣợc xác định là một cực tăng trƣởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và cả nƣớc (theo Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ). Vị trí địa lý thuận lợi là một trong những điều kiện để Hải Phòng phát triển du lịch.
Thành phố Hải Phòng ngày nay bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dƣơng Kinh), 8 huyện (An Dƣơng, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo).
Dân số:
Tính đến năm 2013, dân số Hải Phòng là trên 1,9 triệu ngƣời, trong đó dân cƣ thành thị chiếm 47% và dân cƣ nông thôn chiếm 53%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Khí hậu:
Hải Phòng có tọa độ địa lý từ 20030' đến 210
01' vĩ độ Bắc và từ 106024' đến 107009' kinh độ Đông, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới Bắc bán cầu, gần chí tuyến Bắc. Thời tiết Hải Phòng mang tính chất đặc trƣng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: nóng ẩm, mƣa nhiều, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tƣơng đối rõ rệt. Mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với nhiệt độ trung bình dƣới 200C. Mùa hạ nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9: nhiệt độ trung bình đạt trên 250C. Lƣợng mƣa trung bình từ 1.600 – 1.800 mm/năm. Do nằm sát biển nên vào mùa đông, Hải Phòng ấm hơn 1o
C và mùa hè mát hơn 1oC so với Hà Nội. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23°C – 26oC, tháng nóng nhất (tháng 6,7) nhiệt độ có thể lên đến 44oC và tháng lạnh nhất (tháng 1,2) nhiệt độ có thể xuống dƣới 5oC. Độ ẩm trung bình vào khoảng 80 – 85%, cao nhất vào tháng 7, 8, 9 và thấp nhất là tháng 1 và tháng 12. Với đặc điểm khí hậu nhƣ vậy, du lịch Hải Phòng chịu sự ảnh hƣởng bởi
Hệ thống giao thông:
Thành phố Hải Phòng có hệ thống giao thông hoàn chỉnh bao gồm: đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng sông, đƣờng hàng không.
+ Đƣờng bộ: Thành phố có các tuyến đƣờng huyết mạch nối với các
tỉnh thành nhƣ quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 37, tuyến đƣờng cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Quảng Ninh – Hải Phòng đang đƣợc gấp rút hoàn thành, rút ngắn thời gian di chuyển giữa thành phố Hải Phòng với thủ đô Hà Nội chỉ còn khoảng 1h30 phút, rút ngắn thời gian di chuyển từ Hải Phòng sang Quảng Ninh còn 25phút. Đây là điều kiện quan trọng để thu hút du khách cũng nhƣ các nhà đầu tƣ đến với du lịch Hải Phòng…
+ Đƣờng hàng không: Cảng hàng không quốc tế Cát Bi đang đƣợc
tiếp tục cải tạo và nâng cấp để trở thành cảng hàng không quốc tế quy mô lớn. Hiện nay, tại sân bay Cát Bi đang khai thác các đƣờng bay hai chiều: Hải Phòng – Hồ Chí Minh, Hải Phòng – Đà Nẵng, Hải Phòng – Buôn Mê Thuật, dự kiến trong thời gian tới sẽ mở thêm nhiều đƣờng bay mới: Hải Phòng – Nha Trang, Hải Phòng – Đà Lạt… và đặc biệt là các đƣờng bay quốc tế: Hải Phòng – Thiên Tân (Trung Quốc), Hải Phòng – Côn Minh (Trung Quốc), Hải Phòng – Quảng Châu (Trung Quốc); Hải Phòng – Incheon (Hàn Quốc); Hải Phòng – Bankok (Thái Lan)... Khi các đƣờng bay này đƣợc đƣa vào hoạt động, thành phố Hải Phòng sẽ trở thành trung tâm vận chuyển khách của vùng Duyên hải Đông Bắc bên cạnh thủ đô Hà Nội. Du lịch Hải Phòng sẽ có một diện mạo mới thu hút đông đảo khách du lịch trong nƣớc và quốc tế.
+ Đƣờng biển: Cảng Hải Phòng nằm ở vị trí chuyển tiếp giao thông
trên biển, kết nối Singapore với Hồng Kông và các cảng của Đông Á và Đông Bắc Á. Ngoài giữ vai trò là cảng vận tải hàng hóa, cảng Hải Phòng cũng đón nhiều chuyến tàu du lịch cao cấp cập bến.
Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Thành phố Hải Phòng có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Tài nguyên đất đai, nguồn nƣớc khá dồi dào đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế cũng nhƣ các hoạt động du lịch. Thành phố có tài nguyên sa khoáng, hang động, đặc biệt lả tài nguyên biển đảo dễ dàng đƣa vào khai thác để phục vụ du khách. Là thành phố ven biển, Hải Phòng có lợi thế hơn các tỉnh, thành phố nằm sâu trong nội địa nhờ có biển và khí hậu ôn hòa. Du lịch biển đảo cũng đƣợc coi là một trong những thế mạnh đặc trƣng của du lịch Hải Phòng. Các điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Hải Phòng là:
+ Đồ Sơn:
Đồ Sơn là khu nghỉ mát nổi tiếng nằm cách thủ đô Hà Nội 120km và cách trung tâm thành phố Hải Phòng 20km. Đây là một bán đảo nhỏ đƣợc bao quanh bởi núi, vƣơn dài ra biển có những bãi cát mịn trên những bờ biển rợp bóng phi lao. Biển Đồ Sơn có độ mặn cao, sóng lớn và chứa nhiều phù sa rất thích hợp với loại hình du lịch tắm biển. Trong lịch sử, Đồ Sơn là nơi nghỉ ngơi của vua chúa, quan lại đô hộ; nổi tiếng là ngôi nhà bát giác kiên cố của Bảo Đại, ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Đồ Sơn đƣợc biết đến là nơi xuất phát của đƣờng mòn Hồ Chí Minh trên biển, là nơi những tên lính Pháp cuối cùng rời khỏi thành phố (tại bến Nghiêng, Đồ Sơn). Ngày nay, Đồ Sơn là điểm đến lý tƣởng của khách du lịch trong dịp hè. Nằm cách Đồ Sơn 1km về phía Đông Nam là Hòn Dáu hoang sơ, tĩnh mịch và cổ kính với hệ thực vật nguyên vẹn cả 3 tầng cùng những rễ cây lớn đâm sâu vào lòng đất.
+ Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, di tích quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà:
Cát Bà là đảo lớn nhất trong hệ thống quần đảo gồm 366 đảo nhỏ, cách thành phố Hải Phòng 70 km, có diện tích khoảng 100km2. Cát Bà nổi tiếng
với những bãi biển trong xanh trải dài trên những bãi cát trắng mịn màng và hệ thống sinh thái rừng ngập mặn, nhiệt đới xanh quanh năm. Đến Cát Bà du khách có thể đến thăm vịnh Lan Hạ, động Trung Trang, động Trung Sơn, động Phù Long, vƣờn quốc gia Cát Bà hay tham gia tắm biển, chèo thuyền kayak, lặn biển và thƣởng thức đặc sản biển nổi tiếng. Ở Cát Bà, hầu hết các đỉnh núi có độ cao khoảng 100-250m, cao nhất là 331m ở phần tây của đảo Cát Bà có giá trị leo núi và thám hiểm hang động làm đa dạng thêm hình thức du lịch biển.
Quần đảo có nhiều bãi tắm có cảnh quan đẹp, nƣớc biển sạch, cát mịn, độ an toàn cao, du khách có thể tắm biển vào bất cứ lúc nào. Đây là đặc trƣng khác biệt chỉ có ở Cát Bà vì những bãi tắm đều là những bãi cát rìa rạn san hô, tựa lƣng vào núi đá vôi, vật liệu cát tạo bãi là các mảnh vụn vôi sinh vật biển nên rất sạch, mịn và nhẹ. Theo số liệu điều tra sơ bộ và kết quả chụp từ ảnh vệ tinh có khoảng trên 26 bãi tắm nằm rải rác trên các đảo, trong đó có nhiều hòn đảo còn chƣa đƣợc đặt tên, rất thuận lợi cho du lịch mạo hiểm, khám phá... Các rặng san hô và cá cảnh tập trung ở phía đông Áng Thảm, Cát Dứa, Ba Trái Đào, Tùng Gió... tạo ra khả năng tổ chức loại hình du lịch lặn ngầm, là một trong những loại hình du lịch hấp dẫn du khách.
Ở Cát Bà cũng tập trung nhiều loài sinh vật: vích, đồi mồi, ốc cảnh, cá cảnh có khả năng phát triển các loại hình du lịch lặn biển, câu cá, săn bắn dƣới biển. Bên cạnh đó là hàng trăm tùng vụng nhƣ : Ao Ếch, Vụng Le, Vụng Tùng gấu, Vụng Quân xanh. Các vụng này có nhiều hải sản quý hiếm, vẫn giữ đƣợc cảnh quan hoang sơ phù hợp với du lịch sinh thái biển. Đặc biệt trong khu rừng nguyên sinh Cát Bà có loài Voọc Cát Bà, loài thú cực quý hiếm trên thế giới hiện còn đƣợc bảo lƣu duy nhất tại Cát Bà. Hệ sinh thái của Cát Bà là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý về bảo tồn đa dạng sinh học và là tiềm năng
Tại Cát Bà hiện có 745 loài thực vật bậc cao thuộc 495 chi và 149 họ thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm ở Việt Nam nhƣ: lát hoa, kim giao, đinh... Hệ động vật ở Vƣờn Quốc gia Cát Bà cũng rất đa dạng với 20 loài thú, 69 loài chim, 15 loại bò sát, 11 loài ếch nhái, 105 loài cá, 100 loài thân mềm, 60 loài giáp xác. Năm 2014, Cát Bà đã đƣợc công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới và điều này đƣợc xem là một thuận lợi đối với việc khai thác và bảo vệ những tài nguyên du lịch vô giá của thành phố Hải Phòng và vùng Duyên Hải Đông Bắc.
+ Đảo Bạch Long Vỹ:
Đảo Bạch Long Vỹ là một huyện đảo thuộc thành phố Hải Phòng, cách Hòn Dáu 110 km. Đây là đảo xa bờ nhất trong vịnh Bắc Bộ, nằm trên một trong tám ngƣ trƣờng lớn của vịnh, có vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng biển của Việt Nam. Đảo Bạch Long Vĩ có dạng hình tam giác với diện tích khoảng 1,78 km² ở mức triều cao nhất vào khoảng 3,05 km² ở mức triều thấp nhất. Đảo Bạch Long Vỹ có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, là điểm đến mới hấp dẫn với nhiều loại hình du lịch: du lịch tắm biển, du lịch nghiên cứu khoa học, du lịch thám hiểm, du lịch câu cá... Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Thủ tƣớng Chính phủ đã kí Quyết định số 2630/QĐ-TTg thành lập Khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ để bảo vệ các đối tƣợng gồm: hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rong biển - cỏ biển, bãi giống, bãi đẻ và các loài thủy sinh vật sinh sống tại khu vực khu bảo tồn. Bên cạnh đó, ẩm thực Bạch Long Vỹ cũng là một trong những điều hấp dẫn du khách: bào ngƣ Bạch Long Vỹ, tu hài, cá song... Với vẻ hoang sơ và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, Bạch Long Vỹ đang là một trong những điểm đến mới lạ thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong nƣớc và quốc tế.
+ Về hệ thống núi, đồi: Hải Phòng còn đƣợc thiên nhiên ƣu ái ban tặng nhiều địa danh nổi tiếng: núi Voi (An Lão), đồi Thiên Văn (Kiến An)...
Tài nguyên du lịch nhân văn:
Thành phố Hải Phòng có lịch sử, truyền thống, văn hóa lâu đời, có các di chỉ khảo cổ: di chỉ Cái Bèo (Cát Bà), di chỉ Tràng Kênh (Thủy Nguyên)... Thành phố Hải Phòng gắn bó mật thiết với lịch sử chống giặc ngoại xâm của các triều đại phong kiến, nơi đây ghi dấu những chiến tích lẫy lừng của các vƣơng triều Việt Nam nhƣ: chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng. Thời nhà Mạc, thành phố Hải Phòng có tên gọi là Dƣơng Kinh, đƣợc xây dựng nhƣ một kinh đô thu nhỏ, với vai trò là kinh đô thứ hai của nhà Mạc sau trung tâm quyền lực ở Thăng Long. Ngày nay, khu di tích vƣơng triều nhà Mạc cũng là một trong những điểm thăm quan du lịch hấp dẫn du khách của thành phố Hải Phòng.
Bên cạnh đó, thành phố Hải Phòng có hàng trăm di tích – danh thắng đƣợc xếp hạng cấp quốc gia và cấp thành phố. Trong đó, có khá nhiều đền thờ: Đức Thánh Trần Hƣng Đạo, Lê Hoàn và Ngô Vƣơng Quyền, đền thờ chúa Nam Phƣơng. Hệ thống đình, đền, chùa phong phú là nơi diễn ra các lễ hội mang đậm nét bản sắc văn hóa Việt Nam. Lễ hội ở Hải Phòng có những sắc thái riêng, độc đáo nhƣ: Hội chọi trâu Đồ Sơn (Di sản văn hóa phi vật thể); Hội đua ngựa gỗ Hoàng Châu, Cát Hải; Hội vật cầu Kim Sơn, Kiến Thụy; Lễ hội làng cá Cát Bà; Hội làng tạc tƣợng ở Đồng Minh gắn với di tích chùa Bảo Hà xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo ... và Lễ hội Hoa Phƣợng Đỏ, lễ hội mới đƣợc xây dựng mang tên loài hoa biểu trƣng của thành phố đã trở thành lễ hội thƣờng niên mang đậm bản sắc văn hóa của đất và ngƣời Hải Phòng.
Thành phố Hải Phòng có nét kiến trúc pha trộn hài hòa giữa 2 nền văn hóa Á - Âu. Sự pha trộn này tạo cho thành phố một nét đẹp đô thị vừa thanh lịch vừa mạnh mẽ. Hiện nay, Hải Phòng vẫn giữ đƣợc nhiều khu phố với kiến trúc khá nguyên vẹn từ thời Pháp thuộc tại quận Hồng Bàng, là điểm tham
Hải Phòng còn có nhiều làng nghề thủ công truyền thống đặc sắc có sức thu hút khách du lịch: nghề mây tre đan, dệt chiếu cói Lật Dƣơng (Tiên Lãng), thảm len Hàng Kênh, dệt vải Cổ Am, điêu khắc Đồng Minh, thủy tinh Kiến An; nghề đúc kim loại ở Mỹ Đồng, Thủy Nguyên...
Nghệ thuật trình diễn dân gian: Hải Phòng có nhiều di sản văn hóa nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc mang dấu ấn văn hóa đồng bằng sông Hồng và vùng biển Đông Bắc: Hội hát đúm xã Phục Lễ, hát ca trù ở Đông Môn; đánh pháo đất, thả đèn trời, múa rối nƣớc, rối cạn ở huyện Vĩnh Bảo; bơi chải ở huyện Tiên Lãng; hội vật cầu tại Kim Sơn, Kiến Thụy...
Văn hóa ẩm thực Hải Phòng nổi tiếng phong phú với những món ăn đặc sản biển nhƣ: bánh đa cua, bún cá, bún tôm, bún riêu cua, bánh mỳ cay, ốc cay, nem cua bể, lẩu cua đồng, lẩu bề bề, bánh bèo, nƣớc mắm Cát Hải, mực ống, tu hài Cát Bà, cua biển rang muối;...
Con ngƣời Hải Phòng mang nét tính cách của ngƣời dân miền biển "ăn sóng nói gió", cởi mở, phóng khoáng, mạnh mẽ, thân thiện, trực tính, nhạy bén trong kinh doanh buôn bán và dễ tiếp nhận những cái mới. Điều này góp phần hình thành nét đặc trƣng văn hóa Hải Phòng "mở, năng động, hiện đại, có sự pha trộn, đan xen giữa các yếu tố văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai”. Phong tục tập quán của ngƣời Hải Phòng, truyền thống của ngƣời Hải Phòng là một nét đặc trƣng văn hoá của vùng biển cũng là nguồn tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch và bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống.