Đối tác liên kết và Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng thương hiệu du lịch Hải Phòng (Trang 45 - 54)

2.1 Phân tích môi trƣờng du lịch thành phố Hải Phòng

2.1.6 Đối tác liên kết và Đối thủ cạnh tranh

a. Đối tác liên kết, hợp tác:

Du lịch với tính chất là ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và mang tính xã hội hóa cao, vì vậy sự phát triển du lịch không chỉ đóng khung trong một lãnh thổ, một địa phƣơng mà phải liên kết, hợp tác để khai thác phát triển du lịch giữa các địa phƣơng trong khu vực và trên thế giới. Nghị Quyết số 09-NQ/TU ngày 22/11/2006 của Ban Thƣờng vụ Thành uỷ Hải Phòng về phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2006-2010 định hƣớng đến năm 2020 đã xác định mục tiêu: “Xây dựng, phát triển du lịch Hải Phòng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch của vùng Duyên hải Bắc Bộ”. Trong thời gian qua, công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch thành phố Hải Phòng có sự phát triển mạnh mẽ. Hoạt động xúc tiến, hợp tác không chỉ phát triển với các địa phƣơng trong cả nƣớc mà còn với các nƣớc trên thế giới.

Đối với trong nƣớc:

- Thành phố Hải Phòng đã mở rộng liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Bắc Bộ; Ký kết và thực hiện hiệu quả nhiều văn bản hợp tác phát triển du lịch: Chương trình hợp tác về phát triển du lịch, bảo tồn và phát huy Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh và phát huy giá trị Khu Dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà - thành phố Hải Phòng giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng; Thoả thuận về hợp tác du lịch giữa Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương; Chương trình hợp tác phát triển du lịch đến năm 2020 giữa Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang; Ký kết và triển khai tích cực các thỏa thuận hợp tác xúc tiến du lịch giữa các Trung tâm Thông tin xúc tiến Du lịch Đồng bằng sông Hồng (tại Hưng Yên 2013). Ký kết biên bản hợp tác xúc tiến du lịch Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình - Thái Nguyên - Lạng Sơn; tổ chức hội nghị Liên kết xúc tiến Du lịch và Ký kết Kế hoạch hợp tác xúc tiến du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh - Hà Nội - Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2018,…

- Liên kết ngành hàng không, thƣơng mại, thông tin truyền thông để xúc tiến quảng bá thông qua các sự kiện quốc gia, quốc tế

- Liên kết qua các website của các doanh nghiệp để cung cấp thông tin và quảng bá du lịch Hải Phòng.

Đối với thế giới:

Xác định rõ thị trƣờng khách du lịch Trung Quốc là một trong những thị trƣờng mục tiêu quan trọng của du lịch Hải Phòng, giai đoạn 2006-2014, thành phố

biên bản thỏa thuận hợp tác đƣợc ký kết và đang triển khai thực hiện: Các hội đàm với Quảng Tây (Trung Quốc) về hợp tác phát triển du lịch, cùng với thành phố Hà Nội trao đổi kinh nghiệm khai thác thị trường khách Trung Quốc, bàn giải pháp xúc tiến du lịch trong giai đoạn tới nhất là đối với thị trường khách Trung Quốc vào Việt Nam bằng Thẻ Du lịch; Thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 3 tỉnh, thành phố: Hà Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Cục Du lịch Châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (năm 2014); Ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch với thành phố Bắc Hải, Trung Quốc trong đó có việc khôi phục lại tuyến du lịch đường biển Bắc Hải – Hải Phòng (năm 2011). Bên cạnh đó, là việc mở rộng liên kết với các thị trƣờng khác bằng nhiều hình thức:

Triển khai các nội dung hợp tác về lĩnh vực du lịch trong thỏa thuận hữu nghị và hợp tác giữa thành phố Hải Phòng, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2011-2015; Xúc tiến du lịch tại Bankok, Thái Lan; Xúc tiến mở đường bay Hải Phòng – Bankok; Triển khai, hợp tác với nhiều thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Việc tích cực, chủ động mở rộng liên kết hợp tác phát triển du lịch với các địa phƣơng trong nƣớc và quốc tế không những làm tăng yếu tố cạnh tranh của du lịch Hải Phòng mà còn góp phần quảng bá và từng bƣớc xây dựng và khẳng định hình ảnh thƣơng hiệu du lịch Hải Phòng trong mắt bạn bè trong nƣớc và quốc tế. Tuy nhiên kết quả đạt đƣợc thông qua các chƣơng trình liên kết, hợp tác với các địa phƣơng vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh của du lịch Hải Phòng.

b. Đối thủ cạnh tranh:

Muốn đƣa ra đƣợc những chiến lƣợc thƣơng hiệu và quảng bá hiệu quả điểm đến, trƣớc hết cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của du lịch Hải Phòng.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả xin tập trung phân tích hai đối thủ chính có nhiều nét tƣơng đồng với du lịch Hải Phòng là Quảng Ninh và Khánh Hòa.

- Tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh, là địa phƣơng giáp ranh với Hải Phòng, nằm trong tam giác kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Quảng Ninh, nằm trên hai hành lang một vành đai kinh tế Việt - Trung và cũng đƣợc coi là đối thủ cạnh tranh chính của du lịch Hải Phòng trong khu vực Duyên hải Bắc Bộ. Quảng Ninh đƣợc biết đến với nhiều thắng cảnh nổi tiếng có giá trị khai thác du lịch trong đó nổi trội nhất là Vịnh Hạ Long:

+ Vịnh Hạ Long: có diện tích 1.553 km2 với 1969 đảo chạy dài theo bờ biển Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều giá trị ngoại hạng, quốc tế, mang tính toàn cầu trong đó nổi bật là hai giá trị cảnh quan, địa chất địa mạo đã đƣợc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới (UNESCO) hai lần tôn vinh là Di sản thiên nhiên thế giới (Lần 1 vào năm 1994, Lần 2 vào năm 2000). Vẻ đẹp của Hạ Long đƣợc tạo nên từ ba yếu tố: Đá, Nƣớc và Bầu trời. Đây là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Hạ Long mà chƣa có nƣớc nào trên thế giới có đƣợc.

Về giá trị cảnh quan: Vịnh Hạ Long là 1 trong 10 Vịnh biển đẹp nhất thế giới. Nơi đây là một tạo hình kỳ lạ của tạo hoá đƣợc biểu hiện bởi hàng ngàn hòn đảo trên mặt biển xanh với những hình thù khác nhau khơi gợi trí tƣởng tƣợng vô hạn của con ngƣời.

Về giá trị địa chất, địa mạo: Với số lƣợng đảo lớn nhất nƣớc, chiếm gần 2/3 tổng số lƣợng đảo toàn Việt Nam, lịch sử địa chất lâu dài của Vịnh Hạ Long đƣợc biết đến ít nhất trên 500 triệu năm bao gồm nhiều hệ tầng trầm tích có nguồn gốc lục địa và cacbonat. Bên cạnh đó, Vịnh Hạ Long là một

quan trọng nhất thế giới về Karst fengcong và fengling. Vịnh Hạ Long đƣợc coi là một Di sản có tháp Karst đá vôi rộng lớn và phát triển tốt nhất thế giới, đây là một nét nổi bật đã khẳng định cho vị trí của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long trở thành một kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.

Về giá trị đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học là một ƣu thế, đặc điểm hấp dẫn của Vịnh Hạ Long với những hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới, đa dạng thành phần loài, nguồn gen đặc hữu quý hiếm. Trong số 2.949 loài động, thực vật đƣợc bảo tồn, đã xác định đƣợc 102 loài quý hiếm có giá trị toàn cầu hoặc khu vực, trong đó có 13 loài thực vật đặc hữu và nhiều loài thực vật đặc hữu, vô cùng quý hiếm chỉ có ở nơi đây.

Về giá trị văn hóa, lịch sử: Vịnh Hạ Long là một trong những cái nôi của ngƣời Việt cổ với ba nền văn hoá nối tiếp nhau: Soi Nhụ, Cái Bèo, Hạ Long cách ngày nay từ 18.000 đến 3.000 năm; là nơi lƣu giữ nhiều giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể nổi bật nhƣ: Các di chỉ Tiên Ông, Mê Cung, Thiên Long...

Với những điều kiện tự nhiên ƣu đãi và những danh hiệu của mình, Vịnh Hạ Long là nơi thu hút du khách quốc tế lớn nhất trong tổng số 6 di sản thế giới tại Việt Nam thời gian qua. Hành trình đến Hạ Long luôn là một trong những ƣu tiên số 1 của tất cả các du khách quốc tế khi đến với Việt Nam..

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) cùng với đảo Cát Bà (Hải Phòng) là khu du lịch trọng điểm quốc gia, động lực phát triển vùng du lịch Bắc Bộ. Với nhiều điểm tƣơng đồng về địa chất, địa mạo, Hạ Long đƣợc coi là đối thủ chính của Cát Bà trong việc thu hút khách du lịch.

+ Ngoài ra Quảng Ninh còn có nhiều bãi tắm đẹp nhƣ Trà Cổ (Móng Cái), Bãi Cháy, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng… (Vân Đồn), Cô Tô...

+ Tỉnh Quảng Ninh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của Quốc gia nhƣ chùa Yên Tử(Uông Bí), đền Cửa Ông (Cẩm Phả), Đình Trà Cổ

(Móng Cái), di tích lịch sử Bạch Đằng (Quảng Yên), chùa Long Tiên (thành phố Hạ Long), Quan Lạn, chùa Cái Bầu - Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (Vân Đồn). Đây là những điểm thu hút khách thập phƣơng đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất là vào những dịp lễ hội.

+ Ẩm thực Quảng Ninh: Quảng Ninh nổi bật với các món ăn đƣợc chế biến từ các loài hải sản của biển Quảng Ninh, trong đó có những đặc sản giá trị nhƣ hải sâm, bào ngƣ, tôm, cua, sò, ngán, hầu, sá sùng, rau câu, sam, khau nhục…

Theo số liệu thống kê do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh cung cấp, năm 2014, Quảng Ninh đón 7.500.000 khách du lịch, trong đó khách du lịch quốc tế là: 2.550.000 lƣợt khách cao gấp hơn 3 lần số lƣợng khách quốc tế đến Hải Phòng. Với nhận thức đúng đắn về công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã có rất nhiều hoạt động xúc tiến hiệu quả, cùng với việc đa dạng hóa và không ngừng nâng cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch đã góp phần thu hút đông đảo khách du lịch đến với Quảng Ninh. Đặc biệt năm 2014, Quảng Ninh đã quyết định xây dựng thƣơng hiệu địa phƣơng bắt đầu từ chiến dịch “Nụ cƣời Hạ Long" với những hành động gần gũi, thân thiện, mến khách, cùng chung tay xây dựng Quảng Ninh trở thành nơi hội tụ trí tuệ và lan tỏa lợi ích bằng nụ cƣời, ánh mắt và trài tim nồng hậu của mình. Ngay khi chiến dịch này đƣợc công bố, nhiều ngƣời đã ngạc nhiên bởi từ trƣớc đến nay, công tác tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thƣơng hiệu du lịch Quảng Ninh vẫn đƣợc đánh giá là thiếu chuyên nghiệp và bài bản. Theo các chuyên gia về du lịch nhận xét, Quảng Ninh đã tạo ra sự đột phá lớn trong cả tƣ duy và hành động về du lịch, khẳng định quyết tâm đổi mới ngành du lịch địa phƣơng ngày càng cởi mở, thân thiện và hiện đại hơn. Muốn dẫn đầu hãy là ngƣời đi đầu, với kết quả mà chƣơng trình “Nụ cƣời Hạ Long” đem lại thực sự là một trở ngại lớn với công tác quảng bá xúc tiến và xây dựng thƣơng hiệu du lịch của Hải Phòng

- Tỉnh Khánh Hòa:

Khánh Hòa là một tỉnh thuộc Đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ với nhiều cảnh quan nổi tiếng, hội tụ núi – rừng – sông – biển – đầm – phà – đồng ruộng. Nơi đây từng là thánh địa của vƣơng quốc Chămpa với nhiều di tích văn hóa quý, tiêu biểu là tháp Ponaga với tuổi thọ khoảng 1000 năm ở cửa sông phía Bắc thành phố.

Khánh Hòa phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú, đa dạng. Định hƣớng quan trọng của du lịch Khánh Hòa là du lịch biển, nghỉ dƣỡng, phục vụ đầu tƣ thƣơng mại, kết hợp với tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện văn hóa thể thao… mang tầm vóc quốc gia và quốc tế. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) đƣợc phát triển thành trung tâm du lịch của tiểu vùng phía Nam

(gồm Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận), đồng thời giữ vai trò trung tâm phụ trợ của tiểu vùng phía Bắc (gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Do đó, Nha Trang – Khánh Hòa đƣợc coi là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn của Hải Phòng trong việc thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế.

Thành phố biển Nha Trang, một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới từ lâu đã đƣợc du khách biết đến và yêu thích bởi khí hậu trong lành, cảnh sắc thiên nhiên kỳ vỹ. Nhiều du khách gọi bầu trời Nha Trang là bầu trời Địa Trung Hải của châu Á bởi phong cảnh hữu tình, có sức hấp dẫn du khách vì họ có thể tắm biển quanh năm, không phân biệt bốn mùa, thời tiết hầu nhƣ chỉ có mùa xuân ấm áp. Điều này hoàn toàn có lợi thế hơn hẳn so với việc du lịch biển bị chi phối bởi tính mùa vụ ở các tỉnh, thành phố phía Bắc nói riêng, Hải Phòng nói chung.

Du khách chọn Nha Trang vì nơi đây có thể cung cấp cho họ nhiều loại hình du lịch biển mà Hải Phòng không có, cũng nhƣ các sản phẩm đặc trƣng

của địa phƣơng. Hệ thống giao thông tiếp cận đến Nha Trang – Khánh Hòa cũng đa dạng và thuận tiện với 05 chuyến bay/ngày vào các mùa cao điểm khởi hành từ sân bay Nội Bài, và nhiều tuyến xe khách đƣờng dài khởi hành từ Hà Nội, Hải Phòng và nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc.

Theo số liệu tổng hợp từ các doanh nghiệp lữ hành Hải Phòng, năm 2014, có 8.033 khách du lịch đăng ký tour đi Nha Trang. Trong 5 tháng đầu năm 2015, số lƣợng khách du lịch đăng ký tour đi Nha Trang là 4.622 ngƣời (chƣa tính số lƣợng khách đi không qua các hãng lữ hành). Kết quả trên cho thấy, nhu cầu khách du lịch Hải Phòng và một số tỉnh, thành phố lân cận tham quan, du lịch tại Nha Trang là rất lớn.

Nha Trang cũng đang là điểm đến lý tƣởng của khách du lịch Nga, thị trƣờng mục tiêu đang đƣợc du lịch Hải Phòng hƣớng tới với khả năng chi trả cao, sử dụng dịch vụ cao cấp và thời gian lƣu trú dài ngày. Nhờ cơ chế thu hút đầu tƣ cởi mở và sự quan tâm, đầu tƣ cho công tác quảng bá, xúc tiến mà Nha Trang – Khánh Hòa đã nhanh chóng tạo dựng đƣợc hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, cải thiện và đa dạng hóa chất lƣợng các sản phẩm du lịch, thu hút đông đảo khách du lịch trong nƣớc và quốc tế.

Bên cạnh đó, các địa phƣơng trong khu vực nhƣ Hà Nội, Ninh Bình, hay địa phƣơng kết nghĩa với Hải Phòng là Đà Nẵng cũng là những đối thủ cạnh tranh mà du lịch Hải Phòng phải đối mặt trong quá trình xây dựng thƣơng hiệu, quảng bá điểm đến, thu hút khách du lịch. Tổng lƣợt khách du lịch đến với Hải Phòng đƣợc đánh giá là cao, tuy nhiên lƣợng khách du lịch quốc tế thì lại thấp hơn nhiều so với các địa phƣơng có ngành du lịch phát triển.

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp so sánh số lƣợng khách du lịch tại một số địa phƣơng STT Chỉ tiêu Đ.V.T Năm 2013 Năm 2014 5T/2015 5T/2015 so với cùng kỳ 2014 1 Hải Phòng 1000 LK 5,005.0 5,287.0 1,966.0 Tăng 11,8 + Khách quốc tế - 584.0 593.0 260.0 Tăng 7,79% + Khách nội địa - 4,421.0 4,694.0 1,706.0

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng thương hiệu du lịch Hải Phòng (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)