Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính của bảo hiểm xã hội hà nội (Trang 48 - 51)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính bảo hiểm xã hội

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính BHXH

* Chính sách tiền lƣơng

Giữa chính sách tiền lƣơng và chính sách BHXH nói chung, thu, chi BHXH nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chính sách tiền lƣơng làm tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHXH. Khi Nhà nƣớc điều chỉnh lƣơng tối thiểu chung, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng mức đóng BHXH và đƣơng nhiên số thu BHXH cũng tăng lên. Sau hơn 20 năm, tạm tính từ 1995 đến 2017, tiền lƣơng cơ bản đã tăng 12 lần từ mức 120.000 lên 1.300.000 đồng, do đó mức thu BHXH cung tăng lên nhiều, đặt ra nhiều vấn đề về quản lý tài chính BHXH.

* Tuổi nghỉ hƣu

Tuy nhiên tuổi nghỉ hƣu là nhân tố tác động trực tiếp và chủ yếu đến quỹ BHXH và quản lý tài chính BHXH. Theo quy định hiện hành tuổi nghỉ hƣu đối với nam là 60, nữ là 55. Ngoài ra, có quy định riêng với một số trƣờng hợp về hƣu ở tuổi 50 hoặc 55 đối với nam và 45 hoặc 50 đối với nữ.

Việc tăng hoặc giảm tuổi nghỉ hƣu sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến cung cầu lao động xã hội. Đối với quỹ BHXH nói chung và số thu BHXH nói riêng sẽ bị ảnh h- ƣởng xấu nếu giảm tuổi nghỉ hƣu. Bởi vì, khi giảm 5 tuổi nghỉ hƣu sẽ tƣơng ứng giảm thời gian đóng BHXH 5 năm. Theo tính toán mỗi năm một ngƣời về nghỉ hƣu trƣớc tuổi Nhà nƣớc phải bù 10,8 tháng lƣơng.

* Chính sách lao động và việc làm

Ngƣời lao động là đối tƣợng tham gia BHXH, họ là những ngƣời trong độ tuổi lao động, là những ngƣời trực tiếp tạo ra của cải xã hội. Nhƣ vậy nếu một quốc

gia có dân số “già” tức là số ngƣời trong độ tuổi lao động thấp trên tổng số dân sẽ dẫn đến việc mất cân đối quỹ BHXH, bởi vì số ngƣời tham gia đóng góp ngày càng ít, trong khi số ngƣời hƣởng các chế độ BHXH, đặc biệt là chế độ hƣu trí ngày càng tăng. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay với dân số vàng, số ngƣời trong độ tuổi lao động ƣớc tính trên 45 triệu ngƣời, chiếm khoảng 54,9% tổng số dân.

Chính sách lao động, việc làm có ảnh hƣởng lớn đến khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc và ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tham gia đóng BHXH của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, vì:

+ Khi Nhà nƣớc chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lƣợng lao động trên các phƣơng diện về chuyên môn, kỹ năng hành nghề, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, tác phong làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật lao động và pháp luật...điều đó sẽ giúp cho thị trƣờng lao động có nguồn lao động chất lƣợng cao, các doanh nghiệp sẽ đỡ đƣợc một phần chi phí trong công tác đào tạo. Lực lƣợng lao động này sẽ có cơ hội tìm đƣợc việc làm ổn định và thu nhập cao (chất lƣợng lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với thu nhập) tác động trực tiếp làm tăng số lao động tham gia BHXH và do đó làm tăng mức đóng BHXH.

+ Việc ƣu tiên dành vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc và huy động vốn trong toàn xã hội để giải quyết việc làm sẽ làm chuyển dịch cơ cấu lao động, số ngƣời làm công ăn lƣơng sẽ tăng lên cũng là lý do làm tăng tỷ trọng lao động xã hội tham gia BHXH. + Việc phát triển thị trƣờng lao động, hình thành hệ thống thông tin thị trƣờng việc làm là yếu tố quan trọng giúp cho ngƣời lao động dễ dàng tìm việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề của mình; đồng thời có quyền lựa chọn những đơn vị thực hiện đầy đủ quyền lợi của ngƣời lao động và thu nhập cao; chủ sử dụng lao động cũng thuận tiện hơn trong việc tuyển dụng lao động, tiết kiệm thời gian và chi phí.

* Tốc độ tăng trƣởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu ngƣời

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tƣ của Nhà nƣớc, vì thế nếu tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, chắc chắn đời sống của ngƣời lao động dần đƣợc cải thiện; việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đƣợc thuận lợi, vì thế các chủ doanh nghiệp cũng sẵn sàng tham gia BHXH cho ngƣời lao động, từ

đó làm giảm tình trạng trốn tránh tham gia BHXH. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và bền vững phản ánh nhiều ngƣời lao động có thu nhập cao thông qua quá trình lao động, đây là điều kiện tiền đề để ngƣời lao động có cơ hội tham gia BHXH. Thêm nữa, khi đời sống kinh tế cao thì nhận thức của ngƣời lao động cũng đƣợc nâng lên, ngoài việc ý thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình, họ mong muốn có khoản trợ giúp khi không may gặp các rủi ro xã hội cũng nhƣ đảm bảo cuộc sống khi về già, nhƣ: ốm đau, TNLĐ-BNN, hƣu trí, tử tuất, thất nghiệp khiến cho họ bị mất hoặc bị giảm thu nhập. Tất cả những yếu tố trên tác động lớn đến hoạt động quản lý tài chính BHXH.

* Nhận thức, ý thức, tâm lý, thói quen của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động; sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền

BHXH là một cơ chế phức tạp với nhiều mối quan hệ đa dạng, trong đó nổi bật là quan hệ lợi ích, tức là quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH. Dù là ngƣời lao động hay là ngƣời sử dụng lao động thì tâm lý chung là làm sao lợi ích càng nhiều càng tốt, lợi ích không giới hạn và trách nhiệm càng ít càng tốt, trách nhiệm có hạn. Quyền và nghĩa vụ trong BHXH rõ nhất là vấn đề đóng và hƣởng BHXH. Ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động luôn mong muốn chỉ phải đóng góp BHXH ở mức thấp nhất (giảm chi phí cho gia đình và doanh nghiệp), nhƣng lại muốn đƣợc hƣởng BHXH tốt nhất. Vì thế, ngƣời tham gia BHXH mới tìm cách trì hoãn việc đóng BHXH hoặc giảm mức đóng góp BHXH (khai lƣơng thấp, giảm số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, chậm đóng, nợ BHXH)...Vấn đề đặt ra là Nhà nƣớc phải làm thế nào để giảm thiểu những sự lạm dụng và vi phạm pháp luật về BHXH.

Nhiều khi, từ chỗ nhận thức giản đơn về việc tham gia BHXH, tức là không tham gia, hoặc chƣa tham gia hay tham gia ở mức độ nhất định vẫn không ảnh hƣởng đến hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp, nên ngƣời sử dụng lao động không có kế hoạch tài chính chủ động thực hiện việc đăng ký tham gia BHXH; ngay chính bản thân ngƣời lao động cũng chƣa có thói quen sống vì bảo hiểm. Chủ doanh nghiệp chỉ thấy lợi trƣớc mắt, lợi cục bộ cho doanh nghiệp, thiếu quan tâm đến đời

sống và quyền lợi BHXH của ngƣời lao động nên tìm mọi cách trốn tránh đăng ký tham gia BHXH cho ngƣời lao động hoặc đăng ký tham gia theo kiểu đối phó khi có thanh tra, kiểm tra. Tình trạng chủ doanh nghiệp ký hợp đồng lao động có thời hạn dƣới 3 tháng với ngƣời lao động và hợp đồng vụ việc, nhằm lách luật về BHXH. Đây là nhận thức lạc hậu, thói quen thời bao cấp không còn phù hợp trong điều kiện mới.

Để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc tham gia BHXH của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, thì vai trò của cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền có tác động rất lớn đến BHXH nói chung, đến công tác thu BHXH nói riêng. Đó là việc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong đó có nghĩa vụ đóng BHXH thông qua tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp. Đó là việc yêu cầu các doanh nghiệp khi đăng ký thành lập, hoạt động phải có chỉ tiêu thực hiện BHXH; thành lập các đoàn thanh tra, xử lý vi phạm về đóng BHXH, về đăng ký lao động tham gia BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính của bảo hiểm xã hội hà nội (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)