Củng cố, tăng cƣờng công tác thẩm định dự án đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn tại Tỉnh Hà Giang (Trang 89 - 92)

4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN KẾT

4.2.2. Củng cố, tăng cƣờng công tác thẩm định dự án đầu tƣ

Việc củng cố, tăng cƣờng nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa lớn. Làm tốt công tác thẩm định dự án sẽ giúp cho việc thực hiện dự án đƣợc triển khai nhanh chóng, hiệu quả cao.

Hiện nay chất lƣợng công tác thẩm định dự án ở tỉnh Hà Giang còn chƣa cao do số lƣợng danh mục dự án cho phép lập quá nhiều dẫn đến tình trạng đầu tƣ còn dàn trải, khối lƣợng công trình nợ đọng vốn còn nhiều. Quá trình tiếp nhận hồ sơ chƣa thật chặt chẽ theo quy trình một cửa dẫn tới kéo dài thời gian thẩm định dự án. Việc thẩm định dự án chƣa quan tâm tới hiệu quả, điều kiện vận hành của dự án dẫn tới lãng phí ở một số dự án. Nguyên nhân là do năng lực quản lý của các chủ đầu tƣ, các ban quản lý dự án, các tổ chức tƣ vấn, năng lực của đội ngủ cán bộ làm công tác thẩm định dự án còn hạn chế. Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong công tác thẩm định dự án chƣa đƣợc thực hiện đồng bộ.

Do vậy, để củng cố, tăng cƣờng công tác thẩm định dự án đầu tƣ, tỉnh Hà Giang cần:

Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm của ngƣời phê duyệt dự án

Quy định trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc phê duyệt dự án. Việc xác định tổng mức đầu tƣ, tổng dự toán phải dựa trên các căn cứ cụ thể, không để tình trạng các đơn vị tƣ vấn đẩy tổng mức lên cao.

Thứ hai, củng cố và nâng cao năng lực của chủ đầu tƣ, các tổ chức

quản lý dự án, đảm bảo phân định rõ chức năng QLNN và chức năng quản lý dự án.

- Đối với chủ đầu tƣ: Tăng cƣờng quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tƣ, coi chủ đầu tƣ là đại diện duy nhất của Nhà nƣớc làm chủ dự án, do đó chủ đầu tƣ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ dự án. Việc thực hiện phân cấp cho chủ đầu tƣ phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán phải đảm bảo phù hợp với quyết định phê duyệt dự án. Nên quy định cụ thể các tiêu chí và điều kiện đối với các chủ đầu tƣ để đảm bảo chủ đầu tƣ có đủ năng lực chuyên môn về xây dựng cơ bản và quản lý dự án.

- Đối với các ban quản lý dự án:

+ Các công trình có thời gian thi công dài, vốn đầu tƣ lớn, nhất thiết phải thành lập ban quản lý dự án riêng, tách khỏi cơ quan hành chính sự nghiệp sau này sẽ sử dụng công trình, không thực hiện theo phƣơng thức kiêm nhiệm.

+ Cần quy định rõ các tiêu chí về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm bao gồm cả trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với từng loại cán bộ trong ban quản lý dự án.

+ Phải quy định về tiêu chuẩn của giám đốc dự án đầu tƣ, chủ đầu tƣ, trong đó quy định rõ giám đốc dự án đầu tƣ phải có nghiệp vụ về QLĐTPTKCHT

Đối với tỉnh Hà Giang, dự kiến biện pháp nâng cao năng lực của chủ đầu tƣ, các tổ chức quản lý dự án nhƣ sau:

+ Thực hiện nghiêm túc quy định về quản lý chất lƣợng công trình đối với tổ chức tƣ vấn quản lý dự án, tổ chức tự vấn thiết kế, tƣ vấn giám sát và các tổ chức thi công xây lắp.

+ Củng cố và tăng cƣờng năng lực ban quản lý dự án huyện, thị xã đảm bảo đủ số lƣợng và trình độ chuyên môn.

Thứ hai, nâng cao năng lực và trách nhiệm của các tổ chức tư vấn

- Đối với các tổ chức tƣ vấn: Có chính sách đào tạo và nâng cao năng lực của các tổ chức tƣ vấn, nghiêm cấm các tổ chức tƣ vấn về QLĐTPTKCHT mua, bán tƣ cách pháp lý để tham dự thầu hoặc mua bán thầu, tiết lộ thông tin về đấu thầu cho các nhà thầu tham dự đấu thầu, thực hiện tốt quy định về chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tƣ vấn KCHT. Theo

quy định của Luật Xây dựng, các tổ chức tƣ vấn phải mua: bảo hiểm trách

nhiệm nghề nghiệp. Phí bảo hiểm đƣợc tính vào giá sản phẩm tƣ vấn. Việc

mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tƣ vấn là một điều kiện pháp lý trong hoạt động tƣ vấn KCHT.

Thứ ba, cải cách thủ tục hành chính trong QLĐTPTKCHT

Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 93/2007/QĐ- TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng nhất là trong công QLĐTPTKCHT ở tất cả các khâu từ xét duyệt chủ trƣơng đầu tƣ đến nghiệm thu bàn giao dự án, đảm bảo nhanh gọn, hiệu quả, tránh gây ách tắc, phiền hà trong quá trình đầu tƣ.

Thứ tư, thực hiện phân cấp trong đầu tƣ

Để đảm bảo sự quản lý thống nhất công tác QLĐTPTKCHT, ngay từ khâu ra chủ trƣơng đầu tƣ, phân cấp chủ trƣơng đầu tƣ đối với tỉnh Hà Giang nhƣ sau:

Dự án, báo cáo KTKT sử dụng ngân sách nào, cấp đó quyết định đầu tƣ. Trƣớc khi quyết định đầu tƣ, các cấp có thẩm quyền kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chƣơng trình đã đƣợc phê duyệt, chỉ đƣợc quyết định đầu tƣ khi xác định rõ nguồn vốn thực hiện dự án và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách.

- Cấp tỉnh: Chủ tịch UBND tỉnh quyết định chủ trƣơng đầu tƣ các dự án trong phạm vi cấp trên phê duyệt và khả năng cân đối ngân sách của địa phƣơng (vốn NSNN do cấp tỉnh quản lý) sau khi HĐND tỉnh và các dự án đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ hoặc các bộ, ngành Trung ƣơng ủy quyền.

- Cấp huyện: Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định chủ trƣơng đầu tƣ các dự án có mức đầu tƣ đến 5 tỷ đồng trong phạm vi cân đối ngân sách của địa phƣơng (vốn NSNN cấp huyện, ngân sách do cấp tỉnh ủy quyền) sau khi thông qua thƣờng trực HĐND huyện, thành phố.

- Cấp xã: Chủ tịch UBND cấp xã quyết định chủ trƣơng đầu tƣ các dự án nguồn vốn ngân sách cấp xã có tổng mức đầu tƣ đến 500 triệu đồng (bao gồm cả các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên), các dự án huy động vốn đóng của các tổ chức và nhân dân sau khi thông qua thƣờng trực HĐND xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn tại Tỉnh Hà Giang (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)