Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn tại Tỉnh Hà Giang (Trang 45 - 46)

3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ

3.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội

Dân số Hà Giang có khoảng 76 vạn ngƣời, bao gồm 19 dân tộc, trong đó ngƣời Mông chiếm tỷ lệ lớn nhất (32%).Do tỷ lệ nghèo đói cao, hệ thống ý tế, giáo dục, lƣơng thực, nƣớc, điện ... còn thiếu thốn nên hàng năm một lƣợng vốn từ NSTW, NSĐP và của các tổ chức phi chính phủ phải dành cho

công tác xã hội, mà nếu ở tỉnh khá giả hơn sẽ đƣợc dùng cho phát triển kinh tế địa phƣơng.

Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, thƣơng mại – dịch vụ (39%) chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo đó là nông nghiệp (32%) và cuối cùng là công nghiệp xây dựng (29%). Hoạt động thƣơng mại - du lịch của tỉnh gồm có du lịch, khách sạn, nhà hàng và các hoạt động của một loạt cửa khẩu lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh. Hoạt động công nghiệp – xây dựng bao gồm xây dựng nhà cửa, thủy điện, cơ sở hạ tầng, và công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản. Các sản phẩm nông lâm nghiệp chính yếu của tỉnh là chè, đậu tƣơng, cam, mận, lê, táo, hồng ...

Tại Hà Giang, tổng vốn đầu tƣ phát triển còn thấp, trong đó vốn đầu tƣ từ nguồn ngân sách nhà nƣớc chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn đầu tƣ. Cần lƣu ý rằng vốn đầu tƣ từ nguồn ngân sách nhà nƣớc không phản ứng trƣớc những cơ hội hay hiệu quả của nền kinh tế và cũng không phản ứng mạnh trƣớc những thay đổi trong cách điều hành của tỉnh mà mang tính chất phân bổ nhiều hơn. Do đó việc tăng vốn từ các nguồn khác ngoài ngân sách nhà nƣớc sẽ cần thiết cho việc thúc đẩy tăng trƣởng của tỉnh. Nhƣng nguồn vốn ngoài ngân sách lại phụ thuộc vào chính sách và cách thức điều hành kinh tế của chính quyền tỉnh Hà Giang: Nếu điều hành kinh tế tốt, hiệu quả và chất lƣợng nguồn vốn sẽ tăng nhƣng nếu điều hành kinh tế chƣa tốt sẽ không khuyến khích, lôi kéo luồng vốn cũng nhƣ các dự án từ bên ngoài vào tỉnh.

Nhƣ vậy, đặc điểm KT-XH của tỉnh có liên quan và tác động trực tiếp đến công tác QLĐTPTKCHT trong tỉnh. Nếu quá trình điều hành QLĐTPTKCHT không hiệu quả sẽ ảnh hƣởng đến việc phát triển KT-XH nhất là trong lĩnh vực đầu tƣ của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn tại Tỉnh Hà Giang (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)