(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Giang)
Sau khi lập dự án xong, chủ đầu tƣ làm tờ trình xin phê duyệt dự án và gửi kèm dự án đến Sở KH&ĐT. Sau khi nhận dự án, Sở KH&ĐT có văn bản xin ý kiến tham gia thẩm định gửi đến các Sở chuyên ngành: Xây dựng, Nông nghiệp, Công thƣơng, Văn hóa Thể thao và Du lịch… Sau khi nhận đƣợc ý kiến đồng ý của các sở chuyên ngành, Sở KH&ĐT tổng hợp báo cáo kết quả thẩm định dự án gửi UBND tỉnh. Trên cơ sở Báo cáo Kết quả thẩm định của Sở KH&ĐT gửi, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh có Tờ trình gửi đến Thƣờng trực Tỉnh ủy (đối với dự án có tổng mức trên 10 tỷ) xin chủ trƣơng phê duyệt dự án. UBND tỉnh có quyết định phê duyệt dự án sau khi có chủ trƣơng của Thƣờng trực tỉnh ủy hoặc Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy.
Đối với phê duyệt các dự án đầu tƣ phát triển KCHT các xã ĐBKK thì quy trình phê duyệt các dự án đầu tƣ KCHT tại các xã, thôn theo TTLT số 05/2013/TTLT - UBDT- NNPTNT- KHĐT- TC-XD nhƣ sau:
Bƣớc 1. UBND huyện là cấp quyết định đầu tƣ các công trình hạ tầng thuộc chƣơng trình 135.
Bƣớc 2. UBND huyện lên kế hoạch ĐT
Bƣớc 3. Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật Bƣớc 4. Thực hiện đầu tƣ xây dựng công trình
Bƣớc 5. Giám sát hoạt động xây dựng.
Bƣớc 6. Nghiệm thu, bàn giao, quản lý khai thác công trình Bƣớc 7. Duy tu, bảo dƣỡng công trình
Bƣớc 8. Tổ chức quản lý dự án, công trình
Bộ máy chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình đƣợc thành lập để tham mƣu cho UBND cấp tỉnh, huyện triển khai thực hiện Chƣơng trình đạt hiệu quả và
thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Giúp việc cho UBND tỉnh là Ban chỉ đạo Chƣơng trình 135 cấp tỉnh đƣợc thành lập theo Quyết định số 898/QĐ-UBND, ngày 06/4/2006 và đƣợc kiện toàn lại thành Ban chỉ đạo Giảm nghèo – Việc làm và 135 của Tỉnh tại các Quyết định số 527/QĐ- UBND ngày 10/3/2009 và Quyết định số 2479/QĐ-UBND, ngày 10/8/2010. Ban chỉ đạo cấp tỉnh có 22 thành viên do đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trƣởng ban, thành viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh. Cơ quan thƣờng trực Chƣơng trình của tỉnh là Sở Kế hoạch và Đầu tƣ. Giúp việc cho UBND các huyện, TP là Ban chỉ đạo Chƣơng trình 135 cấp huyện. Ban chỉ đạo của huyện gồm Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện là trƣởng ban, thành viên là lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện và đại diện các đoàn thể tham gia BCĐ. Cơ quan thƣờng trực Chƣơng trình của các huyện, thị là Phòng Tài chính - Kế hoạch.
Ở cấp xã, không thành lập Ban chỉ đạo Chƣơng trình 135 giai đoạn II mà sử dụng Ban chỉ đạo Chƣơng trình XĐGN của xã để thực hiện các nhiệm vụ của Chƣơng trình và thành lập Ban quản lý dự án và ban giám sát xã.
Việc tổ chức thẩm định dự án theo quy trình đã đƣợc thực hiện nghiêm túc. Qua đó đã giúp cho các cấp có thẩm quyền quản lý đƣợc dự án duyệt đảm bảo tuân thủ quy hoạch, các yếu tố kinh tế - kỹ thuật góp phần nâng cao hiệu quả của các dự án trƣớc khi triển khai thực hiện.
Phát triển KCHT các xã ĐBKK theo Chƣơng trình 135 thì từ năm 2011 đến năm 2014 có 1.634 công trình đã đƣợc phê duyệt với tổng mức đầu tƣ là 678,967 triệu đồng, trong đó có 558.800 triệu đồng cho các dự án về KCHT, trong đó: dự án về các công trình giao thông vận tải là 325, tổng mức đầu tƣ là 320 triệu đồng; dự án hệ thống thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải, rác thải; hệ thống thông tin liên lạc, truyền thông là 532, tổng mức đầu tƣ là 185,000 triệu
đồng; dự án về cơ sở y tế, giáo dục; các cơ sở vui chơi, giải trí công cộng là 777, tổng mức đầu tƣ là 53.800 triệu đồng.
Từ năm 2011-2014, thực hiện chuẩn bị và thẩm định dự án, có thể khẳng định công tác QLĐTPTKCHT có nhiều tiến bộ; các công trình dự án đƣợc phép đầu tƣ cơ bản đều đảm bảo nằm trong quy hoạch đã đƣợc duyệt; tuân thủ theo các thủ tục hiện hành theo quy định của Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi một số điều của Luật liên quan đến đầu tƣ xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình; quy định quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc của tỉnh Hà Giang, chất lƣợng thẩm định dự án đảm bảo theo quy định.
Công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật – dự toán đƣợc các cơ quan chức năng tập trung thực hiện và đạt kết quả khá tốt; đảm bảo chất lƣợng thẩm định và đáp ứng tiến độ thi công; góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng công tác tƣ vấn thiết kế phù hợp với điều kiện thực tế, tiết kiệm đƣợc vốn đầu tƣ.
3.2.3. Công tác lập và thẩm định dự án đầu tƣ phát triển KCHT
3.2.3.1.Công tác lập dự án
Công tác lập dự án đƣợc các cấp có thẩm quyền kiểm soát chặt chẽ về phạm vi, quy mô của từng dự án theo đúng mục tiêu của từng lĩnh vực và phù hợp với quy hoạch đƣợc duyệt. Các dự án đƣợc lập phải nêu rõ nguồn vốn thực hiện dự án. Ở cấp tỉnh, Sở KH&ĐT là cơ quan đầu mối tổng hợp danh mục dự án theo đề xuất từ các chủ đầu tƣ sau đó xin ý kiến tham gia của các sở chuyên ngành: Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp, Sở Công thƣơng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch … về sự cần thiết lập dự án, quy mô, tổng mức, nguồn vốn và sự phù hợp với quy hoạch của dự án. Sau đó Sở Kế hoạch và
Đầu tƣ tổng hợp trình UBND tỉnh. UBND tỉnh xin ý kiến phê chuẩn của HĐND tỉnh, UBND tỉnh sẽ quyết định cho phép lập dự án.
Việc lập dự án đƣợc tiến hành do các chủ đầu tƣ lựa chọn các đơn vị tƣ vấn lập trên cơ sở thẩm định năng lực của đơn vị tƣ vấn đó. Số lƣợng các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực tƣ vấn lập dự án trên địa bàn tỉnh là 329 doanh nghiệp, trong đó: doanh nghiệp của tỉnh là 285 doanh nghiệp, còn lại là Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trong những năm qua, các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc lập dự án đầu tƣ. Các dự án đƣợc lập cơ bản bám sát quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh. Việc xác định quy mô dự án là hợp lý, chất lƣợng dự án lập đã ngày đƣợc nâng cao.
Các dự án đầu tƣ đƣợc lập cơ bản bám sát quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh. Các chủ đầu tƣ, các Ban quản lý dự án có nhiều cố gắng trong việc chuẩn bị đầu tƣ từ khâu kế hoạch, xác định quy mô đầu tƣ, nội dung, chất lƣợng dự án đầu tƣ từng bƣớc đƣợc nâng lên.
3.2.3.2. Quản lý hoạt động đấu thầu
Việc phân cấp về quản lý hoạt động đấu thầu đƣợc thực hiện nhƣ đối với việc tổ chức thẩm định dự án. Cấp nào phê duyệt dự án thì cấp đó thẩm định kế hoạch đấu thầu của dự án.
Về quản lý hoạt động đấu thầu, Phòng KH&ĐT là cơ quan quản lý những dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND huyện (các dự án thuộc ngân sách cấp huyện có tổng mức đầu tƣ trên 03 tỷ đồng) .
Phòng KH&ĐT thẩm định kế hoạch đấu thầu của các dự án. Các chủ đầu tƣ thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu. Khi có kết quả lựa chọn nhà thầu, các chủ đầu tƣ gửi quyết định phê duyệt đến Phòng KH&ĐT để tổng hợp báo cáo kết quả đấu thầu, rồi gửi UBND huyện báo cáo lên UBND tỉnh, UBND tỉnh báo cáo lên Bộ KH&ĐT. Công tác báo cáo hoạt
động đấu thầu trong năm của tỉnh với Bộ KH&ĐT đƣợc thực hiện vào tháng 01 của năm sau.
Quy trình thẩm định kế hoạch đấu thầu đối với các dự án cấp huyện quản lý tại sơ đồ 3.4
Sơ đồ 3.4. Quy trình thẩm định kế hoạch đấu thầu đối với dự án PTKCHT các xã ĐBKK
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư huyện Hoàng Su Phì)
Trong năm 2011- 2014, đã phê duyệt kết quả lựa chọn 2.676 gói thầu với tổng giá gói thầu: 6.043,68 tỷ đồng; giá trúng thầu: 5.915,896 tỷ đồng; Phân theo lĩnh vực đấu thầu, tổng số gói thầu tƣ vấn: 1.034 gói, tổng số gói mua sắm hàng hóa: 449 gói thầu, tổng số gói thầu xây lắp: 923 gói. Phân theo hình thức lựa chọn nhà thầu, số gói thầu đấu thầu rộng rãi: 466 gói, số gói thầu đấu thầu hạn chế: 37 gói, số gói thầu chỉ định thầu và tự thực hiện: 2.068 gói, số gói thầu chào hàng cạnh tranh: 82 gói, số gói thầu mua sắm trực tiếp: 23 gói.
Công tác đấu thầu, chỉ định đầu đã tuân thủ theo đúng Luật Đấu thầu Luật số 43/2013/QH13; Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 sau này đƣợc thay thế bằng Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009, thông tƣ số 02/2009/TT-BKH ngày 17/2/2009 của Bộ KH&ĐT về hƣớng dẫn lập kế
CHỦ ĐẦU TƢ
PHÕNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH
Hoạt động đấu thầu, chỉ định thầu đã góp phần kiểm soát đƣợc quá trình đầu tƣ trên địa bàn; lựa chọn đƣợc nhà thầu có đủ năng lực, trình độ thi công; khuyến khích sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà thầu; khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thực hiện thi công các dự án trên địa bàn tỉnh.
3.2.3.3.Công tác giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư xây dựng
Đã đƣợc triển khai thực hiện theo Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính Phủ về giám sát và đánh giá đầu tƣ; TTLT số 05/2013/TTLT-UBDT- NNPTNT- KHĐT-TC-XD, công tác giám sát, đánh giá hoạt động đầu tƣ xây dựng chƣơng trình 135 tại Hà Giang nhƣ sau:
Về Kiểm toán Chƣơng trình: Năm 2010 Kiểm toán Nhà nƣớc đã tiến hành kiểm toán Chƣơng trình 135 năm 2010 đã kiểm toán kết quả thực hiện năm 2009 qua kết luận kiểm toán đã xử lý tài chính trên 6,1 tỷ đồng, trong đó có trên 5,5 tỷ đồng huyện Vị Xuyên đã chỉ định thầu không đúng đối tƣợng, mục tiêu của Chƣơng trình.
Công tác kiểm tra việc triển khai Chƣơng trình nhận đƣợc sự quan tâm các cấp, các ngành. Thông qua kết quả kiểm tra đã kịp thời phát hiện, uốn nắn những sai phạm, giải quyết những vƣớng mắc cho cơ sở trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lƣợng, tiến độ, hiệu quả Chƣơng trình 135 trên địa bàn huyện. Căn cứ mục tiêu của Chƣơng trình 135 và điều kiện thực tế của địa phƣơng, UBND các huyện xây dựng các chỉ tiêu đạt đƣợc theo tiến độ từng năm, từng giai đoạn và kết thúc Chƣơng trình, báo cáo UBND tỉnh (thông qua Ban Dân tộc) để làm cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Chƣơng trình 135 trên địa bàn toàn tỉnh.
- Ban Dân tộc chủ trì tham mƣu, đề xuất kế hoạch, nội dung kiểm tra, đồng thời tham mƣu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện tổ chức kiểm tra định kỳ, tổng hợp, báo cáo kết quả
- Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện tạo điều kiện để HĐND các cấp của địa phƣơng, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng (cử đại diện) tham gia và phối hợp giám sát thực hiện Chƣơng trình 135.
Trong thời gian qua, kết quả thực hiện của công tác giám sát, đánh giá các dự án ĐTPTKCHT các xã ĐBKK nhƣ sau: Đã tổ chức giám sát, đánh giá đƣợc 1128 lƣợt dự án sử dụng vốn Chƣơng trình 135 trên tổng số 1304 lƣợt dự án triển khai từ năm 2011 đến 2014. Tổng số các dự án đƣợc giám sát, đánh giá đã nhiều hơn và chất lƣợng công tác này cũng đƣợc nâng lên so với những năm trƣớc đây.
Về phân cấp quản lý thực hiện
Trên cơ sở những quy định của Trung ƣơng đối với Chƣơng trình 135 giai đoạn II và căn cứ điều kiện thực tế của tỉnh, UBND tỉnh Hà Giang thực hiện phân cấp nhƣ sau:
- Thẩm quyền quyết định đầu tư: UBND tỉnh uỷ quyền cho UBND các huyện, thị quyết định đầu tƣ những công trình XDCSHT thuộc Chƣơng trình 135 giai đoạn II (Ban hành kèm theo Quyết định số 817/QĐ-UBND, ngày 30/3/2007).
- Chủ đầu tư: UBND các huyện làm chủ đầu tƣ các công trình thuộc
Chƣơng trình 135 giai đoạn II. Căn cứ vào kết quả xếp loại xã làm chủ đầu tƣ theo hƣớng dẫn tại Thông tƣ số 01/2007/TT-UBDT ngày 04/6/2007 của Ủy ban Dân tộc về hƣớng dẫn xác định năng lực và quy trình phân cấp cho xã làm chủ đầu tƣ các công trình, dự án thuộc Chƣơng trình 135 giai đoạn II, UBND các huyện, phân cấp cho UBND xã làm chủ đầu tƣ các công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản tổng mức đầu tƣ dƣới 300 triệu đồng. Trong quá trình điều hành, tuỳ theo quy mô và tính chất của từng công trình cụ thể và điều kiện năng lực của đội ngũ cán bộ xã, UBND huyện phân cấp cụ thể
cho xã làm chủ đầu tƣ những công trình có tính chất, quy mô lớn hơn mức quy định trên.
Riêng đối với Hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất: UBND xã làm chủ đầu tƣ. Trƣờng hợp xã không đảm đƣơng đƣợc, UBND huyện giao cho các phòng, ban chức năng làm chủ đầu tƣ.
- Quản lý dự án: Đối với UBND các huyện, thị không thành lập mới Ban quản lý Dự án Chƣơng trình 135, mà sử dụng Ban quản lý ĐTXD huyện (các huyện đã thành lập) để thực hiện một số hạng mục công trình có quy mô lớn phải lồng ghép các nguồn vốn khác hoặc đòi hỏi kỹ thuật cao, phức tạp.
Tất cả các xã thực hiện Chƣơng trình đều thành lập Ban quản lý Dự án, trực tiếp do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã làm Trƣởng ban, giúp việc là các cán bộ chuyện trách cấp xã.
Việc phân cấp thực hiện đảm bảo đúng các quy định của Trung ƣơng và phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh. Góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án của Chƣơng trình, từng bƣớc hoàn thành các mục tiêu về phân cấp theo lộ trình đã xây dựng.
3.2.4. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện
- Công tác kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành: Chƣơng trình
135 giai đoạn II là một trong những Chƣơng trình mục tiêu đƣợc Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm. Hàng năm các đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh, HĐND các huyện; các cơ quan chức năng thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình triển khai Chƣơng trình để kịp thời chấn chỉnh, đôn đốc và tháo gỡ những khó khăn cho cơ sở trong quá trình thực hiện. Hàng năm BCĐ Tỉnh phân công các thành viên phụ trách và kiểm tra tại các xã. Năm 2009-2010 Tỉnh ủy đã tổ chức giám sát 11/11 Ban thƣờng vụ huyện ủy, thành ủy về việc lãnh chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình 135 giai đoạn II và trực tiếp giám sát đối với Ban thƣờng vụ huyện ủy Mèo
Vạc và Đồng Văn, còn lại giao cho Ủy ban kiểm tra các huyện, tự tổ chức giám sát đánh giá và tổng hợp báo cáo Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy.
- Hoạt động của Ban giám sát xã
Để giám sát việc thực hiện Chƣơng trình 135 giai đoạn II trên địa bàn tất cả các xã đặc biệt khó khăn và các xã khu vực II có thôn bản đặc biệt khó khăn đều thành lập Ban giám sát xã gồm: Chủ tịch hoặc phó chủ tịch HĐND