CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phát triểnTMBG củaMexico
3.1.3. Chínhsách củaMexico trong việc thúc đẩy sự phát triển của
* Tham gia các Hiệp định thƣơng mại tự do khu vực – Từ NAFTA tới TPP Để phát triển thƣơng mại nói chung và TMBG nói riêng, Mexico và Mỹ đã tích cực tham gia vào các Hiệp định thƣơng mại tự do khu vực từ
48.9%
25.6% 8.2% 3.9%
2.4% 11.0%
a. Cơ cấu XK của Mỹ sang Mexico qua biên giới
Máy móc; máy tính, điện tử; thiết bị điện; ô tô và phụ tùng
SP dầu mỏ, chất dẻo và hóa chất
Kim loại cơ bản, sản phẩm kim loại chế tạo Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá Dầu khí Khác 74.8% 7.2% 5.6% 5.0% 1.9% 5.5% 0
b. Cơ cấu XK của Mexico sang Mỹ qua biên giới
Máy móc; máy tính, điện tử; thiết bị điện; ô tô và phụ tùng
Kim loại cơ bản, sản phẩm kim loại chế tạo Sản xuất khác
SP dầu mỏ, chất dẻo và hóa chất Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá Khác
NAFTA cho đến TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng) nhằm xoá bỏ các rào cản đối với thƣơng mại và đầu tƣ.
NAFTA đƣợc coi là hiệp định bƣớc ngoặt giúp thay đổi đáng kể quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa Mexico và Mỹ (tại thời điểm này FTA song phƣơng giữa Canada và Mỹ đã có hiệu lực trong 05 năm nên tác động của NAFTA ít hơn). Trƣớc NAFTA, Mexico theo đuổi chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu trong nhiều năm nhằm phát triển một số ngành công nghiệp nội địa thông qua bảo hộ thƣơng mại. Thông qua NAFTA, Mexico từ bỏ hầu hết các rào cản thuế quan và phi thuế quan đƣợc áp dụng ở mức rất cao trƣớc đó; chuyển sang và duy trì các chính sách mở cửa hƣớng tới xuất khẩu. Đối với Mỹ, NAFTA tạo ra cơ hội mở rộng thị trƣờng xuất khẩu xuống phía Nam đồng thời giúp cải thiện mối quan hệ chính trị với Mexico. Ngay cả trong bối cảnh đòi hỏi thắt chặt an ninh biên giới sau vụ khủng bố 11/09/2001, Mexico và Mỹ vẫn tiếp tục thúc đẩy thƣơng mại thông qua dỡ bỏ các hàng rào thƣơng mại, đầu tƣ hạ tầng ở khu vực biên giới và thực hiện các chƣơng trình đảm bảo sự di chuyển của các thƣơng gia qua biên giới.
Nhiều chuyên gia cho rằng NAFTA đã giúp các ngành sản xuất của Mỹ, đặc biệt là ngành ô tô trở nên cạnh tranh hơn trên thị trƣờng toàn cầu nhờ vào việc phát triển các chuỗi cung ứng. Sự gia tăng thƣơng mại giữa Mexico và Mỹ chủ yếu nhờ vào việc chuyên môn hoá sản xuất và phát triển các nhà máy lắp ráp nhằm tận dụng tính kinh tế nhờ quy mô. Cắt giảm thuế quan trong một số lĩnh vực không chỉ tác động đến giá của ngành đó mà còn trong các ngành sử dụng các sản phẩm trung gian từ ngành đó. Kết quả là thƣơng mại gia tăng tạo ra các mối quan hệ cung ứng theo chiều dọc trải dài trên đƣờng biên giới Mexico và Mỹ. Các sản phẩm trung gian đƣợc sản xuất ở Mỹ, xuất khẩu sang Mexico sau đó sản phẩm hoàn thiện lại quay ngƣợc trở lại Mỹ đã khiến khu vực biên giới Mexico và Mỹ trở thành địa điểm sản xuất
quan trọng đối với cả hai bên. Các ngành sản xuất mũi nhọn của Mỹ, bao gồm ô tô, điện tử, thiết bị điện và máy móc đều phải dựa vào sự hỗ trợ của các nhà sản xuất Mexico.
Ngành sản xuất ô tô là một ví dụ điển hình đối với mô hình sản xuất chung giữa các nƣớc Bắc Mỹ. Mexico, Canada và Mỹ mỗi nƣớc sẽ sản xuất và lắp ráp các bộ phận ô tô, di chuyển các sản phẩm này qua lại với nhau để tạo ra một chiếc ô tô hoàn chỉnh. Theo thống kê, một chiếc ô tô đƣợc sản xuất ở Bắc Mỹ thì các bộ phận của nó di chuyển trung bình 08 lần qua biên giới của Mỹ trong toàn bộ quá trình sản xuất và có khoảng 80-90% thƣơng mại ngành ô tô của Mỹ với hai nƣớc Bắc Mỹ còn lại là thƣơng mại nội ngành. Trên thực tế, khu vực Detroit – trung tâm sản xuất ô tô, xuất khẩu sang Mexico nhiều hơn sang bất cứ thành phố nào của Mỹ. Ngành sản xuất ô tô và bộ phận của ô tô của Mexico vì vậy đã phát triển rất mạnh trong vòng hai thập kỷ qua nhờ vào việc xoá bỏ thuế quan và giảm các hàng rào phi thuế thông qua NAFTA.
Gần đây, Mexico, Mỹ cùng 10 quốc gia khác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng (Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam) đã cùng tham gia vào Hiệp định TPP. Mặc dù thƣơng mại giữa Mexico và Mỹ đến nay đã gần nhƣ không còn tồn tại rào cản thuế quan và phi thuế quan nhƣng TPP sẽ tác động tới thƣơng mại Mexico-Mỹ thông qua một số lĩnh vực mà NAFTA chƣa đề cập tới nhƣ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đầu tƣ, thƣơng mại dịch vụ, mua sắm chính phủ cũng nhƣ các quy định về lao động và môi trƣờng. Việc cùng tham gia vào TPP sẽ đặt ra các vấn đề mới trong chính sách phát triển TMBG giữa hai quốc gia.
Để hiện thực hoá các ý tƣởng phát triển TMBG thành một khu vực sản xuất chung chứ không chỉ dừng lại ở việc mua bán hàng hoá, Mexico và Mỹ đã thực hiện các sáng kiến khác nhau.
Một trong những sáng kiến đầu tiên phải kể đến chƣơng trình Công nghiệp hoá biên giới đƣợc Mexico thực hiện từ những năm 1965 với việc xây dựng các nhà máy gia công maquiladoras ở Mexico nằm dọc đƣờng biên giới với Mỹ. Các nhà máy này sẽ nhập khẩu đầu vào sản xuất và máy móc từ Mỹ hoàn toàn miễn thuế, sau đó xuất khẩu sản phẩm cuối cùng trở lại Mỹ và chỉ phải đóng thuế đối với phần giá trị gia tăng đƣợc tạo ra ở Mexico hoặc nƣớc ngoài. Chƣơng trình IMMEX đƣợc thiết lập năm 2006 là sự phát triển của chƣơng trình Maquilador và đến năm 2011 đã dành ƣu đãi cho khoảng hơn 5000 doanh nghiệp Mexico tham gia. Mô hình Maquilador hay IMMEX cho thấy sự hợp tác sản xuất giữa hai nƣớc trong giai đoạn trƣớc chủ yếu tập trung ở khâu gia công, sản xuất đơn giản, đòi hỏi chi phí và nguồn nhân lực kỹ năng thấp.
Thời gian gần đây, Mexico và Mỹ hƣớng tới xây dựng một cộng đồng biên giới hai quốc gia thông qua xây dựng các “siêu khu vực” (mega region). “Siêu khu vực” thể hiện ý tƣởng về việc liên kết các thành phố biên giới của hai quốc gia có sự gần gũi về mặt địa lý và có khả năng kết hợp các lực lƣợng sản xuất nhằm phát triển kinh tế. Sáng kiến này nhằm mục đích chuyển hóa sự nền kinh tế xuyên biên giới Mexico-Mỹ từ dựa vào gia công và dịch vụ đòi hỏi chi phí và kỹ năng thấp sang nền kinh tế phát triển dựa vào đổi mới và sản xuất chất lƣợng cao.
Vùng biên giới Mexico - Mỹ hiện nay đƣợc chia ra làm 05 siêu khu vực bao gồm: (i) California - Baja California; (ii) Arizona - Sonora; (iii) Paso del Norte (Chihuahua – New Mexico – Texas); (iv) Coahuila - Nuevo León – Tamaulipas - Texas; (v) Lower Rio Grande Valley – Tamaulipas. Dựa vào lợi thế và điều kiện cụ thể, các khu vực này đã tập trung phát triển đƣợc nhiều lĩnh vực sản xuất trình độ cao; tạo ra các cụm công nghiệp hai quốc gia (binational cluster) quan trọng.
Ví dụ, siêu khu vực California-Baja California tập trung vào các lĩnh vực sản xuất mũi nhọn bao gồm: thiết bị nghe nhìn; thiết bị y tế; chất bán dẫn và linh kiện điện tử khác; dịch vụ sửa chữa và bảo hành các thiết bị điện tử và thiết bị chính xác; sản xuất tàu thuyền; tàu vũ trụ và các bộ phận; thiết bị điện tử và linh kiện; phần cứng; sản xuất và tái chế thiết bị điện từ và quang học; dịch vụ quản cáo, quan hệ công chúng; động cơ, tu bin và các thiết bị truyền dẫn;…… Siêu khu vực Arizona – Sonora tập trung vào các ngành nhƣ khai khoáng quặng kim loại; thiết bị nghe nhìn; tàu vũ trụ và các bộ phận; phần cứng; sản phẩm nội thất; chất bán dẫn và linh kiện điển tử khác; thiết bị điện; thiết bị y tế; đóng gói và chế biến hải sản;… Siêu khu vực Paso del Norte tập trung vào sản xuất các sản phẩm da; máy tính và thiết bị ngoại vi; thiết bị liên lạc; phụ tùng ô tô; thiết bị y tế; thiết bị gia dụng; thiết bị điện; thiết bị vận tải khác; thiết bị nghe nhìn; phụ kiện quần áo; phần cứng; chất bán dẫn và linh kiện điện tử khác; thiết bị điện chiếu sáng;… Siêu khu vực Coahuila – Nuevo León- Tamaulipas- Texas tập trung vào các lĩnh vực: dịch vụ thu xếp vận tải hàng hóa; sản xuất phụ tùng ô tô; đồ gia dụng; thiết bị điện; khai thác than; sản xuất và tái chế thiết bị điện từ và quang học; thiết bj nghe nhìn; chất bán dẫn và linh kiện điển tử khác;… Siêu khu vực Lower Rio Grande Valley – Tamaulipas tập trung vào sản xuất thiết bị nghe nhìn; thiết bị truyền thông; các sản phẩm nội thất; phụ tùng ô tô; thiết bị điện; đồ gia dụng;…
Các ngành mũi nhọn này thu hút một lực lƣợng lao động lớn ở các khu vực biên giới, điển hình là sản xuất phụ tùng ô tô thu hút khoảng 78.000 lao động ở khu vực Paso del Norte, 50.000 lao động ở khu vực Coahuila - Nuevo León – Tamaulipas – Texas, 44.000 lao động ở khu vực Lower Rio Grande Valley – Tamaulipas và 40.000 lao động ở khu vực California – Baja California. Ngoài ra, sản xuất thiết bị y tế sử dụng khoảng 46.000 lao động ở khu vực California – Baja California, 22.000 lao động ở khu vực Paso del Norte và gần 12.000 lao động ở khu vực Arizona – Sonora. Sản xuất thiết bị bán dẫn và linh kiện điện tử khác sử dụng hơn 35.000 lao động ở khu vực California – Baja Californiam và gần 13.000 lao động ở Arizona – Sonora. Thiết bị nghe nhìn thu hút khoảng 23.000 lao động ở khu vực California –
Baja California và hơn 12.000 lao động ở khu vực Lower Rio Grand Valley- Tamaulipas. Sản xuất tàu vũ trụ và các bộ phận sử dụng hơn 21.000 lao động ở khu vực California – Baja California, gần 18.000 lao động ở khu vực Arizona – Sonora.Thiết bị truyền thông sử dụng gần 19.000 lao động ở khu vực Paso del Norte và 16.000 lao động ở khu vực Lower Rio Grand Valley- Tamaulipas.
* Phát triển các yếu tố cần thiết (cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực) phục vụ phát triển thương mại ở khu vực biên giới
Không chỉ phát triển các mô hình sản xuất chung dọc đƣờng biên giới, Mexico và Mỹ còn chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy TMBG giữa hai bên.
Thứ nhất về cơ sở hạ tầng, theo thống kê, mỗi ngày có hơn 14.000 xe tải xếp hàng tại điểm giao biên giới để làm các thủ tục hải quan và kiểm soát an ninh nhằm giao hàng từ bên này sang bên kia biên giới Mexico-Mỹ. Đặc trƣng thƣơng mại giữa Mexico và Mỹ là hàng hóa trung gian đƣợc di chuyển nhiều lần qua biên giới để phục vụ việc cùng sản xuất khiến cho việc đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng nhằm giảm chi phí trong quá trình di chuyển hàng hóa qua biên giới càng trở nên quan trọng hơn.
Mỗi bang biên giới của Mỹ đều đƣa ra các biện pháp khác nhau để tối ƣu hóa các cửa khẩu biên giới và cơ sở hạ tầng. Ví dụ, ở bang California, theo các quy định hiện hành (nhƣ Đạo luật trái phiếu an ninh năm 2006) sẽ có khoảng 2 tỷ USD trái phiếu đƣợc đƣa vào Quỹ cải thiện hành lang thƣơng mại nhằm phát triển cơ sở hạ tầng dọc các hành lang thƣơng mại trọng điểm quốc gia. Quỹ này do Ủy ban giao thông bang California phân bổ cho các dự án đáp ứng đủ điều kiện quy định. Năm 2013-2014, Quốc hội và Thƣợng viện bang California đƣa ra dự luật AJR 4 và SB 1228 kêu gọi chính phủ liên bang tài trợ để thực hiện các cải tiến cần thiết tại các cửa khẩu San Ysidro, Calexico và Otay Mesa; đồng thời cho phép quy chế thu hút và sử dụng tài trợ từ các nguồn khác ngoài nguồn từ Đạo luật trái phiếu an ninh để thực hiện các dự án cải thiện cơ sở hạ tầng ở các cửa khẩu đƣờng bộ, cảng biển và cảng hàng không. Trong khi đó, bang Texas đƣa ra dự luật HB 3849 năm 2013 yêu
cầu nâng cao chất lƣợng cầu quốc tế và các giao điểm biên giới để phục vụ tốt hơn việc vận chuyển hàng hóa và hành khách quốc tế. Họ cũng kêu gọi thiết lập một hội đồng liên ngành nghiên cứu những tác động của thời gian chờ đợi đối với thƣơng mại quốc tế ở các cửa khẩu giữa Mexico và Mỹ (dự luật HCR 80 năm 2013). Năm 2011, bang New Mexico đƣa ra Nghị Quyết HJM 1 yêu cầu đối với Bộ An ninh nội địa liên bang áp dụng quy định cho phép nhập cảnh đối với các du khách Mexico sinh sống trong vòng bán kính 75 dặm từ cửa khẩu.
Mặc dù đƣợc chú trọng đầu tƣ, tình trạng phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới Mexico-Mỹ hiện nay đƣợc đánh giá là vẫn chƣa theo kịp và đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển TMBG trong thời gian qua. Theo ý kiến của hơn 1000 đối tƣợng có liên quan đến TMBG tham gia Diễn đàn Cạnh tranh kinh tế khu vực Mexico-Mỹ 2014, để phát triển cơ sở hạ tầng và tạo thuận lợi hóa việc di chuyển qua biên giới, Mexico và Mỹ nên: (i) khuyến khích hình thức đối tác công tƣ (PPP) trong phát triển cơ sở hạ tầng biên giới; và (ii) mở rộng chƣơng trình đối tác tin cậy (Trusted Traveler Program) nhằm giảm thời gian chờ đợi trong quá trình di chuyển qua biên giới.
Thứ hai về phát triển nguồn nhân lực, nhƣ phân tích ở trên các ngành phát triển dọc biên giới Mexico và Mỹ ngày nay đang chuyển từ các ngành sản xuất chi phí thấp (gia công, lắp ráp) sang các ngành sản xuất trình độ cao (sản xuất tàu vũ trụ, điện tử, ô tô, thiết bị y tế,…) và do đó đòi hỏi về nguồn lao động có kỹ năng ngày càng trở nên cấp thiết. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao vốn là thế mạnh của Mỹ. Theo báo cáo về chỉ số nguồn nhân lực của WEF, Mỹ có xếp hạng tƣơng đối cao (16/122 nƣớc đƣợc xếp hạng) nhờ vào bốn yếu tố chính là giáo dục, y tế, việc làm và môi trƣờng tạo thuận lợi. 95% ngƣời dân từ 25 tuổi trở lên đã tốt nghiệp cấp 2 và 39% đã tốt nghiệp cấp 3. Ngoài ra, Mỹ cũng là quốc gia có chất lƣợng giáo dục bậc cao hàng đầu thế giới; thu hút nhiều sinh viên quốc tế và do đó giúp Mỹ luôn đi đầu trong hoạt động nghiên cứu và phát triển, là nơi sản sinh ra rất nhiều sáng chế. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao của Mexico hạn chế hơn của Mỹ, xếp thứ 58/122 theo xếp hạng của WEF; tỷ lệ từ 25 tuổi trở lên có bằng cấp 2 khoảng 50%, có bằng cấp 3 khoảng
18% và chỉ có 1% tốt nghiệp các chƣơng trình học nghề sau cấp 2. Theo khảo sát của Manpower cho thấy 44% nhà tuyển dụng ở Mexico gặp khó khăn trong việc tìm đƣợc lao động đáp ứng đƣợc nhu cầu. Ngay đối với Mỹ là nƣớc có lợi thế về nguồn nhân lực chất lƣợng cao, khảo sát cũng chỉ ra rằng 40% nhà tuyển dụng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lao động đạt yêu cầu. Con số này thể hiện sự thiếu hụt lớn về nguồn lao động có kỹ năng cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và kỹ thuật.
Để khắc phục hạn chế này, trong Kế hoạch phát triển quốc gia giai đoạn 2013-2018, Mexico xác định để cải thiện chất lƣợng nguồn nhân lực không chỉ cần cải thiện hệ thống giáo dục, tăng cƣờng sự liên kết giữa giáo dục và nhu cầu xã hội mà còn phải đảm bảo cơ hội việc làm và giảm các rào cản sáng tạo đối với các đối tƣợng giáo dục ở bậc cao. Mỹ cũng đƣa ra một số sáng kiến để cải thiện chất lƣợng lao động ở khu vực biên giới nhƣ: (i) dự luật SB 1242 năm 2014 về thiết lập một chƣơng trình thí điểm phát triển kinh tế và ngôn ngữ trọng điểm kéo dài 6 năm kể từ năm học 2014-2015 ở bang Arizona; (ii) Dự luật số 141 năm 2013 cho phép những sinh viên khó khăn nhƣng đủ điều kiện từ bang California đƣợc có cơ hội tiếp cận công bằng đối với giáo dục bậc cao; (iii) Chƣơng trình quốc gia biên giới (Border Nations Program) thực hiện ở bang Texas cho phép sinh viên Mexico có khó khăn về mặt tài chính đƣợc tham gia vào một số trƣờng đại học công của Texas với