CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phát triểnTMBG củaMexico
3.1.4. Đánh giá và bài học đối với Việt Nam
Từ các nghiên cứu về phát triển TMBGcủa Mexico với Mỹ, một số bài học đƣợc rút ra nhƣ sau.
Thứ nhất, việc tham gia vào các hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng và khu vực giúp xóa bỏ thuế quan và các rào cản phi thuế, thuận lợi hóa thƣơng mại và di chuyển thể nhân có vai trò vô cùng quan trọng đối với hợp tác kinh tế biên giới giữa hai quốc gia.
Thứ hai, tùy vào mức độ hợp tác biên giới mà hai quốc gia thực hiện các sáng kiến hợp tác cụ thể. Trong trƣờng hợp của Mexico với Mỹ, khi mức độ hợp tác ở mức rất cao tạo ra một khu vực sản xuất chung thì có thể học tập kinh nghiệm phát triển các siêu khu vực và tạo ra các cụm công nghiệp hai quốc gia.
Thứ ba, muốn kinh tế biên giới phát triển cần đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng giao thông xuyên quốc gia; khuyến khích hình thức hợp tác công tƣ PPP với sự tham gia của chính quyền các cấp cũng nhƣ khu vực tƣ nhân và các tổ chức phi chính phủ.
Thứ tƣ, cần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động TMBG. Với mô hình sản xuất chung nhƣ Mexico và Mỹ thậm chí đòi hỏi cần có các chƣơng trình hợp tác giáo dục nhằm thu hẹp sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, kỹ năng và trình độ.
Cuối cùng, để việc hợp tác kinh tế khu vực biên giới một cách hiệu quả cần thiết lập, mở rộng và tăng cƣờng các định chế đại diện và phục vụ cho kinh tế khu vực biên giới. Trong đó, chính quyền ở tất cả các cấp bao gồm quốc gia, vùng và địa phƣơng ở cả hai bên biên giới nên tham gia vào quá trình thiết lập chính sách liên quan đến biên giới và thƣơng mại. Một thể chế khu vực biên giới cần đảm bảo là cầu nối hiệu quả giữa các đối tƣợng ở khu vực biên giới (chính quyền địa phƣơng, doanh nghiệp hoạt động và cƣ dân sinh sống tại vùng biên giới) với chính quyền vùng và chính quyền cấp quốc gia. Việc quản lý biên giới ở cấp quốc gia cần giải quyết dựa trên nguyên tắc
song phƣơng đồng thời các vấn đề về khả năng cạnh tranh kinh tế, an ninh quốc phòng và lợi ích quốc gia.