Thực trạng phát triểnTMBG của Canada

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thương mại biên giới Kinh nghiệm của Mexico, Canada và một số hàm ý đối với Việt Nam (Trang 79 - 83)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phát triểnTMBG của Canada

3.2.2. Thực trạng phát triểnTMBG của Canada

Canada là một trong số các quốc gia điển hình trên thế giới trong việc áp dụng và phối hợp thành công các chính sách phát triển, quản lý TMBG. Canada đã có những chƣơng trình hợp tác chặt chẽ với nội dung hợp tác đa dạng, phong phú để quản lýTMBG thông qua một loạt các chính sách trong các thời kỳ khácnhau,từ Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA), Hiệp ƣớc biên giới thông minhđến Chƣơng trình Đối tác thƣơng mại - Hải quan chống khủng bố (C-TPAT), Chƣơngtrình Thƣơng mại Tự do và An toàn (FAST) và gần đây nhất là Chƣơng trình vƣợt quabiên giới. Các chính sách quản lý đó đã giúp Canada tăng cƣờng thƣơngmại hiệu quả và an toàn, thúc đẩy an ninh, đẩy mạnh dòng di chuyển con ngƣời và cảithiện cuộc sống của ngƣời dân vùng biên giới.

Canada luôn là đối tác thƣơng mại lớn nhất trên thế giới của Mỹ kể từ trƣớc năm 2014. Đến năm 2015, Canada là đối tác thƣơng mại lớn thứ hai của Mỹ, sau Trung Quốc nhƣng Canada vẫn là đối tác chiến lƣợc quan trọng hàng đầu của Mỹ. Kim ngạch thƣơng mại giữa Canada và Hoa Kỳ gia tăng nhanh chóng, tăng gấp ba lần từ năm 1989 - khi Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) Canada-Mỹ đƣợc ký kết đến năm 2000 và đạt gần 456 tỷ USD.

Tuy nhiên, kể từ sau sự kiện 11/9, Mỹ thay đổi mục tiêu và chính sách trong TMBG và áp dụng thêm các chƣơng trình an ninh tại biên giới với Canada đã làm cho TMBG giữa hai nƣớc giảm mạnh trong giai đoạn năm 2001 - 2002 và đạt mức 416 tỷ USD vào cuối năm 2002. Từ năm 2003-2008, TMBG giữa hai nƣớc gia tăng trở lại và đạt 676 tỷ USD vào năm 2008, sau đó giảm vào năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Từ năm 2010 đến 2014, thƣơng mại hai chiều của Canada và Mỹ tiếp tục tăng trƣởng và đạt hơn 760 tỷ USD. Đến năm 2015, tổng thƣơng mại hàng hoá và dịch vụ hai chiều của Mỹ với Canada suy giảm xuống khoảng 669 tỷ USD, làm cho Canada mất vị trí đối tác thƣơng mại lớn nhất vào tay Trung Quốc, trong đó xuất khẩu đạt 238 tỷ USD và nhập khẩu đạt 332 tỷ USD. Tuy

nhiên, một điểm sáng là suốt từ năm 1999 đến 2014, trong thƣơng mại với Mỹ, Canada luôn có cán cân thƣơng mại thặng dƣ và năm 2015 là năm đầu tiên kể từ năm 1999 cán cân thƣơng mại thâm hụt 6 tỷ USD.

Hình 3.7: Thương mại hàng hoá và dịch vụ của Mỹ với Canada, 1999-2015 (tỷ USD)

Nguồn: Bnreau of Economic Analysis (2016)

Năm 2008, mỗi một ngày có hơn 1,5 tỷ hàng hoá và dịch vụ đi qua biên giới Canada và Mỹ, tƣơng đƣơng hơn 1 triệu USD một phút. Đến năm 2013, con số này tăng lên gần 2 tỷ USD, tƣơng đƣơng với mỗi một phút có 1,4 triệu USD hàng hoá và dịch vụ đƣợc buôn bán qua biên giới hai nƣớc. Đến năm 2015, con số tƣơng ứng là 1,8 tỷ USD một ngày hay 1,2 triệu USD/phút. Vào thế kỷ 18 và 19, Canada xuất khẩu sang Mỹ tài nguyên và hàng nông sản trong khi Mỹ xuất khẩu sang Canada các sản phẩm công nghiệp. Đến thế kỳ 20, Canada và Mỹ chuyển sang buôn bán với nhau hàng hoá trung gian, trong đó chủ yếu là các thiết bị ô tô, máy bay, máy móc...

Hơn một nửa hàng hoá buôn bán giữa biên giới Canada và Mỹ đƣợc vận chuyển bằng xe tải. Tại tỉnh Ontario - tỉnh chiếm khoảng ½ thƣơng mại Canada và Mỹ khoảng 73% hàng hoá đƣợc vận chuyển bằng xe tải. về con số xe tải đi qua biên giới Canada và Mỹ, từ năm 1995 đến năm 2000, số lƣợng

xe tải thƣơng mại đi qua biên giới Canada-Mỹ tăng lên đều đặn hàng năm. Tuy nhiên, kể từ sau khi đạt mức cao vào năm 2000 với khoảng 14 triệu xe tải thƣơng mại qua biên giới Canada-Mỹ, số lƣợng xe tải đã giảm 6% vào năm 2001 và dao động xung quanh mức 13 triệu lƣợt xe tải mỗi năm trong giai đoạn 2002-2006. Sự suy giảm lƣợt xe tải từ năm 2002 là do nhiều nguyên nhân nhƣ sự suy thoái kinh tế của Bắc Mỹ sau sự kiện 11/9, sự dao động của tỷ giá hối đoái và sự tăng giá xăng dầu. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân trực tiếp là do các biện pháp an ninh mới tại biên giới. Từ năm 2007 đến nay, số lƣợt xe tải của Mỹ đi qua biên giới Canada-Mỹ là khoảng 10 triệu/ngày. Với tầm quan trọng của xem tải trong TMBG giữa Canada và Mỹ , hai quốc gia đều nhận thấy rằng dịch vụ vận tải rẻ, nhanh và đáng tin cậy sẽ là yếu tổ chủ chốt thúc đẩy thƣơng mại mậu biên giữa hai nƣớc. Do đó, trong các chƣơng trình và chính sách hợp tác TMBG giữa hai nƣớc, dịch vụ xe tải luôn là một trong những ƣu tiên của hai bên.

Hình 3.8: Số lượt xe tải thương mại của Mỹ đi qua biên giới Canada-Mỹ (triệulượt xe)

Nguồn: Bradbury (2010)

Các hoạt động hợp tác nhằm phát triển TMBG giữa Canada và Mỹ rất đa dạng. Hai quốc gia không chỉ hƣớng vào việc xoá bỏ

các hàng rào thuế quan tại biên giới, mà còn hƣớng tới mục tiêu xa hơn là giảm chi phí giao dịch tại biên giới để góp phần phát triển thƣơng mại song phƣơng. Hai bên cùng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng biên giới, tăng cƣờng và hài hoá hoá các chƣơng trình nhằm thúc đẩy dòng di chuyển của phƣơng tiện vận tải, con ngƣời tại biên giới; chia sẻ thông tin để từ đó thúc đẩy thƣơng mại phát triển.

Tuy nhiên, phát triển TMBG giữa Canada và Mỹ cũng gặp phải những thách thức nhất định, điển hình là buôn lậu các hàng hoá bị cấm, di dân trái phép và an ninh tại cửa khẩu.Quản lý buôn lậu tại các cửa khẩu khá phức tạp do đƣờng biên giới Canada-Mỹ rất dài. Các hàng hoá nhƣ rƣợu bia, súng, vũ khí, thuốc lá, ma tuý bị buôn lậu qua biên giới là một tình trạng phổ biến tại các cửa khẩu biên giới Canada-Mỹ. Biên giới Ontario-Quebec với bang New York là tuyến đƣờng chính của giới buôn lậu thuốc lá với lợi nhuận hàng trăm triệu đô. Hàng chục nhóm tội phạm có tổ chức từ nhỏ đến lớn, các hội mô-tô phi pháp và mafia Ý dùng các tuyến đƣờng này để vận chuyển ma túy và di dân lậu sang Mỹ. Ngoài ra còn có nỗi lo là khủng bố có thể thâm nhập qua cùng các con đƣờng biên giới này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thương mại biên giới Kinh nghiệm của Mexico, Canada và một số hàm ý đối với Việt Nam (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)