Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu. Hiện nay, cơ sở vật chất – kỹ thuật thƣơng mại tại các khu vực biên giới nƣớc ta còn nhiều thiếu thốn lạc hậu, không đủ khả năng đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển thƣơng mại hàng hoá tại các cửa khẩu trong thời gian sắp tới. Vì vậy, Nhà nƣớc và các địa phƣơng biên giới cần tập trung đầu tƣ xây dựng, cải tạo hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thƣơng mại trên toàn biên giới nhằm phục vụ tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới. Đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, chính quyền địa phƣơng tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc về nguồn vốn đầu tƣ nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng thƣơng mại ở khu vực biên giới nói chung và khu vực cửa khẩu nói riêng nhằm đảm bảo cơ sở hạ tầng thuận lợi cho hoạt động TMBG phát triển.
Quy hoạch xây dựng hệ thống trung tâm thƣơng mại tại các cửa khẩu nhằm tổng hợp các loại hình kinh doanh và dịch vụ phục vụ cho hoạt động thƣơng mại, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thƣơng mại tại các khu vực cửa khẩu. Trung tâm thƣơng mại là nơi để các nhà sản xuất, kinh doanh thực hiện quá trình tìm hiểu bạn hàng và thị trƣờng, thực hiện các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, giới thiệu sản
phẩm, cơ hội đầu tƣ, tiến hành giao dịch, đàm phán, ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu, thực hiện giao nhận hàng hoá, hoàn tất các thủ tục thanh toán…
4.2.4.Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua biên giới cho phù hợp với điều kiện kinh doanh.
Để có chỗ đứng trên thị trƣờng Trung Quốc, Lào và Campuchia, hàng hoá Việt Nam phải chịu một sức ép cạnh tranh rất lớn từ các hàng hoá của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Nhƣ vậy, muốn phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới trên bộ với Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chính sách đầu tƣ đủ mạnh, có tính đột phá để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến mẫu mã, chủng loại sản phẩm đặc biệt là nâng cao chất lƣợng hàng hoá và hạ giá thành sản phẩm.
Đề nghị nhà nƣớc điều chỉnh mức kinh phí cho hoạt động xúc tiến TMBG tại những khu vực biên giới, tập trung hỗ trợ thƣơng nhân, phát triển các phƣơng thức kinh doanh, các mặt hàng chủ lực, có tiềm năng doanh thu lớn và ổn định. Đa dạng hóa các hình thức, phƣơng thức xúc tiến thƣơng mại, tăng cƣờng hợp tác với các nƣớc bạn trong tổ chức các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại theo chuỗi giá trị vào sâu trong hệ thống phân phối nội địa của các nƣớc.
Xây dựng chiến lƣợc xuất khẩu và chiến lƣợc mặt hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh xuất nhập khẩu qua biên giới trên bộ với các nƣớc láng giềng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh có tính có tính “tình huống”, “thƣơng vụ”, “chụp giật” mà ít có tầm nhìn dài hạn hay nói đúng hơn là chƣa có chiến lƣợc kinh doanh cụ thể. Cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả xuất khẩu biên mậu mặt hàng nông sản,tránh tình trạng gây thiệt hại cho bà con nông dân, ví dụ tại cửa khẩu Tân
Thanhtrong vài năm gần đây, chính phủ và các cơ quan liên quan cần sớm có nghiên cứu,đánh giá và đƣa ra các cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo giá trị cho hàng nông sảnxuất khẩu của Việt Nam.Để duy trì và phát triển bền vững
hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp cần phải hoạch định một chiến lƣợc kinh doanh lâu dài. Để hoạch định chiến lƣợc kinh doanh, doanh nghiệp cần phải căn cứ vào chiến lƣợc xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Khi hoạch định chiến lƣợc, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu chiến lƣợc đến thời điểm cụ thể, tránh đƣa ra các mục tiêu chung chung không rõ ràng, khó xác định. Sau khi đã xác định đƣợc mục tiêu chiến lƣợc, doanh nghiệp cần phải xác định rõ các nội dung chiến lƣợc, các biện pháp cần thực hiện và việc tổ chức thực hiện sao cho kết quả nhất.Trong quá trình thực hiện chiến lƣợc, doanh nghiệp phải thƣờng xuyên kiểm tra đánh giá chiến lƣợc để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Về chiến luợc mặt hàng nói riêng, cũng cần có kế hoạch cho từng mặt hang cụ thể, sang từng khu vực thị trƣờng cụ thể. Trong thời gian trƣớc mắt, cần tập trung đầu tƣ sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà thị trƣờng nƣớc bạn có nhu cầu và Việt Nam có thế mạnh nhƣ thuỷ sản, nông sản, đồ gia dụng…. Lâu dài hơn, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu và tìm biện pháp thích hợp để xuất khẩu qua biên giới cả những sản phẩm mới, chế biến và chế tạo nhƣ các sản phẩm công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, các dịnh vụ tƣ vấn có hàm lƣợng trí tuệ cao.
Hoạt động TMBG là hoạt động đặc thù, các doanh nghiệp kinh doanh TMBG của Việt Nam luôn bị động và phụ thuộc nhiều vào điều tiết của phía Trung Quốc. Để liên kết các doanh nghiệp kinh doanh TMBG, hợp tác thúc đẩy TMBG phát triển, cần thành lập “Hiệp hội kinh doanh biên mậu Việt - Trung” để đảm bảo quyền lợi cho các thƣơng nhân của Việt Nam trong kinh doanh với Trung Quốc, hạn chế tình trạng thƣờng xuyên bị thua thiệt, ép giá, ép cấp.
4.2.5.Xây dựng chính sách TMBG hài hòa với mục tiêu đảm bảo an ninh và phát triển kinh tế
Giảm sự phụ thuộc vào một thị trƣờng quá lớn. Về sự tiếp giáp với các nƣớc cùng biên giới, nƣớc ta tiếp giáp cũng nhƣ phát triển quan hệ TMBG với Trung Quốc, Lào và Campuchia. Tuy nhiên nhìn vào cơ cấu trong quan hệ thƣơng mại, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Lào, Việt Nam và Campuchia chỉ chiếm một phần nhỏ so với Việt Nam và Trung, điều này đã làm TMBG của Việt Nam phụ thuộc rất vào Trung Quốc. Nhất là khi quan hệ thƣơng mại phụ thuộc vào yếu tố chính trị, một khi bất đồng hay căng thẳng về chính trị, nền kinh tế nói chung và đặc biệt là TMBG sẽ bị ảnh hƣởng nặng nề. Do đó, cần điều hòa, đảm bảo cả về lƣợng và về chất trong quan hệ với các nƣớc trong quan hệ TMBG, tránh phụ thuộc vào một nƣớc cũng nhƣ phát triển thƣơng mại với nƣớc thứ 3 trên bộ (những nƣớc cách Việt Nam một quốc gia hay một khoảng cách địa lý nhỏ) khi mà các nƣớc tiếp giáp biên giới chỉ có 3 nƣớc nêu trên.
KẾT LUẬN
Hợp tác trao đổi hàng hoá với các quốc gia trên thế giới là một yêu cầu tất yếu khách quan trên con đƣờng phát triển nền kinh tế đất nƣớc thì hợp tác trao đổi hàng hoá với các quốc gia có chung đƣờng biên giới là bƣớc đầu tiên, bƣớc tập duyệt trong lộ trình hợp tác trao đổi toàn diện đối với các quốc gia khác trong khu vực và quốc tế. Thực tiễn những năm vừa qua cho thấy, từ khi mở cửa biên giới giao lƣu với các nƣớc láng giềng đến nay, chúng ta đã luôn nỗ lực để đẩy mạnh hình thức này. Một số hiệp định, thoả thuận giữa Việt Nam và các nƣớc đã đƣợc ký kết, nhiều cửa khẩu và chợ biên giới đã đƣợc mở ra, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc, Lào, Campuchia liên tục tăng qua các năm, các mặt hàng trao đổi ngày một phong phú… Tình hình xuất nhập khẩu qua biên giới đã và đang diễn ra vô cùng sôi động. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới , Việt Nam đã xuất khẩu một khối lƣợng lớn hàng hoá mà trƣớc đây có khả năng sản xuất nhƣng chƣa tìm đƣợc thị trƣờng tiêu thụ ổn định nhƣ: nông sản dƣới dạng thô và sơ chế, một số hàng tiêu dùng… Ngƣợc lại, cũng nhập khẩu đƣợc một số vật tƣ thiết bị, nguyên nhiên liệu phục vụ các ngành sản xuất trong nƣớc và một số hàng tiêu dùng phục vụ dân cƣ. Đây là kết quả rất lớn góp phần đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc, Lào, Campuchia, thúc đẩy sản xuất trong nƣớc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng có lợi, tăng thu cho ngân sách… Sự phát triển thƣơng mại đã tạo điều kiện hình thành các khu dân cƣ tập trung dọc biên giới, phát triển cơ sở hạ tầng, các tuyến đƣờng giao thông và các cơ sở bƣớc đầu cho bƣu chính viễn thông, từ đó góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của dân cƣ các địa phƣơng biên giới, giữ vững an ninh quốc phòng, tăng cƣờng tình đoàn kết hữu nghị với các nƣớc. Tuy nhiên, xét về tổng thể, kết quả nêu trên vẫn chƣa xứng với tiềm năng thế mạnh của các nƣớc. Hiện tại, hoạt động thƣơng
mại hàng hoá qua biên giới vẫn còn nhiều bất cập trong kỹ thuật, nghiệp vụ và công tác quản lý. Cơ sở hạ tầng ở các cửa khẩu còn thiếu thốn. Hoạt động buôn lậu và gian lận thƣơng mại diễn ra ngày càng phức tạp gây nên tình trạng thất thu thuế, gây bất lợi cho ngƣời tiêu dùng và ảnh hƣởng xấu đến sản xuất trong nƣớc. Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng và xoá bỏ tệ nạn xã hội vẫn chƣa đạt đƣợc kết quả mong muốn… Để đƣa hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới xứng với tiềm năng và thế mạnh của mỗi nƣớc trƣớc những yêu cầu hội nhập của quốc tế và khu vực, thì chúng ta cần thực hiện đồng bộ một số chính sách (cả tầm vĩ mô lẫn vi mô) nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại đang làm giảm hiệu quả và cản trở sự phát triển của TMBG giữa Việt Nam và các nƣớc. Trong đó, các vấn đề rất cần sự can thiệp của Nhà nƣớc là tăng cƣờng công tác quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách, xây dựng cơ sở vật chất hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thƣơng mại và đào tạo nguồn nhân lực, và đặc biệt là tăng cƣờng đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp – những ngƣời thực thi các hoạt động này cũng cần đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nhƣ: xây dựng chiến lƣợc xuất khẩu, tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu thị trƣờng và xúc tiến thƣơng mại đồng thời hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp. Để các giải pháp nêu trên đƣợc hoàn thành một cách triệt để và đạt đƣợc hiệu quả cao cần có sự thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng, từ Nhà nƣớc đến doanh nghiệp trong việc thực hiện các chính sách trên. Trƣớc những nhân tố quốc tế và khu vực, từ các nƣớc láng giềng và từ chính nội tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu kinh tế đã dự báo rằng trong những năm tới, nếu nƣớc ta nắm bắt đƣợc những thời cơ, hạn chế đƣợc những bất cập thì triển vọng TMBG giữa Việt Nam và các nƣớc sẽ tƣơi sáng hơn. Yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự tiếp tục phát triển quan hệ thƣơng mại hàng hoá qua biên giới chính là thiện chí và quyết tâm của mỗi nƣớc, lấy lợi ích quốc
gia dân tộc, kết hợp với lợi ích quốc tế chân chính và hiệu quả chính trị xã hội an ninh làm tiêu chuẩn.
Những kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc của bài luận văn:
Hệ thống hoá đƣợc cơ sở lý thuyết về TMBG. Nêu đƣợc tổng quan tình hình nghiên cứu của luận văn, tìm ra đƣợc khoảng trống nghiên cứu. Phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động TMBG của Mexico, Canada và Việt nam, tập trung chủ yếu trong quan hệ với các đối tác lớn là Mỹ và Trung Quốc. Phân tích và rút ra các bài học thực tiễn đối với Việt Nam.
Nêu đƣợc những thành tựu và hạn chế trong hoạt động phát triển TMBG của Việt Nam. Đề xuất đƣợc một số giải pháp để Việt Nam và Chính phủ để tận dụng những cơ hội và vƣợt qua thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại để phát triển hơn nữa hoạt động TMBG góp phần vào sự phát triển chung của đất nƣớc.
Tuy nhiên, do đây là vấn đề mới nên bài nghiên cứu mới chỉ dựa trên tổng hợp các yếu tố chung nhất, một cái nhìn toàn diện về những hoạt động phát triển TMBG của Mexico và Canada để rút ra một số bài học đối với Việt Nam trong bối cảnh và điều kiện của Việt nam. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo cho luận văn sẽ tập trung nghiên cứu và phân tích các chính sách phát triển TMBG của hiện nay của Việt Nam và đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp để đẩy mạnh hoạt động TMBG phát triển ổn định và bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Albert Legault, 2008. Canada: Ngƣời khổng lồ bằng giấy về năng lƣợng.
Tạp chí châu Mỹ ngày nay, Số 3/2008, trang 50-54.
2. Bùi Thành Nam, 2014. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Mỹ tại Canada - Thực trạng và vấn đề.Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 8, trang 9-17.
3. Bùi Thành Nam, 2015. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Canada tại Mỹ: Tác động và xu hƣớng. Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 3, trang 311. 15. 4. Chính phủ, 2006.Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua,bán hàng hóa quốc té và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnhhàng hóa với nước ngoài. Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2006.
5. Chính phủ, 2014.Nghị định số 112/2014/ NĐ-CP qui địnhvề quản lý cửa
khẩu biên giới đất liền. Hà Nội, tháng 11 năm 2014.
6. Chính phủ, 2015.Quyết định số: 52/2015/QĐ-TTg của Thủtướng chính
phủ về việc quản lý hoạt động TMBG với các nướccó chung biên giới. Hà
Nội, tháng 10 năm 2015.
7. Christina Sevilla,2007. Tại sao cần phải tự do hoá thƣơng mại.Tạp chí
Điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 1/2007.
8. Cù Chí Lợi, 2012. Mạng sản xuất toàn cầu và sự tham gia của các ngành
công nghiệp Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
9. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thƣờng Lạng, 2012.Giáo trình Kinh tế quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
10.Diane Brady, 2004. Làm thế nào để biến Canada trở thành một nƣớc hùng mạnh.Tạp chí châu Mỹ ngày nay, Số 3/2004, trang 47 - 49.
11.Hoàng Thị Chỉnh và cộng sự, 1998. Giáo trình Kinh tế Quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
12.Nguyễn Anh Thu và Nguyễn Thị Minh Phƣơng (2016), “Các chính sách và sáng kiến thúc đẩy thƣơng mại biên giới Mỹ - Mexico và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, trong Kỷ yếu Hội thảo Phát triển thƣơng mại biên giới: kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam, Hà Nội.
13.Nguyễn Văn Hòe, Nguyễn Văn Tuấn,2007.Giáo trình thương mại quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
14.John H. Jackson, 2001.Hệ thống thương mại thế giới - Luật và chính sách
về các quan hệ kinh tế quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh Niên.
15.Nguyễn Ngọc Mạnh, 2008. Canada: Một nền kinh tế thịnh vượng và phát
triển. Tạp chí châu Mỹ ngày nay, Số 6, trang 20 - 26.
16. Nguyễn Tuấn Minh, 2013. Quan hệ kinh tế xuyên biên giới Canada-Mỹ.
Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 11, trang 12-20.
17.Paul R. Krugman, Maurice Obstfeld, 1996. Kinh tế học quốc tế - Lý thuyết
và chính sách. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
18. Nguyễn Thiết Sơn, 2002. Canada - nền kinh tế phát triển cao của thế kỷ XXI.Tạp chí châu Mỹ ngày nay, Số 7, trang 3 - 6.
19.Nguyễn Thiết Sơn, 2003. Các công ty xuyên quốc gia: Khái niệm, đặc trưng và những biểu hiện mới. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
20.Nguyễn Thiết Sơn, 2008. Quan hệ Việt Nam - Canada phát triển vững chắc trong thế kỷ mới. Tạp chí châu Mỹ ngày nay, Số 6/2008, trang 3 - 10. 21.Nguyễn Xuân Trung, 2004. Một số tác động của NAFTA đến kinh tế
Canada. Tạp chí châu Mỹ ngày nay, Số 7, trang 14 - 22.
22.Nguyễn Khánh Vân, 2008. Quan hệ năng lƣợng Canada - Mỹ.Tạp chí
châu Mỹ ngày nay, Số 7, trang 50 - 54.
23.Trịnh Trọng Nghĩa, 2005. Canada - Bƣớc vào kỷ nguyên mới.Tạp chí châu
24.Tô Xuân Dân, 1995.Giáo trình kinh tế học quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
TIẾNG ANH
25.Bradbury, S. L, 2010. An assessment of the free and secure trade