CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp thúc đẩy phát triểnTMBG củaViệt Nam
Để thúc đẩy TMBG ngày càng phát triển cũng nhƣ đạt đƣợc những thành tựu tƣơng xứng với tiềm năng của đất nƣớc, từ những mặt đã làm đƣợc và những mặt còn tồn tại nhƣ đã phân tích ở phần trên, và qua kinh nghiệm của Mexico và Canada phát triển TMBG với Mỹ, Việt Nam cần có một số giải pháp tổng thể nhƣ sau:
4.2.1 Tăng cường hợp tác khu vực
Đẩy mạnh hợp tác với các nƣớc có chung biên giới để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển TMBG; Thúc đẩy đàm phán với các nƣớc có chung biên giới với Việt Nam về việc ký kết các hiệp định, thỏa thuận tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển TMBG trong giai đoạn hiện nay; Sớm nghiên cứu đề án thành lập “Hiệp hội kinh doanh biên mậu” để đảm bảo quyền lợi cho các thƣơng nhân của Viêt Nam trong kinh doanh với Trung Quốc và các nƣớc láng giềng; Ký kết và triển khai nhanh các nội dung Hiệp định TMBG Việt Nam – Trung Quốc, thay thế Hiệp định năm 1998…
Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chung về chất lƣợng hàng hoá, tiêu chuẩn môi trƣờng, quy định kiểm dịch động, thực vật và ký kết các hiệp định song phƣơng về thừa nhận các tiêu chuẩn hàng hoá để tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra và thông quan hàng hoá. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng triển khai ký kết các hiệp định, các bản ghi nhớ, các bản thoả thuận giữa hai nƣớc, giữa các Bộ…nhằm tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng thâm nhập thị trƣờng và tiến hành xúc tiến thƣơng mại tại thị trƣờng nƣớc ngoài, tránh trƣờng hợp hiện nay hàng hoá Việt Nam vận chuyển ở nƣớc ngoài gặp nhiều khó khăn, chịu nhiều chi phí bất hợp lý, tạo thành các rủi ro không dự đoán, không kiểm soát đƣợc. Tại các khu vực biên giới, hai bên nên thành lập các cơ quan chuyên trách để thƣờng xuyên tiếp xúc thông báo cho nhau những thông tin cần thiết nhƣ chủ trƣơng định hƣớng của mỗi bên, kiến nghị với Chính phủ, những yêu cầu về hợp tác kinh tế, thƣơng mại, văn hoá,
du lịch …Giám sát việc thực hiện các hiệp định, các thoả thuận đã ký kết, kiến nghị giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi các hiệp định và thoả thuận giữa các bên. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển giao lƣu buôn bán trong khu vực, cần đẩy nhanh việc thực hiện các thoả thuận đã ký kết về “Tạo thuận lợi cho ngƣời và hàng hoá qua biên giới”. Trong thời gian tới, doanh nghiệp Việt Nam sẽ là lực lƣợng nòng cốt và trực tiếp trong việc thực hiện cam kết tại Hiệp định ACFTA. Họ cần đƣợc chuẩn bị kỹ và hỗ trợ thích đáng để tăng cƣờng năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng và thực hiện ACFTA một cách có hiệu quả. Đây là một việc làm mang tính khẩn trƣơng và bài bản, là giải pháp lớn với bƣớc đi cụ thể, có liên quan mật thiết đến việc thúc đẩy phát triển quan hệ thƣơng mại hàng hoá qua biên giới với các nƣớc láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc.
4.2.2 Hoàn thiện và phát triển đồng bộ cơ chế chính sách đối với hoạt động TMBG. TMBG.
Trƣớc hết, cần sớm ban hành Quy chế biên mậu. Có nhƣ vậy, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất nhập khẩu hàng hoá trên bộ với các nƣớc láng giềng mới có đủ cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt động của mình một cách có hiệu quả. Ngoài ra, cần có các chính sách phù hợp với điều kiện kinh doanh ở thị trƣờng biên giới nhƣ: chính sách mặt hàng, chính sách thuế, chính sách tiền tệ tín dụng và các chính sách khuyến khích mở rộng các phƣơng thức kinh doanh. Cần xây dựng một chính sách mặt hàng có tính ổn định lâu dài nhằm tạo ra những sản phẩm có tầm chiến lƣợc, có khối lƣợng và doanh thu lớn. Hiện nay, nhà nƣớc đang có chính sách hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu, chủ yếu là các biện pháp tài chính, thực chất là trợ cấp xuất khẩu. Trong thời gian tới cần chuyển dần các chính sách hỗ trợ xuất khẩu thành các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thƣơng mại, mở rộng sản xuất, tƣ vấn kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực, kiện toàn hệ thống tổ
chức… Nhƣ vậy, các chính sách trên vừa phù hợp với quá trình hội nhập vừa nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với các thị trƣờng biên giới chủ yếu áp dụng phƣơng thức kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, Nhà nƣớc cần có các chính sách khuyến khích phát triển các hình thức kinh doanh khác nhƣ mua bán qua trung gian, đấu thầu quốc tế, gia công quốc tế…
Tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động thƣơng mại qua biên giới. Đây là giải pháp nhằm tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi và ổn định cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới với các nƣớc láng giềng. Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về thƣơng mại nhƣ Sở Thƣơng mại, Hải quan, Bộ đội biên phòng, kiểm dịch động thực vật, kiểm dịch y tế, cơ quan thuế vụ, quản lý thị trƣờng…cần cải cách thủ tục theo hƣớng tinh giản gọn nhẹ, giảm thiểu các thủ tục không cần thiết đặc biệt là các thủ tục thông quan nhằm giảm ách tắc tại các cửa khẩu. Đồng thời, các cơ quan này cần phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với nhau cũng nhƣ với các cơ quan chính quyền tổ chức quản lý và điều hành tốt các hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới trên bộ. Đối với địa phƣơng, ở mỗi khu cửa khẩu cần thành lập một ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu bao gồm có sự tham gia đầy đủ của các ban ngành hữu quan.
Hoàn thiện pháp luật về hoạt động TMBG. Cùng với sự phát triển của TMBG, phát luật về TMBG đã ra đời và đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của TMBG. Trong đó phải kể đến sự điều tiết các hoạt động thƣơng mại, đƣa TMBG đi vào nề nếp, đảm bảo cho sự ổn định của TMBG, theo đó là các chính sách ƣu đãi cũng nhƣ tạo điều kiện cho hoạt động TMBG phát triển nhƣ ƣu đãi thuế quan, đơn giản hóa thr tục hành chính, thuế…đã tạo điều kiện cho TMBG phát triển lên tầm cao mới. Tuy nhiên, do các qui định của phát luật về TMBG chƣa chặt chẽ, có qui định tỏa ra không phù hợp đã
làm cho TMBG chuyển biến theo chiều hƣớng khác, ảnh hƣởng xấu đến TMBG nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Tăng cƣờng công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách về phát triển TMBG, nhằm thu hút sự quan tâm, tham gia của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội. Đồng thời, khẩn trƣơng xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về hoạt động TMBG phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động TMBG.