Phân tích hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh thông qua các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Liên doanh Sana WMT (Trang 75 - 84)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng Vốn Kinh doanh

3.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh thông qua các chỉ tiêu

3.2.1.1. Số vòng quay vốn (hay số vòng quay tài sản)

Bảng 3.4. Số vòng quay tổng vốn

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

2014/2013 2014/2015

+(-) % +(-) %

Doanh thu thuần 305.679 278.535 197.077 (27.144) -8,88% (81.458) -29,25%

Tổng TS đầu kỳ 267.903 532.892 547.056 264.989 98,91% 14.164 2,66%

Tổng TS cuối kỳ 532.892 547.056 515167 14.164 2,66% (31.889) -5,83%

Tổng TS bình quân 400.398 539.974 531.112 139.577 34,86% (8.863) -1,64%

Vòng quay tài sản 0,76 0,52 0,37 (0,24) -31,44% (0,15) -29,08%

Từ bảng 3.4 ta thấy số vòng quay tài sản có xu hƣớng giảm (từ 0,76 vòng năm 2013 xuống 0,37 vòng năm 2015), sự sụt giảm này do khả năng sản xuất kinh doanh, ta có thể nhận thấy rõ nhất trong năm 2013, cụ thể nhƣ sau:

* Năm 2013: Tài sản đƣợc luân chuyển với tốc độ 0,76 vòng/năm , có nghĩa là bình quân 1 đồng tài sản đƣa vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,76 đồng doanh thu. * Năm 2014: Số vòng quay tổng tài sản là 0,52 vòng/năm giảm 0,24 vòng so với năm 2013. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản năm 2014 không tốt bằng năm 2013. Năm 2012 chứng kiến sự tụt giảm mạnh của doanh thu thuần so với sự tăng trƣởng của tài sản bình quân (Doanh thu thuần giảm 8,88% trong khi tổng tài sản bình quân tăng 34,86%). Nguyên nhân nhƣ đã phân tích ở các phần trên: năm 2014 là năm Công ty gặp nhiều khó khăn, mặc dù quy mô doanh nghiệp đƣợc mở rộng hơn nhƣng hoạt động sản xuất kinh doanh ảm đạm khiến cho doanh thu bị giảm sút nặng nề.

* Năm 2015: Mặc dù Công ty không đẩy mạnh mở rộng đƣợc quy mô doanh nghiệp nhƣ năm 2014, giảm đầu tƣ TS nhẹ (TS giảm 8.863 triệu đồng, tƣơng đƣơng 1,64%) dẫn đến DTT củ a công ty lại giảm một cách mạnh 29,25% tƣơng đƣơng 81.458 triệu đồng. Vòng quay TTS giảm xuống 0,37 vòng là một minh chứng cho nguy cơ thu hẹp sản xuất khi hoạt động kinh doanh trở nên không hiệu quả để mang lại sự sụt giảm DT của Công ty.

Tuy nhiên, nếu so sánh cả quá trình từ 2013 đến 2015 thì ta thấy sự giảm sút của vòng quay TTS qua 3 năm đã chứng tỏ Công ty đã không nâng cao đƣợc hiệu suất sử dụng TS của mình. Trong tƣơng lai, Công ty cần tập trung đầu tƣ mở rộng quy mô TS và có những biện pháp hợp lý để khai thác tối đa giá trị TS đầu tƣ nhằm đem lại doanh thu nhƣng tƣơng xứng lợi nhuận mang lại cũng phải tốt, nhƣ thế mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động cho Công ty.

3.2.1.2 Số vòng quay tài sản cố định Bảng 3.5. Số vòng quay tài sản cố định ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2014/2015 +(-) % +(-) %

Doanh thu thuần 305.679 278.535 197.077 (27.144) -8,88% (81.458) -29,25%

Tổng TSCĐ đầu kỳ 90.345 88.727 81.566 (1.618) -1,79% (7.161) -8,07%

Tổng TSCĐ cuối kỳ 88.727 81.566 159.057 (7.161) -8,07% 77.491 95,00%

Tổng TSCĐ bình quân 89.536 85.147 120.312 (4.390) -4,90% 35.165 41,30%

Vòng quay TSCĐ 3.41 3.27 1.64 (0.14) -4,11% (1.63) -49,85%

Nguồn: BCTC các năm của doanh nghiệp và tính toán của tác giả

Cũng tƣơng tự nhƣ sự biến động của vòng quay Tổng TS, vòng quay TSCĐ cũng có xu hƣớng giảm. Cụ thể nhƣ sau:

* Năm 2014: Do DTT của Công ty giảm mạnh 27.144 triệu đồng (tƣơng đƣơng giảm 8,88%), nên vòng quay TSCĐ giảm 0,14 vòng, nghĩa là cứ 1 đồng TSCĐ đƣa vào sản xuất kinh doanh sẽ làm giảm 0,14 đồng DTT so với năm 2013.

* Năm 2015: DTT giảm mạnh 81.458% trong khi TSCĐ lại tăng 41,30%, chính điều này đã làm vòng quay TSCĐ giảm mạnh 49,85%, giảm 1,64 vòng. Việc tốc độ vòng quay giảm nhanh chứng tỏ Công ty cắt giảm việc đầu tƣ vào TSCĐ đã làm cho DTT vẫn giảm nhanh chóng. Bên cạnh đó, Công ty không tận dụng đƣợc hiệu quả TSCĐ trong sản xuất kinh doanh, Công ty cần giữ vững và có biện pháp nâng cao hơn nữa công suất sử dụng TSCĐ.

3.2.1.3. Phân tích tình hình khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán hiện hành

Bảng 3.6. Hệ số thanh toán hiện hành

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2014/2015 +(-) % +(-) % TS NGẮN HẠN 444.170 465.490 443.618 21.320 4,80% (21.872) -4,70% NỢ NGẮN HẠN 79.929 112.852 104.651 32.923 41,19% (8.201) -7,27% KHẢ NĂNG THANH TOÁN HIỆN HÀNH 262,05 289,17 274,13 27,12 10,35% (15,04) -5,20%

Nguồn: BCTC các năm của doanh nghiệp và tính toán của tác giả

Từ bảng số liệu ta thấy hệ số thanh toán hiện hành có xu hƣớng giảm trong 3 năm 2013 đến 2015. Cụ thể nhƣ sau:

* Năm 2014: Hệ số thanh toán hiện hành là 289,17 lần; tăng hơn năm 2013 là 27,122 tƣơng ứng 10,35%, tức là với một đồng nợ ngắn hạn khả năng chi trả của Công ty tăng lên 27,12 đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2014 cả TSNH và Nợ NH đều tăng nhƣng mức tăng 21.320 triệu đồng tƣơng ứng 4,8% của TSNH thấp hơn mức độ tăng của nợ ngắn hạn là 32.923 triệu đồng.

* Năm 2015: Là một sự đảo chiều khi khả năng thanh toán hiện hành đạt 274,13 lần tƣơng ứng giảm 15,04, lần (5,20%) so với năm 2014. Thƣ̣c chất Công ty đã cắt giảm cả TSNH đồng thời giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn nhƣng vì tỷ trọng nợ ngắn hạn bị cắt giảm nhiều hơn khiến cho khả năng thanh toán hiện hành tăng lên so với năm 2014. Hệ số thanh toán hiện hành đạt 274,13 nghĩa là cứ 1 đồng nợ NH đƣợc đảm bảo bởi 274,13 đồng TSNH. Hệ số thanh toán hiện hành của công ty còn khá cao so với ngành. Đặc trƣng của ngành sản xuất là TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn nên cần đƣợc chú ý đầu tƣ. Việc chƣa chú trọng đầu tƣ vào TSNH - là TS đảm bảo cho các khoản nợ NH - làm xấu đi khả năng thanh toán của công ty trong mắt

các chủ nợ và nhà đầu tƣ. Nếu để cho hệ số thanh toán hiện hành này tiếp tục giảm trong các năm tới sẽ gây khó khăn trong việc vay vốn.

b) Hệ số thanh toán nhanh

Bảng 3.7. Hệ số thanh toán nhanh

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2014/2015 +(-) % +(-) % TS NGẮN HẠN 444.170 465.490 443.618 21.320 4,80% (21.872) -4,70% HÀNG TỒN KHO 52.863 45.460 73.942 (7.403) -14,00% 28.482 62,65% TSNH – HTK 391.307 420.030 369.676 28.723 7,34% (50.354) -11,99% NỢ NGẮN HẠN 79.929 112.852 104.651 32.923 41,19% (8.201) -7,27% Hệ số thanh toán nhanh 0,20 0,27 0,28 0,07 35,00% 0,01 4,85%

Nguồn: BCTC các năm của doanh nghiệp và tính toán của tác giả

Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thanh toán nhanh có xu hƣớng tăng trong 3 năm. Cụ thể nhƣ sau:

* Năm 2014: Hệ số thanh toán nhanh bằng 0,27. Điều này có nghĩa là khi không tính đến HTK , 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ có thể đƣợc đảm bảo thanh toán bằng 0,27 đồng TSNH. Trong năm lƣợng HTK đã giảm đi 7.043 triệu đồng tƣơng đƣơng giảm 14,00%, trong khi TSNH của Công ty lại tăng lên 4,80%. Thế nhƣng nợ ngắn hạn lại tăng trƣởng mức cao hơn tài sản ngắn hạn nên hệ số thanh toán nhanh tăng lên. Điều này phải cho thấy lƣợng tiền thực chất đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn đang có chiều hƣớng đi lên. Năm 2014 là năm Công ty dần đi vào ổn định trong việc đảm bảo thanh toán các khoản nợ NH của mình.

* Năm 2015: Hệ số thanh toán nhanh đã đƣợc cải thiện, tăng lên 0,28 lần. Đó là do Công ty đã tiếp tục tăng lƣợng HTK (HTK tăng 62,65%). Mặc dù Công ty hạn chế đầu tƣ cho các khoản mục khác của TSNH làm TSNH giảm đi 7,27%. Trái ngƣợc với năm 2014 các khoản vay nợ của Công ty lại bị cắt giảm tới 21.872 triệu đồng

tƣơng đƣơng 4,70%. Mặc dù vậy, hệ số thanh toán nhanh vẫn nhỏ hơn 1 chứng tỏ Công ty vẫn thiếu TS đảm bảo cho các khoản nợ vay, nhƣng việc tăng HTK (chủ yếu là giảm lƣợng thành phẩm) là một động thái tốt vì dƣ âm từ năm trƣớc, nhƣng nếu tích trữ quá nhiều HTK sẽ làm ứ đọng vốn, làm giảm thiểu hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty.

Tuy hệ số thanh toán nhanh của Công ty ở ba năm 2013 - 2015 có xu thế tăng nhẹ nhƣng xét cục diện cả ba năm thì hệ số này vẫn chƣa phải là tốt, do đó Công ty cần tiếp tục cắt giảm triệt để HTK, tăng cƣờng TSNH tƣơng ứng là giá trị đảm bảo nợ ngắn hạn. Có nhƣ vậy mới đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán của Công ty.

c) Hệ số thanh toán bằng tiền

Bảng 3.8. Hệ số thanh toán bằng tiền

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2014/2015 +(-) % +(-) % Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 17.213 31.292 69.404 14.079 81,79% 38.112 121,79% Nợ ngắn hạn 79.929 112.852 104.651 32.923 41,19% (8.201) -7,27% Hệ số thanh toán nhanh 0,22 0,28 0,66 0,06 27,27% 0,38 135,71%

Nguồn: BCTC các năm của doanh nghiệp và tính toán của tác giả

Hệ số thanh toán bằng tiền có xu hƣớng tăng qua 3 năm. Đặc biệt năm 2015 tăng hơn gấp 1 lần so với năm 2015. Sang năm 2015 hệ số thanh toán bằng tiền có tăng nhìn mặt bằng chung là vẫn có sự tăng trƣởng. Điều này chứng tỏ Công ty đã có chính sách nâng cao lƣợng tiền mặt duy trì để đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ đến hạn. Cụ thể nhƣ sau:

* Năm 2013: Hệ số này là 0,22 tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ đƣợc đảm bảo chi trả bằng 0,22 đồng tiền mặt mà không cần vay thêm, giảm lƣợng HTK hay thu hồi các khoản phải thu.

* Năm 2014: Hệ số thanh toán bằng tiền đƣợc cải thiện đáng kể đạt 0,28 lần, tăng 66,30% so với năm 2013. Trong năm, Công ty đã chủ động nâng cao lƣợng tiền và tƣơng đƣơng tiền lên 31.292 triệu đồng. Nguyên nhân của việc tăng lên nhanh chóng của khoản mục tiền và tƣơng đƣơng tiền là do năm 2014, lƣợng HTK giảm, Công ty cũng tăng cƣờng vay nợ ngân hàng nhƣng tốc độ tăng chậm hơn so với khoản mục tiền. Do đó, hệ số thanh toán bằng tiền trong năm 2014 đã đƣợc cải thiện đáng kể. Với hệ số đạt đƣợc năm 2014, Công ty vừa đảm bảo có thể thanh toán kịp thời cho các khoản nợ đến hạn, vừa đảm bảo dòng tiền đƣa vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Năm 2015: Hệ số này tăng 135% tức là với 1 đồng nợ ngắn hạn, khả năng đảm bảo chi trả của Công ty tăng 135% khi không vay thêm hay bán hàng tồn kho và cũng không cần các khoản phải thu, nghĩa là chỉ đảm bảo bằng 0,66 đồng. Hệ số này tăng một phần lớn là do Công ty đã tăng dự trữ tiền mặt lên một các đáng kể, bằng 69.404 triệu đồng. Có thể nói năm 2015 vẫn là năm hoạt động kinh doanh đang có xu hƣởng mở rộng Công ty, quy mô DN tăng, do đó Công ty đã tăng một lƣợng lớn tiền mặt để có vốn đầu tƣ lƣu trữ việc tăng khoản mục này cũng đồng nghĩa với việc làm tốt lên khả năng thanh toán bằng tiền của Công ty.

Tuy nhiên việc nâng cao hệ số này chƣa chắc là một điều tốt. Bởi vì, hệ số thanh toán bằng tiền là một hệ số khá phức tạp, nâng cao hệ số này là một việc nên làm nhƣng để tồn đọng lƣợng vốn bằng tiền lớn tại Doanh nghiệp cũng gây nhiều khó khăn cho việc lƣu chuyển vốn của Công ty. Do đó, duy trì một hệ số hợp lý là một vấn đề khó khăn mà Công ty cần quan tâm.

3.2.1.4. Phân tích các tỷ số hoạt động a) Số vòng quay các khoản phải thu

Bảng 3.9. Số vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2014/2015 +(-) % +(-) % Doanh thu thuần 305.679 278.535 197.077 (27.144) -8,88% (81.458) -29,25% Phải thu bình quân 387.273 381.935 750.658 (5.339) -1,38% 368.724 96,54%

Phải thu đầu

kỳ 400.345 374.201 389.668 (26.144) -6,53% 15.467 4,13% Phải thu cuối

kỳ 374.201 389.668 1.111.648 15.467 4,13% 721.980 185,28% Số vòng quay các KPT 0,79 0,73 0,26 (0,06) -7,59% (0,47) -64,38% Kỳ luân chuyển KPT 456 493 1385 38 8,34% 877 177,84%

Nguồn: BCTC các năm của doanh nghiệp và tính toán của tác giả

Từ bảng số liệu ta thấy số vòng quay các khoản phải thu của Công ty có xu hƣớng giảm dần (năm 2013, vòng quay khoản phải thu là 0,79 vòng; đến năm 2015 đã xuống 0,26 vòng, giảm 64,38% chứng tỏ Công ty đang có chính sách khuyến khích mua hàng (từ 493 ngày năm 2013 lên 1385 ngày năm 2015). Điều này làm cho việc chiếm dụng vốn của khách hàng là khá cao dẫn đến việc giảm hiệu quả sử dụng vốn.

b) Số vòng quay hàng tồn kho

Bảng 3.10. Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày lƣu kho ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2014/2015 +(-) % +(-) % Giá vốn hàng bán 271.982 236.599 151.075 (35.383) -13,01% (85.524) -36,15% Tồn kho đầu kỳ 64.376 52.863 45.460 (11.513) -17,88% (7.403) -14,00% Tồn kho cuối kỳ 52.863 45.460 73.942 (7.403) -14,00% 28.482 62,65% Tồn kho bình quân 58.620 49.162 59.701 (9.458) -16,13% 10.540 21,44% Vòng quay (vòng) 4,64 4,81 2,53 0,17 3,66% (2,28) -47,40%

Số ngày lƣu kho

(ngày) 78 75 142 (3) -3,85% 67 89,33%

Nguồn: BCTC các năm của doanh nghiệp và tính toán của tác giả

Từ bảng số liệu ta thấy số vòng quay HTK trong 3 năm có xu hƣớng tăng giảm không đều. Cụ thể nhƣ sau:

* Năm 2013: Vòng quay hàng tồn kho là 4,64 vòng tƣơng ứng với điều đó là số ngày lƣu kho là 78 ngày. Nguyên nhân là do hàng tồn kho bình quân đạt mức 58.620 triệu đồng, còn một số hàng hóa chƣa đƣợc bán đƣợc làm HTK ở mức cao. Năm 2013 là năm mà công ty phải chịu ứ đọng một khoản vốn lớn trong HTK. * Năm 2014: Giá vốn hàng bán giảm là do trong năm số lƣợng tiêu thụ của công ty bị sụt giảm mạnh. Thế nhƣng lƣợng hàng tồn kho cuối năm đạt giá trị 49.162 triệu đồng, giảm mạnh so với 2013 là 16,13% cho nên vòng quay hàng tồn kho tăng 0,17 vòng so với năm 2013.

* Năm 2015: Vòng quay HTK giảm mạnh 2,28 vòng, đạt 2,53 vòng/năm. Trong năm công ty tiêu thụ giảm đƣợc một lƣợng hàng hóa lớn làm giá vốn giảm 36,15%, đồng thời lƣợng HTK tăng hơn 21%. Chính điều này đã làm tăng số ngày lƣu kho trung bình lên 67 ngày (trong khi năm 2014 là 75 ngày).

Nếu kết hợp phân tích với doanh thu thì ta thấy sự biến động này là phù hợp, doanh thu bán hàng giảm, các khoản giảm trừ doanh thu nhỏ sẽ làm cho DTT về bán hàng giảm, khi doanh thu bán hàng giảm sẽ làm cho một lƣợng hàng tồn kho tăng lên là kết quả tất yếu của quy trình kinh doanh này. Điều này cho thấy Công ty cũng đã chƣa có chính sách trong việc giảm lƣợng hàng tồn kho của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Liên doanh Sana WMT (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)