Tổ chức bộ máy của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Liên doanh Sana WMT (Trang 62 - 66)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Liên

3.1.2 Tổ chức bộ máy của Công ty

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý điều hành của Công ty cổ phần Liên doanh Sana WMT

Trong đó:

Hội đồng quản trị: Công ty gồm 5 thành viên, là bộ phận cao nhất của Công ty, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

Ban Kiểm Soát

PHÕNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÕNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÕNG AN TOÀN LĐ VÀ PCCC CÁC PHÂN XƢỞNG SẢN XUẤT PHÕNG BÁN HÀNG PHÕNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG

ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị đƣợc ghi rõ trong điều lệ của Công ty. Theo đó, Hội đồng quản trị có quyền quyết định chiến lƣợc phát triển của Công ty, thông qua các phƣơng án đầu tƣ, phát triển thị trƣờng, quản lý nội bộ công ty và trình hoá các quyết định, quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông. Đồng thời Hội đồng quản trị họp mỗi tháng một lần vì hiện nay các thành viên trong hội đồng quản trị là các nhà quản lý trƣớc đây của Công ty. Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị có thể kéo dài từ 3 đến 5 năm tuỳ theo hiệu quả hoạt động của bộ máy này.

Ban giám đốc: Công ty hiện nay gồm có một Giám đốc và Hai phó giám đốc: Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đốc tài chính.

Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc của Đại hội đồng cổ đông, thay mặt các cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành của Công ty. Ban kiểm soát có 3 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 3- 5 năm tuỳ theo hiệu quả hoạt động của bộ máy này.

Giám đốc: Kiêm luôn chủ tịch hội đồng quản trị, là ngƣời đứng đầu Công ty điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về mọi vấn đề xảy ra trong Công ty, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nƣớc, phê duyệt chính sách của lãnh đạo về hệ thống chất lƣợng, phê duyệt kế hoạch sản xuất năm và mục tiêu chất lƣợng, phân công và giao cho các phó giám đốc, trƣởng các bộ phận những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cần thiết để họ chủ động sáng tạo trong quản lý điền hành, giám sát kiểm tra các công việc thuộc lĩnh vực quản lý theo chức danh.

Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách kinh doanh từ việc hợp tác sản xuất, liên doanh đến liên kết công tác mua vật tƣ, tiêu thụ hàng hoá; tổ chức hoạt động maketing. Có nhiệm vụ tổng hợp tình hình kinh doanh của Công ty để trình lên giám đốc. Ngoài ra Phó giám đốc kinh doanh còn chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng tháng, kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trƣờng để điều tiết việc bán sản phẩm cho hợp lý; tổ chức nghiên cứu mở rộng thị trƣờng. Phó giám đốc kinh doanh trực tiếp chỉ huy các phòng vật tƣ tiêu thụ sản phẩm và kinh doanh dịch vụ; thực hiện các công việc khác khi Giám đốc giao.

Phó giám đốc tài chính: phụ trách các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính và việc lập kế hoạch, mục tiêu cho Công ty nhằm đƣa ra các mục tiêu phƣơng hƣớng thích hợp với từng giai đoạn, thời kỳ trong Công ty. Phó giám đốc tài chính trực tiếp chỉ huy phòng kế toán tài vụ; thực hiện các công việc khác do Giám đốc uỷ quyền.

Các phòng ban chức năng:

* Phòng Hành chính – Nhân sự

+ Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty.

+ Quản lý hồ sơ lý lịch của CBCNV toàn công ty, giải quyết các thủ tục và chế độ tuyển dụng, thôi việc, bãi miễn, kỷ luật, khen thƣởng, hƣu trí.

+ Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ tay nghề cho CBCNV, bảo hộ lao động.

+ Quản lý lao động, tiền lƣơng CBCNV, xây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền lƣơng.

+ Quản lý công văn đi, đến, sổ sách hành chính và con dấu.

* Phòng Tài chính – Kế toán

+ Quản lý công tác kế toán tài chính tại công ty theo luật kế toán và các chế độ chính sách hiện hành của nhà nƣớc về lĩnh vực tài chính kế toán.

+ Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tƣợng và nội dung công việc kế toán.

+ Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

+ Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mƣu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của Công ty.

+ Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

* Các phân xƣởng sản xuất

+ Tổ chức quản lý, phân công lao động, điều hành sản xuất, quản lý các phân xƣởng nhằm hoàn thành các kế hoạch sản xuất.

+ Tiếp nhận các đơn hàng từ Công ty, tổ chức điều hành sản xuất.

+ Tiếp nhận và quản lý các nguyên vật liệu phục vụ kế hoạch sản xuất của Công ty.

+ Phân công bố trí lao động theo quy trình sản xuất. + Tổ chức các lĩnh vực phục vụ và phụ trợ sản xuất.

+ Trực tiếp khai thác năng lực máy móc thiết bị trong nhà máy nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.

+ Tổ chức quản lý kho tàng liên quan.

* Phòng bán hàng

+ Tham mƣu cho Ban tổng giám đốc trong lĩnh vực tiếp thị sản phẩm và phát triển thị trƣờng.

+ Duy trì và phát triển hình ảnh thƣơng hiệu trên thị trƣờng.

+ Phân tích, đánh giá hiện trạng, triển vọng quan hệ cung cầu sản phẩm trên thị trƣờng, xu thế giá cả trong và ngoài nƣớc.

+ Điều tra nghiên cứu thị trƣờng, thu thập thông tin thị hiếu khách hàng và tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, từ đó tham mƣu cho Ban tổng giám đốc về công tác xây dựng và phát triển thƣơng hiệu cũng nhƣ phát triển thị trƣờng.

* Phòng quản lý chất lƣợng

+ Đảm bảo kiểm soát tính tuân thủ của toàn bộ các bộ phần sản xuất theo quy trình, quy định của Công ty.

+ Kiểm tra chất lƣợng nguyên vật liệu đầu vào, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn để đƣa vào sản xuất.

+ Kiểm tra chất lƣợng bán thành phẩm và thành phẩm trƣớc xuất xƣởng. + Tham mƣu cho Ban tổng giám đốc về xu hƣớng phát triển các công nghệ mới liên quan đến sản phẩm của Công ty.

* Phòng An toàn lao động & Phòng cháy chữa cháy

+ Tham mƣu cho Ban giám đốc về nội quy lao động, nội quy phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn trong quá trình lao động.

+ Kiểm tra việc tuân thủ nội quy an toàn lao động của CBCNV trong quá trình sản xuất, vận hành máy móc.

+ Tổ chức tập huấn cho CBCNV về các nguyên tắc đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Liên doanh Sana WMT (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)