Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Liên doanh Sana WMT (Trang 34 - 39)

1.3. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh

1.3.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu hoạt động

Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn và tài sản

- Số vòng quay tổng tài sản (hay Số vòng quay vốn)

DTT Số vòng quay tổng tài sản = —————— Tổng TS bq

Số vòng quay tài sản là chỉ tiêu đánh giá hiệu suất của tài sản đầu tƣ, thể hiện qua doanh thu thuần sinh ra từ tài sản đó. Ý nghĩa của nó cho ta biết cứ mỗi một đồng đầu tƣ vào tài sản nói chung có khả năng tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Số vòng luân chuyển càng cao, càng nói lên đƣợc khả năng đƣa tài sản của Doanh nghiệp vào sản xuất càng nhiều càng tốt.

DTT Số vòng quay tài sản cố định = —————— Tổng TSCĐ bq

Số vòng quay tài sản cố định nói lên cƣờng độ sử dụng tài sản cố định, đồng thời cũng cho biết đặc điểm, ngành nghề kinh doanh và đặc điểm đầu tƣ. Ý nghĩa của nó là cho biết trong năm hoạt động của doanh nghiệp thì tài sản cố định đƣợc quay bao nhiêu vòng để tạo ra doanh thu, hay nói cách khác là với một đồng đầu tƣ vào tài sản cố định thì Công ty đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

- Hệ số thanh toán hiện hành

TS ngắn hạn - Hệ số thanh toán hiện hành = ——————— Nợ ngắn hạn

Ý nghĩa của tỷ số này là nói lên mức độ trang trải của tài sản lƣu động đối với khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mƣợn thêm nào. Tóm lại, cho ta biết tại một thời điểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có khả năng huy động bao nhiêu từ tài sản ngắn hạn để trả nợ.

- Hệ số thanh toán nhanh

Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Hệ số khả năng thanh toán nhanh = ———————————

Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán thận trọng

hơn. Nó phản ánh khả năng thanh toán của Doanh nghiệp trong điều kiện không bán hết hàng tồn kho. Hệ số này khác hệ số thanh toán hiện hành ở chỗ là nó loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính, bởi vì hàng tồn kho không có tính thanh khoản cao.

- Hệ số thanh toán bằng tiền:

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền -Hệ số khả năng thanh toán nhanh = ———————————

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này chứng minh khả năng thanh toán tức thời (ngay lúc phát sinh nhu cầu vốn) đối với các khoản nợ đến hạn trả. Thông thƣờng chỉ tiêu này dao động lớn hơn 0,5 là tốt. nếu chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1 khẳng định doanh nghiệp có khả năng chi trả công nợ, nhƣng doanh nghiệp đang giữ quá nhiều tiền, gây ứ đọng vốn, do đó hiệu quả sử dụng vốn không cao.

Số vòng quay hàng tồn kho, số ngày lưu kho

Gía vốn hàng bán - Số vòng quay hàng tồn kho = ——————— HTK bq

360

- Số ngày lƣu kho = ——————— Vòng quay HTK

Số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển hàng hoá nhanh hay chậm hay cho biết thời gian hàng hóa nằm trong kho trƣớc khi bán ra. Thời gian này càng giảm thì khả năng chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho càng nhanh. Chính vì vậy mà số vòng quay hàng tồn kho ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của đơn vị. Mặt khác chỉ tiêu này còn phản ánh chất lƣợng và chủng loại hàng hóa kinh doanh có phù hợp trên thị trƣờng hay không.

- Số vòng quay khoản phải thu, kỳ thu tiền

DTT

- Vòng quay các khoản phải thu = ——————— - Các KPT bq

Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dƣ các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi nợ. Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu càng cao thì Doanh

nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên số vòng quay này quá cao sẽ không tốt vì ảnh hƣởng đến khối lƣợng hàng tiêu thụ do phƣơng thức thanh toán quá chặt chẽ.

360 ngày - Số ngày một vòng quay HTK = ———————— Vòng quay KPT

Kỳ thu tiền bình quân và số ngày cần thiết bình quân để thu hồi các khoản phải thu trong năm, hay nói cách khác chỉ tiêu này cho thấy để thu đƣợc các khoản phải thu cần một khoản thời gian bình quân là bao nhiêu. Nếu số ngày càng lớn thì việc thu hồi các khoản phải thu chậm và ngƣợc lại. Tuy nhiên kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp trong nhiều trƣờng hợp chƣa thể kết luận chắc chắn mà phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của Doanh nghiệp nhƣ mục tiêu mở rộng thị trƣờng, chính sách tín dụng của Doanh nghiệp…

1.3.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thông qua chỉ số lợi nhuận - Hệ số lãi gộp

Lãi gộp

- Hệ số lãi gộp = ————————(%) Doanh thu thuần

Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn, hệ số lãi gộp biến động là nguyên nhân trực tiếp ảnh hƣởng đến lợi nhuận. Nó thể hiện khả năng trang trải các chi phí hoạt động khác nhƣ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp… để đạt đƣợc lợi nhuận, tức là cho ta biết trong 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng đóng góp cho chi phí hoạt động và lợi nhuận

- Hệ số lãi ròng (ROS)

Lãi ròng

- Hệ số lãi ròng = ————————(%) Doanh thu thuần

Hệ số lãi ròng hay còn gọi là suất sinh lời của doanh thu gọi tắt là ROS thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Hệ số này đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành do nó phản ánh khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí hoạt động cũng nhƣ phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lãi ròng

Tỷ suất sinh lời của tài sản = ————————(%) TTS bình quân

Tỷ suất sinh lời của tài sản là công cụ đo lƣờng cơ bản tính hiệu quả của việc sắp xếp, phân phối và quản lý các nguồn lực của công ty, nó cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lãi ròng.

- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Lãi ròng

Tỷ suất sinh lời của Vốn chủ sở hữu = ————————(%) VCSH bình quân

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là tiêu chuẩn phổ biến nhất thƣờng dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của các nhà đầu tƣ và các nhà quản lý. Bởi vì nó đo lƣờng tính hiệu quả của đồng vốn của các chủ sở hữu của công ty, đó là phần trăm lợi nhuận thu đƣợc của chủ sở hữu trên vốn đầu tƣ của mình. Nói tóm lại nó đo lƣờng tiền lời của mỗi đồng tiền vốn chủ sở hữu bỏ ra.

- Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số Dupont

Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Phƣơng pháp này cho thấy sự tác động tƣơng hỗ giữa các tỷ số tài chính với nhau. Đó là mối quan hệ hàm số giữa các tỷ số: Vòng quay tổng tài sản, doanh lợi doanh thu, tỷ số nợ với tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, phƣơng pháp này còn chỉ rõ các nhân tố trong từng thành phần tác động lên các tỷ số này.

Phƣơng pháp phân tính đƣợc minh họa bằng các công thức sau: ROA = Doanh lợi doanh thu x Vòng quay tổng tài sản

LN ròng Doanh thu thuần ROA = ———————— * ————————— Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân

LN ròng Doanh thu thuần Tổng TS bq ROE = ———————— * —————— * ——————

Doanh thu thuần Tổng TS bq VCSH

LN ròng DT 1 ROE = ————— * ————— * ————— DTT Tổng TS bq 1 – Hệ số nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Liên doanh Sana WMT (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)