Tỷ lệ khảo sát câu hỏi số 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chính sách lương thưởng và ảnh hưởng của nó đến động cơ làm việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh ngô quyền (Trang 56 - 57)

Đối với câu hỏi số 1 “Mức lƣơng cơ bản Ngân hàng trả cho anh/chị có đảm bảo cuộc sống?” tôi nhận thấy rằng: phần lớn tỷ lệ mọi ngƣời chọn sự thỏa mãn đối với tiền lƣơng là ở mức độ trung bình (47,8%) và trên dƣới trung bình với tỷ lệ gần ngang nhau, một tỷ lệ nhỏ đánh giá ở mức hoàn toàn không thỏa mãn (3,5%) và chỉ có 8,7% ngƣời chọn mức hoàn toàn thoả mãn. Điều này cho thấy một thực trạng không chỉ tại Ngân hàng mà đối với toàn xã hội, mức thu nhập trên tiền lƣơng cơ bản chỉ đáp ứng đƣợc những yêu cầu tối thiểu về thu nhập đối với ngƣời lao động. Mức lƣơng cơ bản này chính khoản khoản thu nhập tối thiểu để duy trì và giúp ngƣời lao động yên tâm công tác bởi trong bất kỳ hoàn cảnh nào họ vẫn đƣợc hƣởng mức lƣơng này để tồn tại và duy trì cuộc sống. Theo tài liệu thực tế cùng với việc điều tra phỏng vấn trực tiếp cho thấy rằng mức lƣơng cơ bản của mỗi sinh viên Đại học mới vào làm tại Ngân hàng chỉ đạt ở mức 2,7 triệu đồng/tháng, mỗi kỳ tăng lƣơng đƣợc tính phải đến 3 năm, trong khi đó tỷ lệ

tăng lƣơng chỉ chiếm khoảng 13% sau cả ba năm. Với mức thu nhập cơ bản nhƣ vậy chỉ có thể đảm bảo đƣợc chi tiêu cuộc sống tối thiểu hàng ngày, khó có thể tích lũy để thực hiện các nhu cầu lớn hơn nhƣ mua nhà, mua ô tô…. Chƣa thỏa mãn đƣợc những nhu cầu ở mức cao của mỗi ngƣời theo thuyết nhu cầu của A.Maslaw.

Câu hỏi số 2 tỷ lệ trả lời được biểu diễn qua biểu đồ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chính sách lương thưởng và ảnh hưởng của nó đến động cơ làm việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh ngô quyền (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)