Quản trị “Tâm thế”

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng quản trị tinh gọn tại Công ty TNHH Nhà cố vấn An Thái (Trang 39 - 42)

5. Kết cấu của luận văn

1.2 Cơ sở lý luận chung về Quản trịtinh gọn

1.2.6 Quản trị “Tâm thế”

Tâm thế là một phạm trù quản trị, đƣợc TS. Nguyễn Đăng Minh giới

thiệu trong cuốn sách “Quản trị tinh gọn tại Việt Nam – Đƣờng tới thành công” (Nguyễn Đăng Minh – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 2015) và đƣợc định nghĩa nhƣ sau:

Tâm thế = Thấu 1 + Thấu 2 + Ý (Tâm thế là hai thấu một ý)

Trong đó:

o Thấu 1: Thấu hiểu rằng công việc (việc học/việc làm) mà con ngƣời thực hiện là có ích chính cho bản thân mình.

o Thấu 2: Thấu hiểu rằng con ngƣời chỉ có làm thật công việc

(học thật/làm thật) mới nâng cao đƣợc năng lực tƣ duy (khi đi học) và năng lực làm việc (khi đi làm) của chính bản than.

o Ý: Con ngƣời cần có ý thức, thái độ và đạo đức tốt đối với công

việc (việc học/việc làm) của mình, để soi đƣờng cho thực hiện hai thấy ở trên.

Thuật ngữ “Tâm thế” đƣợc dùng ở đây là một phạm trù quản trị bao gồm hai thấu một ý, nhƣ cách định nghĩa ở trên. Tâm thế không tự nhiên sinh ra, mà nó phải đƣợc hình thành (giáo dục hình thành) thông qua ba môi trƣờng đó là gia đình (từ lúc mới sinh ra), nhà trƣờng (cơ quan, tổ chức) khi đi học/đi làm và xã hội khi tham gia vào các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.

Đối với cùng một công việc, ngƣời có tâm thế tốt sẽ mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn nhiều so với ngƣời thiếu tâm thế. Do đó, tâm thế cần đƣợc phát triển thông qua việc giáo dục, dạy dỗ, động viên khen thƣởng, kỷ luật một cách thƣờng xuyên, theo một triết lý xuyên suốt.

Tâm thế trong áp dụng quản trị tinh gọn tại doanh nghiệp/tổ chức

30

Tâm thế đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc áp dụng thành công QTTG tại các doanh nghiệp/tổ chức tại Việt Nam bởi vì “con ngƣời” là yếu tố trung tâm bên cạnh hai yếu tố là: “phần cứng”, “phần mềm” trong việc triển khai QTTG. “Phần cứng”đƣợc hiểu là cơ sở hạ tầng, vốn … và “phần mềm” đƣợc hiểu là tƣ duy, triết lý, phƣơng pháp, quy trình triển khai (các bƣớc đƣa QTTG vào thực tiễn), các công cụ/phƣơng pháp để nhận diện và loại bỏ lãng phí trong thực tiễn doanh nghiệp/tổ chức. “Con ngƣời” ở đây chỉ tập thể ngƣời lao động và ban lãnh đạo doanh nghiệp/tổ chức - những ngƣời trực tiếp “thổi hồn” vào các yếu tố kỹ thuật nhƣ “quy trình” hay “công nghệ”; nói cách khác, họ là những ngƣời trực tiếp triển khai QTTG, biến các yếu tố kỹ thuật trở nên phù hợp với hoàn cảnh và thực tiễn của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh văn hóa của bản thân doanh nghiệp. Nhƣ vậy, yếu tố “con ngƣời” (thể hiện qua sức mạnh, trí tuệ tập thể hay tinh thần đoàn kết …) mang tính đặc thủ và riêng có của từng doanh nghiệp. Chính vì thế, “con ngƣời” là yếu tố cần đƣợc quan tâm xuyên suốt trong quá trình triển khai QTTG.

Khi nhắc tới yếu tố “con ngƣời”, nội dung chính là “tâm thế” của “con ngƣời”. Khi “con ngƣời” trong doanh nghiệp triển khai QTTG có một “tâm thế” tốt thì “con ngƣời” đó sẽ chủ động tham gia vào quá trình triển khai. Từ đó, hiệu quả của QTTG mới có thể đƣợc phát huy và duy trì bền vững. Ý nghĩa của “tâm thế” nằm ở chỗ nó là yếu tố then chốt trong quá trình doanh nghiệp phát triển từ lúc sơ khai áp dụng QTTG cho tới khi trở thành một doanh nghiệp “tinh gọn” thật sự. Khi đã xây dựng đƣợc “tâm thế” cho “con ngƣời”, doanh nghiệp có thể áp dụng và phát triển nhiều yếu tố kỹ thuật nhƣ các công cụ hay quy trình hỗ trợ hiện đại.

Một trong những sai lầm của các doanh nghiệp khi áp dụng QTTG là quá chú trọng đến việc sử dụng các công cụ kỹ thuật của QTTG, trong khi các công cụ kỹ thuật này lại là nhân tố có thể thay đổi liên tục theo thời gian và có

31

khả năng nghiên cứu, bổ sung, tạo ra các công cụ kỹ thuật mới. Thực tế, các doanh nghiệp chƣa chú trọng đến nhân tố quyết định là đạo tạo, xây dựng và hình thành “tâm thế” của con ngƣời, của tổ chức – yếu tố hạt nhân quan trọng bậc nhất trọng việc tạo ra thành công của hệ thống.

Tóm lại, để thực hiện thành công bất cứ một công việc gì nói chung hay các hoạt động của QTTG nói riêng thì cần có tƣ duy của QTTG và tâm thế tốt. Đây là các nhân tố quyết định sống còn đối với sự phát triển của doanh nghiệp/tổ chức trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, tác giả đã tập trung giải quyết hai vấn đề lớn về mặt cơ sở lý thuyết, đó là QTTG với nội dung chính là nhận diện lãng phí. Thông qua việc nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, so sánh những tài liệu của các tác giả trong nƣớc và quốc tế đã khái quát ngắn gọn những vấn đề cơ bản có liên quan tới tất cả nội dung quan trọng sẽ đƣợc trình bày ở các chƣơng sau.

Việc tổng hợp, nghiên cứu đã giúp tác giả có đƣợc những kiến thức phù hợp phục vụ đắc lực cho việc thực hiện nghiên cứu, đánh giá và đƣa ra đề xuất, kiến nghị ở chƣơng 3 – 4. Tác giả sẽ đƣa ra những nội dung thực tiễn, cụ thể hơn ở chƣơng 3 – 4 dựa trên cơ sở lý luận thuộc chƣơng 1.

32

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng quản trị tinh gọn tại Công ty TNHH Nhà cố vấn An Thái (Trang 39 - 42)