4.2. Giải pháp sử dụng công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền
4.2.1. Nhóm các giải pháp chung
Bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cho thấy cần sớm thực hiện các giải pháp thúc đẩy TDBV để bảo đảm tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai. Để sử dụng công cụ kinh tế trong thúc đẩy TDBV, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ cơ
chế chính sách, pháp luật đến các yếu tố nâng cao năng lực triển khai (cơ chế tài chính, truyền thông, thanh tra, kiểm tra, xử phạt, công nghệ xử lý môi trường...).
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về BVMT
Hệ thống văn bản pháp luật về BVMT ở nước ta khá nhiều, tuy nhiên còn thiếu đồng bộ, một số quy định chưa phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Luật BVMT năm 2005 và Luật BVMT năm 2014 là kim chỉ nam cho công tác BVMT song lại chưa đề cập nhiều đến các công cụ kinh tế và tính hiệu quả của nó trong thúc đẩy TDBV. Mặc dù có lồng ghép một số công cụ kinh tế vào các điều khoản trong luật nhưng nội dung còn mờ nhạt và thiếu tập trung. Với cơ sở pháp lý còn thiếu và chưa đồng bộ như hiện nay, pháp luật sử dụng các công cụ kinh tế trong BVMT và thúc đẩy TDBV chưa được phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thuế, phí đổi với nước thải, chất thải rắn, khai thác khoáng sàn... đã được ban hành và triển khai nhưng qua thực tiễn áp dụng đã bộc lộ nhiều bất cập. Các văn bản hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về đối tượng áp dụng, trình tự, thủ tục thực hiện, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể liên quan còn thiếu. Ngoài ra, cơ sở pháp lý nhằm triển khai các công cụ kinh tế khác trên thực tế như đặt cọc - hoàn trả và các công cụ hỗ trợ đổi mới cơ chế chính sách vẫn chưa được ban hành. Chính vì vậy, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là cần sớm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý môi trường, sửa đổi, bổ sung ban hành mới các văn bản pháp luật, đặc biệt cần sửa đổi, bổ sung và xây dựng các điều khoản về pháp luật sử dụng các công cụ kinh tế trong Luật BVMT năm 2014.
- Cải cách hành chính, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về môi trường
Bộ máy quản lý nhà nước là yếu tố tiên quyết để đảm bảo được tính hiệu quả trong công tác BVMT. Hiện nay, bộ máy quản lý nhà nước về môi trường cùa Việt Nam còn cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ phân tán cho nhiều Bộ ngành khiến cho quá trình thực hiện gặp nhiều bất cập. Tổ chức bộ máy trong Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng và các Bộ, Ngành nói chung còn chồng chéo về chức năng, phạm vi hoạt động. Việc phân cấp không rõ ràng giữa các đơn vị dẫn đến việc né tránh, đùn đấy trách nhiệm. Việc đơn gián hóa bộ máy quản lý, tập trung quy về đầu mối chịu trách nhiệm chính trong quản lý môi trường đảm báo cho bộ máy quản lý gọn nhẹ là nhiệm vụ cấp thiết,
cần quy định trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng giữa các các Bộ, Ngành ở TW và địa phương, giữa cá nhân và tập thể, đồng thời tăng thẩm quyền và trách nhiệm cá nhân nhằm tăng cường hiệu quả triển khai. Nhằm triển khai mạnh mẽ chủ trương của ngành
tài nguyên và môi trường cẩn đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải cách theo hướng "một
cửa", mẫu hóa các văn bản hành chính, giấy tờ, công khai các thủ tục hành chính. Đối với các thủ tục hành chính như kê khai, cấp phép, thu nộp thuế, phí v.v... cẩn phải được đơn giản hóa, công khai, tránh rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện, tránh tình trạng lợi dụng các kẽ hở pháp luật phục vụ cho lợi ích cá nhân. Giải pháp này đảm báo hạn chế sự sách nhiễu, phiền hà và lãng phí tiền cảa cho người dân, đồng thời tiết kiệm ngân sách cho Nhà nước.
-Xây dựng đội ngũ và nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực quản lý môi trường
Việc thay đổi cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý môi trường, các chương trình mới về dán nhãn sinh thái và mua sắm công bền vững đang được triển khai như hiện nay và xu hướng trong những năm tới, đòi hỏi chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý môi trường cho các cấp ngành và địa phương là cần thiết. Các hoạt động hợp tác quốc tế trong thời gian này cần tập trung:
- Đào tạo nâng cao trình độ quản lý môi trường cho các cán bộ chủ chốt tại các cơ quan quản lý môi trường thuộc ngành tài nguyên và môi trường
- Đào tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ cho đội ngũ chuyên gia chuyên sâu về lĩnh vực quan trắc, thẩm định công nghệ môi trường, xử lý chất thải thông qua đào tạo quốc tế nhằm có được những đánh giá chính xác, từ đó đưa ra mức thuế, phí phù hợp.
- Tăng cường công tác nghiên cứu và từng bước triền khai áp dụng pháp luật sứ dụng các công cụ kinh tế, các công cụ hỗ trợ khác trong thúc đẩy TDBV và BVMT.
Hệ thống cơ sở lý luận về pháp luật sử dụng các công cụ kinh tế và các công cụ hỗ trợ đổi mới cơ chế chính sách BVMT phù hợp với kinh tế thị trường, đóng vai
trò quan trọng trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách. Hiện nay đã có một số nghiên cứu khoa học của các Bộ, ngành về lĩnh vực này nhưng chưa được triển khai áp dụng trong thực tiễn. Vì vậy, cần hoàn thiện các nghiên cứu và triển khai thí điểm các kết quả nghiên cứu nhằm rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình trên phạm vi toàn quốc, thực hiện đồng bộ pháp luật sử dụng các công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững với các công cụ hành chính và kỹ thuật.
Trước hết, cần khẩn trương nghiên cứu, xây dựng định hướng về cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh kinh tế hóa ngành môi trường, cụ thể cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
(1) Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng và khả năng đóng góp vào
thu ngân sách và tăng trưởng GDP của ngành môi trường. Đối tượng chính ở đây là từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật như: thuế BVMT, phí BVMT, tiền xử phạt vi phạm pháp luật BVMT; tiền bồi thường thiệt hại về môi trường theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền; nguồn thu từ cơ chế ký quỹ, đặt cọc, hoàn trả, chi trả dịch vụ môi trường và các hoạt động cung ứng dịch vụ môi trường.
(2) Tổ chức điều tra, đánh giá toàn diện thực trạng đóng góp ngành môi
trường vào thu ngân sách và tăng trưởng GDP.
(3) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn trên thế giới về vận
dụng các công cụ kinh tế trong quản lý nhà nước về môi trường từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu chuyển đổi cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về môi trường cho phù hợp với cơ chế thị trường. Rà soát, bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách trong BVMT đảm bảo sự minh bạch, công khai, hiệu quả, giảm gánh nặng chi ngân sách nhà nước. Đồng thời nghiên cứu quan điểm, mục tiêu, nhiệm cụ, giải pháp và khung chính sách về kinh tế hóa ngành môi trường.
Thứ hai, xây dựng, ban hành một số cơ chế, chính sách trước mắt nhằm từng
bước thực hiện chủ trương kinh tế hóa ngành môi trường. Để thực hiện nhiệm vụ này cần phải triển khai các công việc sau:
(1) Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các văn bán hướng dẫn thi hành
định của Chính phủ về thu phí BVMT đối với khí thải. Xây dựng và trình ban hành quy định về ký quỹ BVMT trong khai thác tài nguyên (hiện nay mới chỉ có quy định về ký quỹ BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản). Trong thời gian tới, cần nghiên cứu mở rộng hơn nữa phạm vi áp dụng cơ chế này đôi với các lĩnh vực hoạt động kinh tế khác có liên quan đến môi trường như: khai thác thủy điện, dầu khí, du lịch... Việc áp dụng các cơ chế này sẽ buộc các DN phải quan tâm hơn đến BVMT. Mặt khác, phối hợp với Bộ Tài chính sớm ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu tiền xử phạt vi phạm pháp luật BVMT.
(2) Xây dựng và phát triển các thị trường trong lĩnh vực môi trường, xác lập
các nguyên tắc, cơ chế thị trường trong công tác BVMT. Nghiên cứu xây dựng các đồ án phát triển các loại thị trường, tham mưu cho Chính phủ ban hành các chính sách thúc đẩy các loại thị trường này phát triển.
(3) Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế thu ngân sách hiện có. Đồng thời bổ sung
thêm các cơ chế mới, mở rộng đối tượng và mức thu ngân sách từ môi trường và các dịch vụ môi trường. Áp dụng các nguyên tắc của kinh tế thị trường vào lĩnh vực môi trường như: người gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường phải trả phí cho việc khắc phục và tái tạo môi trường, người sử dụng và hưởng lợi từ môi trường phải trả tiền cho việc hưởng lợi đó. Thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ sinh thái, tham gia thị trượng cacbon, tiến tới áp dụng các cơ chế chuyển nhượng, trao đối quyền phát thải.
(4) Xây dựng cơ chế định giá, hoạch toán môi trường phù hợp với cơ chế thị
trường, thiết lập các tài khoản quốc gia về BVMT.
(5) Xây dựng, hoàn thiện và trình ban hành các Nghị định, Thông tư về thuế,
phí BVMT, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, phí khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường, phí cấp phép các loại giấy phép môi trường, ban hành Thông tư liên tịch về cơ chế thu, quản lý và sử dụng tiền phạt vi phạm pháp luật BVMT. Tăng tỷ lệ đầu tư cho môi trường từ nguồn vốn ODA. Đấy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế trong BVMT.
Nhằm tạo tiền đề cho công cụ kinh tế phát huy hiệu quả, cần phải đẩy mạnh sử dụng công cụ kinh tế kết hợp với công cụ giáo dục, truyền thông để phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân về tiêu dùng bền vững, hình thành thói quen lành mạnh, lối sống thân thiện với môi trường.
Khi ban hành các chính sách thuế về BVMT, thuế tiêu thụ đặc biệt,… cần kết hợp với tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu được ý nghĩa của việc thu thuế, không chỉ là khoản thu về cho NSNN mà nó còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường, khuyến khích những hành vi sản xuất và tiêu dùng bền vững. Từ đó, tạo ra được hiệu ứng lan tỏa và tự giác chấp hành của các đối tượng nộp thuế.
Đối với chương trình dán nhãn sinh thái, cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền đến các doanh nghiệp, marketing cho nhãn sinh thái tại Việt Nam nhằm quảng bá, thu hút sự tham gia của các nhà sản xuất, phân phối hướng tới việc cung ứng các sản phẩm/ dịch vụ thân thiện với môi trường. Đồng thời, có chiến dịch tuyên truyền, thông tin đến người tiêu dùng để họ nhận biết những lợi ích về sức khỏe khi sử dụng những sản phẩm được gắn nhãn sinh thái.