Hiện trạng về tiêu dùng bền vững ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ kinh tế thúc đẩy tiêu dùng bền vững ở việt nam (Trang 48 - 57)

3.1. Khái lƣợc về tiêu dùng bền vững ở Việt Nam và điều kiện để sử

3.1.2. Hiện trạng về tiêu dùng bền vững ở Việt Nam

Tiêu dùng đầu vào của sản xuất (tiêu thụ tài nguyên trong sản xuất)

Tiêu dùng tài nguyên đất

Đất đai là đầu vào quan trọng của mọi quá trình sản xuất. Tuy nhiên, việc sử dụng/tiêu dùng tài nguyên đất cho công nghiệp và nông nghiệp đang có nhiều bất cập và thiếu bền vững. Thống kê cho thấy chỉ trong vòng 5 năm (2010-2015), hơn 1,2 triệu ha đất chưa sử dụng đã được trưng dụng để sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp, hình thành các cơ sở sản xuất kinh doanh, đô thị.

Bảng 3.3. Biến động diện tích các loại đất

Loại đất 2010 2015 So sánh diện tích năm 2015 với 2010 Tổng diện tích tự nhiên 33.093.857 33.123.077 29.220 Diện tích nhóm đất nông nghiệp 26.100.106 27.302.206 1.202.100 Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp 3.670.186 3.697.829 27.643 Diện tích nhóm đất chưa sử dụng 3.323.512 2.123.042 -1.200.470

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường: Kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2015;Tổng kiểm kê đất đai năm 2010

Đối với đất trong sản xuất công nghiệp, để đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất công nghiệp, người ta dựa vào tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp (KCN). Tỷ lệ lấp đầy của khu công nghiệp là tỷ lệ diện tích đất công nghiệp đã cho nhà đầu tư thuê, thuê lại để hoạt động sản xuất kinh doanh trên tổng diện tích đất

công nghiệp của khu công nghiệp và được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) (mục 12,

Điều 2, Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế).

Theo Bộ Kế hoạch đầu tư, năm 2011, cả nước có 283 KCN, trong đó có 180 KCN đã đi vào hoạt động, 103 KCN đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản, tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN đang vận hành là 30 nghìn ha, trong đó cho thuê được 19.300 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 65%.

Nếu tính bình quân, một ha đất công nghiệp có thể cho thuê trong năm 2011, các KCN đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp hai triệu USD; giá trị xuất khẩu 1,27 triệu USD; nộp ngân sách khoảng 1,38 tỷ đồng. Trung bình một ha đất công nghiệp đã cho thuê của KCN tạo việc làm cho 77 lao động trực tiếp. Rõ ràng, so sánh các chỉ tiêu đầu tư, giá trị sản xuất, xuất khẩu, tạo việc làm trên một ha đất của các KCN so với đất nông nghiệp thì có thể thấy rõ hiệu quả và đóng góp nổi bật của KCN.

Tính đến hết tháng 12/2016, cả nước có 325 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên gần 95 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 64 nghìn ha, chiếm khoảng 67% tổng diện tích đất tự nhiên. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các KCN đạt 31,8 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 51%, các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 73% (theo Bộ Kế hoạch và đầu tư).

Hàng năm, số lượng vốn FDI đầu tư vào KCN chiếm khoảng từ 60-70% tổng vốn đầu tư FDI thu hút được của cả nước. Các doanh nghiệp trong KCN tạo ra doanh thu lớn, đóng góp khoảng 30% vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tạo việc làm cho khoảng trên 2 triệu lao động, có đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), Báo cáo về thu hút đầu tư vào KCN và cụm công nghiệp thời gian qua).

Có thể thấy, sau 5 năm (2011-2016), diện tích đất sản xuất công nghiệp tăng lên, tỷ lệ lấp đầy của các KCN đã đi vào hoạt động tăng từ 65% (2011) lên 73% (2016), tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy các KCN nói chung (tỷ lệ diện tích đất công nghiệp cho thuê để sản xuất kinh doanh trên tổng số đất tự nhiên của các KCN) mới đạt 51%. Điều đó có nghĩa là khoảng 49% diện tích đất được khai thác cho các KCN vẫn chưa được sử dụng hết, gây lãng phí tài nguyên đất trong khi nhiều người dân vẫn thiếu đất canh tác. Điều này phản ánh tiêu dùng tài nguyên đất – một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất ở Việt Nam còn thiếu bền vững.

Tiêu dùng tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản (TNKS) là một trong các nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới trong các năm từ 2007 đến 2010 (World Bank, 2011, The changing Wealth of Nations: Measuring Sustainable Development in the New) cho thấy chỉ có 46 trong số 213 quốc gia và vùng lãnh thổ có thu nhập từ TNKS chiếm trên 10% GDP, trong đó Việt Nam, có tỷ lệ tương ứng 13.9%, 15.0%, 8.6%, 10.4% trong các năm 2007 - 2010. Hội thảo khoa học "Quản lý khai thác khoáng sản" do Quốc hội tổ chức ngày 2/3/2012 (Nguyễn Thanh Sơn, 2012; Nguyễn Khắc Vinh, 2012) đã nêu lên tình trạng ô nhiễm môi trường trong khai thác khoáng sản, những tổn thất, lãng phí khoáng sản tồn tại trong ba khâu quan trọng: khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản. Việc tiêu dùng tài nguyên khoáng sản sẽ được đánh giá trong cả ba khâu này.

Theo các số liệu đã công bố (Nguyễn Thành Sơn, 2012), tổn thất khoáng sản trong khai thác các mỏ than thường chiếm tới 50% trữ lượng công nghiệp của các mỏ than. Đối với các mỏ than antraxit vùng Quảng Ninh, trữ lượng công nghiệp thường chỉ chiếm 50% trữ lượng địa chất mỏ, vì vậy khai thác than tại Quảng Ninh đang làm mất đi trữ lượng địa chất rất lớn. Chúng ta mới khai thác được 25% trữ lượng địa chất của mỏ và 50% trữ lượng công nghiệp của các mỏ than. Các con số này thấp hơn nhiều các con số tương ứng ở các nước phát triển. Có nhiều nguyên nhân được nêu để giải thích cho sự tổn thất tài nguyên trong khai thác than vùng Quảng Ninh như: theo quy định của Luật Thuế tài nguyên tính tiền thuế phải nộp

của doanh nghiệp thông qua lượng khoáng sản đã được doanh nghiệp tiêu thụ ra thị trường. Việc tính thuế tài nguyên khoáng sản theo sản lượng khai thác đầu ra không kích thích doanh nghiệp đầu tư công nghệ và năng lực khai thác hết tiềm năng trữ lượng khoáng sản (Lưu Đức Hải, 1998).

Tổn thất TNKS trong quá trình chế biến thường khá cao, ví dụ tổn thất than trong các nhà máy tuyển than thường xấp xỉ 10% trọng lượng than nguyên khai. Trong quá trình chế biến khoáng sản, một lượng lớn TNKS ban đầu bị thải ra ngoài dưới dạng chất thải rắn - lỏng. Một số trường hợp, giá trị của chất thải rắn, lỏng bị loại bỏ khỏi dây truyền chế biến quặng có giá trị kinh tế cao, chưa được tận dụng. Thực tế, trong tuyển quặng Cromit tại mỏ Cổ Định (Thanh Hóa), một lượng lớn khoáng sét bị thải ra ngoài với thành phần khoáng vật chủ yếu là Nontronit có giá trị sử dụng làm dung dịch khoan. Trong khai thác Inmenit ở các tỉnh ven biển miền Trung, quá trình chế biến quặng Inmentit thu được một lượng lớn quặng Ziacon (ZiSi04) và Monazit (Ce,La,Y,Th). Giá trị tài nguyên chứa đựng trong các sản phẩm đi kèm đó có thể so sánh với sản phẩm chính là tinh quặng Inmentit. Vẫn đề bất cập hiện nay trong chế biến khoáng sản ở Việt Nam là có rất ít doanh nghiệp quan tâm đến các sản phẩm phụ và chất thải có thể tận thu trong quá trình chế biến khoáng sản gây lãng phí tài nguyên khoáng sản của đất nước.

Sử dụng khoáng sản như đầu vào của quá trình sản xuất cũng tiềm ẩn các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên. Việc đầu tư xây dựng Nhà máy điện Na Dương công suất 100 MW sử dụng hàng năm 500.000 tấn than nâu Na Dương có hàm lượng lưu huỳnh cao (3-5%) đang làm mất đi lượng lưu huỳnh từ 15.000 đến 25.000 tấn mỗi năm, đồng thời gây ô nhiễm SO2 cho khu vực thị trấn. Nếu được đầu tư công nghệ thích hợp, từ khí thải của Nhà máy nhiệt điện Na Dương có thể thu hồi hàng chục nghìn tấn thạch cao công nghiệp phục vụ cho sản xuất xi măng. Việc khai thác than Nông Sơn chứa hàm lượng khá cao nguyên tố phóng xạ (u, Th) đang làm mất đi một lượng nguyên liệu phóng xạ quý, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm phóng xạ cho các khu vực xung quanh. Hoạt động sản xuất Super phốt pho tại Lâm Thao, Phú Thọ đang thải ra sông Hồng hàng nghìn tấn

nguyên liệu F dưới dạng Na2SiFe, gây ô nhiễm môi trường nước và hệ sinh thái sông. Như vậy, bên cạnh một lượng rất lớn nguyên liệu khoáng sản có chất lượng thấp, phát sinh trong quá trình khai thác hiện chưa được sử dụng tại các mỏ; việc sử dụng không hợp lý tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều ngành và nhiều địa phương đang gây ra sự lãng phí tài nguyên và tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Tiêu dùng tài nguyên nước

Theo kết quả đánh giá “cân bằng bảo vệ và sử dụng nguồn nước quốc gia”, thì tổng lượng nước cần dùng của cả nước chiếm 8,8% tổng lượng dòng chảy năm đã tăng lên 12,5% vào năm 2000 và đạt 16,5% năm vào khoảng 2010. Nhu cầu nước dùng cho sản xuất công nghiệp hiện tăng gần gấp đôi so với cách đây 5 năm, đạt mức 11 tỷ m3/ năm. Cùng với sự gia tăng nhu cầu, quá trình khai thác đang làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm và làm cạn kiệt nguồn nước là rất lớn.

Theo báo cáo của Liên Hợp quốc, hiện khoảng 12,000 km3 nước sạch bị ô nhiễm do quá trình sản xuất không được kiểm soát. Biến đổi khí hậu với những diễn biến khó lường cũng đang tác động đến tài nguyên nước. Theo báo cáo mới nhất, nhiều đập thủy điện ở Việt Nam thiếu nước ngay cả trong mùa mưa. Việt Nam chưa có một chiến lược quản lý và sử dụng tài nguyên nước bền vững, nguy cơ khan hiếm và cạn kiệt nguồn nước ảnh hưởng đến công nghiệp đã được cảnh báo trước. Hơn nữa, nguy cơ tiềm tàng còn xuất phát từ chỗ 2/3 lưu vực các sông ở Việt Nam đều do các nước lân cận kiểm soát. Sự phát triển mang tính cục bộ của từng nước, thiếu một cơ chế điều tiết hiệu quả nhất là sự tham gia của các nước nằm ở thượng nguồn có ảnh hưởng trực tiếp tới cân bằng nước của Việt Nam. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm trở thành thách thức lớn trong chiến lược sử dụng hợp lý tài nguyên nước.

Tiêu dùng trong quá trình sản xuất

Tiêu dùng năng lượng

Việt Nam có tiềm năng thủy điện lớn, cơ cấu nguồn với tỷ lệ thủy điện cao là một lợi thế. Tuy nhiên, Việt Nam cũng là nước có hiệu suất sử dụng điện kém nhất trên thế giới. Cùng tiêu thụ 1 kWh, Việt Nam chỉ làm ra chưa đầy 0,9 USD GDP,

trong khi Philippine làm ra nhiều hơn gấp đôi (1,9 USD), Hàn Quốc còn nhiều hơn, tới 2,2 USD (xem bảng 3.4). Các nước tiên tiến, tỷ lệ đó còn cao hơn, với 1kWh làm ra 3-5 USD. Muốn có 1% tăng trưởng GDP hàng năm, Việt Nam phải tăng điện năng lên 2,1%, trong khi các nước đang phát triển khác chỉ tăng chưa đầy 1,5%. Các nhà kinh tế học gọi chúng là hệ số đàn hồi, ghi trên cột cuối bảng 1. Hệ số đàn hồi càng thấp nền kinh tế càng phát triển lành mạnh.

Năm 2006, Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Văn phòng Tiết kiệm năng lượng thuộc Bộ Công thương, Việt Nam cũng đã thông qua Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2010).

Bảng 3.4. So sánh GDP (tỷ USD) và điện thƣơng phẩm (ĐTP) (tỷ kWh) của một số nƣớc châu Á và Việt Nam giai đoạn 2000-2005

2000 2005 *SHĐH ĐTP GDP GDP/ĐTP ĐTP GDP GDP/ĐTP Hàn Quốc 232 457 1.97 352 788 2.23 1.3 Thái Lan 83 122 1.47 118 177 1.50 1.4 Trung Quốc 1198 1080 0.90 2197 2234 1.02 1.35 Ấn Độ 375 457 1.22 488 806 1.65 0.78 Philippines 37 74.7 2.02 47 90 1.91 1.25 Việt Nam 22 31.3 1.42 45.5 52.4 0.87 2.1 *SHĐH: Hệ số đàn hồi *ĐTP: Điện thương phẩm

(Nguồn: EIA – International Energy Data and Analysis) Sản xuất sạch hơn

Sản xuất sạch hơn tại Việt Nam đã được triển khai từ rất sớm, ngay từ năm 1994, với sự ra đời Trung Tâm sản xuất sạch hơn, Đại học Bách khoa Hà Nội. Đã có hàng ngàn doanh nghiệp công nghiệp tham gia các chương trình sản xuất sạch

hơn. Sản xuất sạch hơn đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của các nước, bước đầu khẳng định tiềm năng và hiệu quả rất lớn trong sản xuất công nghiệp.

“Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 7/9/2009. Giai đoạn 2010-2015, mục tiêu là 50% có sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp. Bên cạnh đó, 25% cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ áp dụng SXSH và những cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH sẽ tiết kiệm được từ 5 đến 8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu/ đơn vị sản phẩm. Ngoài ra, 70% các sở công thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn SXSH.

Giai đoạn 2016-2020, mục tiêu của chiến lược là đưa 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp. Đồng thời, 50% cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ áp dụng SXSH và những cơ sở áp dụng SXSH sẽ tiết kiệm được từ 8 đến 13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu/ đơn vị sản phẩm. Ngoài ra, 90% doanh nghiệp vừa và lớn sẽ có bộ phận chuyên trách về sản xuất sạch hơn.

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, Bộ Công thương đã thành lập ngay Ban điều hành, Văn phòng giúp việc tại Vụ Khoa học công nghệ, xây dựng nôi dung triển khai theo 5 đề án: Nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng SXSH trong công nghiệp; xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về SXSH trong công nghiệp; Hỗ trợ kỹ thuật về áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp; Hoàn thiện mạng lưới các tổ chức hỗ trợ SXSH trong công nghiệp; Hoàn thiện các có chế chính sách về tài chính thúc đẩy áp dụng SXSH trong công nghiệp.

Tiêu dùng đầu ra của sản xuất (tiêu dùng sản phẩm)

Vẫn chưa có những điều tra chuyên đề về khía cạnh tiêu dùng dân chúng hay tiêu dùng sản phẩm sau sản xuất. Tuy nhiên, những đánh giá bước đầu cho thấy công nghiệp đang tạo ra nhiều sản phẩm không bền vững.

Công nghiệp bao gói đang tạo ra nhiều chất thải nhất.

Theo thống kê, lượng chất thải rắn (CTR) sinh hoạt phát sinh ở khu vực đô thị khoảng 38.000 tấn/ngày với mức gia tăng trung bình 12% mỗi năm. CTR sinh hoạt đô thị có tỷ lệ hữu cơ vào khoảng 54 - 77%, chất thải có thể tái chế (thành phần nhựa và kim loại) chiếm khoảng 8 - 18% (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2016). Dự báo tổng lượng CTR sinh hoạt đô thị đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm.

Đối với CTR công nghiệp khu vực đô thị, hiện chưa có thống kê con số cụ thể nhưng ước tính khối lượng CTR công nghiệp phát sinh trong các khu vực đô thị khá cao, tập trung ở các ngành cơ khí, dệt may, da giầy và thực phẩm. Ước tính lượng chất thải nguy hại trong CTR công nghiệp chiếm tỷ lệ khoảng 20 - 30% (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2016).

Trong thành phần rác thải sinh hoạt, chiếm phần lớn là rác vô cơ gồm bao gói nilông và các thành phần có nguồn gốc công nghiệp khác.Vì tiện lợi và giá thành rẻ, thực tế cho thấy,túi nilông được sử dụng trong hầu hết các hoạt động mua bán, đóng gói. Các siêu thị lớn như BigC tiêu thụ 10 tấn/tháng, tại Đồng Xuân mỗi hộ kinh doanh sử dụng 200-300 túi/ngày. Thực trạng tại Việt Nam hiện nay đó là tại các cửa tiệm, cửa hàng bán lẻ dọc phố hay các siêu thị, tình trạng lạm dụng túi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ kinh tế thúc đẩy tiêu dùng bền vững ở việt nam (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)