4.1. Bối cảnh mới và quan điểm về sử dụng công cụ kinh tế thúc đẩy tiêu dùng bền vững ở Việt Nam dùng bền vững ở Việt Nam
4.1.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến việc sử dụng công cụ kinh tế thúc đẩy tiêu dùng bền vững ở Việt Nam dùng bền vững ở Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế và các vấn đề sản xuất tiêu – tiêu dùng ở Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng trung bình 7-8%/ năm. Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đặc biệt từ khi ra nhập tổ chức thương mại WTO (2007), và tham gia một loạt các hiệp định thương mại khác. Quá trình đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đã dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh quá trình đô thị hóa; cải thiện đáng kể mức sống và thu nhập của người dân.
Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cũng làm gia tăng áp lực đến môi trường. Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm, suy thoái môi trường là kết quả của tăng trưởng kinh tế mà không chú ý thỏa đáng đến vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Sản xuất công nghiệp là trụ cột chính của nền kinh tế, chiếm 42% GDP của Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ 12-15%/ năm, gần gấp đôi mức tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Phát triển công nghiệp và đô thị là hai quá trình song song, gắn bó chặt chẽ với nhau. Hai quá trình này đồng nghĩa với việc gia tăng tiêu thụ: tiêu thụ trong sản xuất và tiêu dùng cá nhân.
Theo đánh giá của các chuyên gia, gia tăng tiêu thụ nguyên vật liệu, nước, năng lượng trong sản xuất của Việt Nam chưa đi cùng với gia tăng hiệu quả sử dụng, bởi lẽ trình độ công nghệ sản xuất cũng như trình độ tổ chức quản lý sản xuất còn chưa được cải thiện.
Mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ đổi mới đến nay được vận hành theo cơ chế thị trường có kiểm soát đã thúc đẩy tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trưởng liên tục và duy trì dài hạn, đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình trong nhóm các nước đang phát triển (Tạp chí tài chính, tapchitaichinh.vn). Việt Nam đang trong quá trình CNH, HĐH đất nước, kinh tế đạt mức tăng trưởng tương đối cao, kéo theo mức tiêu dùng của người người dân được cải thiện, ý thức tiêu dùng ngày càng nâng lên, các sản phẩm xanh, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng và thân thiện với môi trường dần trở thành nhu cầu thiết thực của người dân.
Tiêu dùng bền vững trở thành xu thế toàn cầu
Tiêu dùng bền vững là xu thế phổ biến ở các nước phát triển và có những bước tiến ban đầu ở các nước đang phát triển khi thu nhập cá nhân và ý thức người tiêu dùng ngày càng tăng lên. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến môi trường, coi trọng hơn hành vi mua thân thiện với môi trường. Hiện nay, người tiêu dùng trên thế giới đang dần dần hướng tới các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường và coi đó như một tiêu chuẩn cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Người tiêu dùng sẵn lòng trả giá cao hơn cho những hàng hóa được gắn nhãn mác đạt tiêu chuẩn sản xuất bền vững (Laroche, M., Bergeron, J., Barbaro-Forleo, 2001). Xuất phát từ sự gia tăng mối quan tâm đối với các sản phẩm xanh trên toàn cầu, nhiều công ty đã bắt đầu sản xuất các sản phẩm xanh thân thiện với môi trường và thể hiện nỗ lực bảo vệ môi trường. Chính phủ các nước cũng đang nỗ lực đưa ra nhiều chính sách để thúc đẩy tiêu dùng xanh. Hầu hết các quốc gia đang phát triển ở châu Á đã xây dựng các bộ luật bảo vệ môi trường. Số lượng người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm sinh thái thân thiện gần đây cho thấy thị trường của các sản phẩm thân thiện môi trường đang mở rộng (Tsakiridou, E., Boutsouki, C., Zotos, Y., Mattas, 2008).
Sự phát triển của khoa học và công nghệ (KH&CN)
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển với nhịp độ nhanh chóng, tạo ra những thành tựu đột phá, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội loài người.
Nhờ những thành tựu lớn của KH&CN, đặc biệt là công nghệ thông tin – truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu,…, xã hội loài người đang trong quá trình chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang thời đại thông tin, từ nền kinh tế dựa vào nguồn lực tự nhiên sang nền kinh tế dựa vào tri thức, mở ra cơ hội mới cho các nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
KH&CN đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hàng đầu. Sức mạnh của mỗi quốc gia tùy thuộc phần lớn vào năng lực KH&CN. Lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ ngày càng trở nên ít quan trọng hơn. Vai trò của nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có năng lực sang tạo, ngày càng có ý nghĩa quyết định trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.
Thời gian đưa kết quả nghiên cứu vào áp dụng vào vòng đời công nghệ ngày càng rút ngắn. Lợi thế cạnh tranh đang thuộc về các doanh nghiệp biết lợi dụng các công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của khách hàng. Với tiềm lực hung mạnh về tài chính và KH&CN, các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia đang nắm giữ và chi phối thị trường công nghệ tiên tiến.
Để thích ứng với bối cảnh trên, các nước phát triển đang điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh cách ngành công nghiệp và dịch vụ có hàn lượng công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường; đẩy mạnh chuyển giao những công nghệ tiêu tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng, gây ô nhiễm cho các nước đang phát triển. Nhiều nước đang phát triển dành ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao, tăng mức đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ, nhất là một số hướng công nghệ cao chọn lọc; tăng cường cơ sở hạ tầng thông tin – truyền thông; nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và thu hẹp khoảng cách phát triển.
Hiện nay, hoạt động thúc đẩy tiêu dùng bền vững ở Việt Nam ngày càng được sự hỗ trợ từ nhiều phía như các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường của Nhà nước; các chương trình quốc gia về thúc đẩy tiêu dùng bền vững; các khoản đầu tư, hỗ trợ về tài chính cho hoạt động thúc đẩy tiêu dùng bền vững từ các
dự án trong và ngoài nước, nguồn tài chính thu được từ công tác thu thuế, phí bảo vệ môi trường, các khoản kí quỹ,… Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ từ phía cộng đồng như các kênh tuyên truyền, giáo dục về tiêu dùng bền vững, tiêu dùng xanh; Nhà nước đầu tư nghiên cứu khoa học, phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất sạch hơn; khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất,…
4.1.2. Quan điểm sử dụng công cụ kinh tế thúc đẩy tiêu dùng bền vững ở Việt Nam Việt Nam
Một là, các chính sách thuế, phí từng bước được hoàn thiện theo hướng chú
trọng khuyến khích đầu tư, sản xuất theo công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và hỗ trợ cho việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia. Chính sách thuế, phí bảo vệ môi trường đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội và tạo nguồn thu để giải quyết vấn đề môi trường. Chính sách thuế tài nguyên đã trở thành công cụ quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước tăng cường công tác quản lý, giám sát quá trình hoạt động khai thác tài nguyên theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên; góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên đối với phát triển kinh tế bền vững.
Chính sách thuế tài nguyên được áp dụng theo Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 ngày 25/11/2009 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2010). Nhìn chung, quy định về mức thuế suất đã đảm bảo nguyên tắc “tài nguyên không có khả năng tái tạo” thì áp dụng mức thuế suất cao, “tài nguyên có khả năng tái tạo” thì áp dụng mức thuế suất thấp.
Hai là, cần giải quyết hợp lý mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Các cơ quan quản lý nhà nước cần cân nhắc mức độ của các chế tài trong công cụ kinh tế phải mang tính cụ thể và thực tế cao, nằm trong sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp, đồng thời phải được cân nhắc giữa sức chịu đựng của môi trường với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; cũng như phải tính đến tác động qua lại giữa môi trường – tài nguyên thiên nhiên – kinh tế -
dân số. Sẽ là không hợp lý khi mà các chi phí môi trường áp đặt cho doanh nghiệp khiến giá thành sản phẩm (không bị cấm hoặc hạn chế sản xuất – kinh doanh) của doanh nghiệp bị đội lên quá cao, doanh nghiệp không bán được hàng và bị phá sản. Cũng sẽ rất bất cập và không khả thi với mức thuế, phí lên một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu mà quá cao, ảnh hưởng đến giá cả các hàng hóa khác, từ đó gây áp lực đối với người dân trong khi thu nhập trung bình chưa đáp ứng được. Vì vậy, các công cụ kinh tế này cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trình độ nhận thức cũng như mức thu nhập trung bình của người dân.
Ba là, coi trọng và sử dụng hợp lý công cụ kinh tế trong hệ thống các công
cụ thúc đẩy tiêu dùng bền vững
Các công cụ kinh tế phải được sử dụng mềm dẻo, hợp lý nhằm hạn chế thấp nhất mặt trái của chúng đến kìm hãm phát triển kinh tế và cả mục tiêu thúc đẩy tiêu dùng bền vững (Ví dụ: nếu đánh phí bảo vệ môi trường đối với nước thải quá thấp thì doanh nghiệp chấp nhận chịu nộp phí chứ không đầu tư hệ thống xử lý chất thải; ngược lại nếu đánh phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp quá cao thì doanh nghiệp không có lãi do đó sẽ tìm cách để không khai báo hoặc gian lận trong lĩnh vực xả thải làm tăng ô nhiễm). Khi sử dụng công cụ kinh tế cần sử dụng đồng thời các công cụ khác để hỗ trợ, bổ trợ lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu quản lý của Nhà nước. Ví dụ như kết hợp ban hành các chính sách về thuế, nhãn sinh thái, mua sắm công bền vững, đồng thời đẩy mạnh công cụ thông tin, tuyên truyền, nhằm giúp cho người dân và doanh nghiệp hiểu rõ hơn tầm quan trọng và lợi ích của tiêu dùng và sản xuất bền vững.