Các thông tin, số liệu về việc thu, quản lý và sử dụng thuế bảo vệ môi trường, các nghiên cứu đánh giá về việc thu và quản lý sử dụng thuế, phí bảo vệ môi trường trước đây được kế thừa và tổng hợp phục vụ cho nghiên cứu của luận văn.
Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng sau khi đã tiến hành công tác thu thập dữ liệu. Phương pháp này được thực hiện để đưa ra một bảng thống kê các số liệu cụ thể nhằm mục đích so sánh kết quả từ đó đưa ra các số liệu để phân tích, đánh giá và đề xuất một số giải pháp cơ bản để sử dụng công cụ kinh tế (thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường,…) để thúc đẩy tiêu dùng bền vững ở Việt Nam.
Trên cơ sở tổng hợp các số liệu qua các năm, hệ thống hóa trên cùng một bảng biểu, đề tài đã sử dụng phương pháp này để so sánh số liệu qua các năm, từ đó thấy được sự vận động, kết quả của quá trình sử dụng các công cụ thuế, phí trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, logic: Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.
Trên cơ sở thông tin, số liệu đã được tổng hợp, thống kê, tiến hành đánh giá và phân tích những vấn đề còn tồn tại về mặt cơ chế và pháp lý của thu, nộp, quản lý và sử dụng thuế, phí bảo vệ môi trường, cơ chế triển khai thực hiện các chương trình nhãn xanh Việt Nam, mua xắm công bền vững từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hữu hiệu để giúp Nhà nước sử dụng tốt hơn các công cụ kinh tế này trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững ở Việt Nam.
CHƢƠNG3
THỰCTRẠNGSỬDỤNGCÔNGCỤKINHTẾTRONGTHÚCĐẨYTIÊU
DÙNGBỀNVỮNGỞVIỆTNAM