Tiêu chí đánh giá kết quả sử dụng công cụ kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ kinh tế thúc đẩy tiêu dùng bền vững ở việt nam (Trang 34)

1.2. Những vấn đề lý luận về sử dụng công cụ kinh tế thúc đẩy tiêu

1.2.5. Tiêu chí đánh giá kết quả sử dụng công cụ kinh tế

Các công cụ kinh tế là những công cụ của nhà nước đề ra nhằm đạt được mục tiêu quản lý của nhà nước. Do đó, tiêu chí đánh giá kết quả sử dụng công cụ kinh tế cần phải dựa việc đạt được mục tiêu của chủ thể quản lý là Nhà nước. Các công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững là những công cụ về thuế, phí tác động vào hành vi của người tiêu dùng và nhà sản xuất để đạt được mục tiêu về môi trường. Tiêu chí đánh giá kết quả sử dụng công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững chính là đánh giá việc thực hiện được các mục tiêu của tiêu dùng bền vững (4 mục tiêu ở mục 1.2.1). Do đó, các công cụ kinh tế cần:

Một là, tạo được động lực để giảm phát thải ô nhiễm môi trường trong quá trình

sản xuất. Nghĩa là chi phí doanh nghiệp bỏ ra để cải tạo môi trường (phí môi trường, phí xả thải,...) phải cao hơn chi phí đổi mới dây chuyền sản xuất, xử lý chất thải.

Hai là, tạo được động lực để người tiêu dùng thay đổi hành vi tiêu dùng. Các

loại thuế, phí đánh vào sản phẩm, dịch vụ giúp điều chỉnh giá của sản phẩm, dịch vụ. Do đó, để thay đổi hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng, thì mức thuế, phí phải đủ lớn để tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Ba là, các công cụ kinh tế phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước,

phục vụ cho các hoạt động xử lý môi trường, khắc phục sự cố, các quỹ đầu tư cho các hoạt động môi trường, hoạt động khuyên khích tiêu dùng bền vững,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ kinh tế thúc đẩy tiêu dùng bền vững ở việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)