Giải pháp đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách chống bán phá giá của mỹ và những ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu của việt nam (Trang 103 - 112)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Giải pháp đối với doanh nghiệp

(1) Xây dựng thương hiệu mạnh, đa dạng hoá thị trường và sản phẩm. Bài học đầu tiên từ vụ cá da trơn là khi ưu thế cạnh tranh của các nhà sản xuất nội địa giảm sút, thị phần của họ bị suy giảm, họ có thể sử dụng mọi biện pháp có thể để ngăn cản hàng nhập khẩu. CBPG chỉ là một trong các biện pháp mà người sản xuất nội địa có thể sử dụng. Do đó, các nhà sản xuất nội địa của Mỹ có nhiều cơ hội trong việc ngăn cản hàng ngoại nhập.Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải có chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu nhằm phân tán rủi ro, bảo đảm hoạt động sản xuất và xuất khẩu tuân theo nguyên tắc “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Không nên tập trung xuất khẩu một vài mặt hàng với khối lượng lớn vào một nước vì đây có thể là cơ sở để đối tác khởi kiện BPG.

(2) Xây dựng hệ thống chứng từ sổ sách và hạch toán kế toán theo chuẩn mực quốc tế. Hiện nay nước ta đã gia nhập WTO thì vấn đề hạch toán chi phí, quy trình hạch toán kế toán theo chuẩn mực quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện sử dụng chứng từ sổ sách và quy trình hạch toán kế toán còn nhiều điều chưa hợp lý, chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Kinh nghiệm sau các vụ kiện CBPG tại Mỹ, nhất là vụ kiện tôm và cá da trơn cho thấy, chứng từ số liệu kế toán của doanh nghiệp chưa rõ ràng minh bạch, làm cho cơ quan điều tra không chấp nhận những chi phí đó, đã dẫn đến việc khó khăn và bất lợi trong việc điều tra biên độ phá giá của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần có những giải pháp sau:

Dự trù khoản mục chi phí thuê luật sư. Do khi bị kiện BPG doanh nghiệp phải thuê luật sư để bào chữa vụ kiện sao cho được áp mức thuế thấp nhất, hầu hết doanh nghiệp đều phải thuê luật sư ở nước ngoài, các công ty luật có uy tín về CBPG, vì vậy chi phí thuê luật sư là rất lớn. Đây là một khoản mục chi phí hợp lệ mà doanh nghiệp nên áp dụng. Đồng thời doanh nghiệp phải hạch toán chi phí rõ ràng, số liệu chứng từ chính xác minh bạch áp dụng đúng theo chuẩn mực kế toán quốc tế.

Nghiên cứu đào tạo nâng cao kiến thức về quy trình hạch toán kế toán quốc tế. Doanh nghiệp Việt nam cần nghiên cứu đào tạo nhân viên kế toán các kiến thức chuẩn mực kế toán quốc tế, nâng cao trình độ quản lý, xử lý ghi chép các chứng từ theo đúng quy trình kế toán quốc tế. Đồng thời cần minh bạch rõ ràng số liệu kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế.

Xây dựng hệ thống thông tin minh bạch và phù hợp chuẩn quốc tế: một hệ thống thông tin minh bạch được kiểm định độc lập theo đúng chuẩn quốc tế chính là các bằng chứng mạnh mẽ nhất để tự bảo vệ. Do vậy các doanh nghiệp cần nghiêm túc đầu tư hệ thống thông tin của mình. Hệ thống này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc theo đuổi các vụ kiện, cũng như nâng cao tính hiệu quả trong quản lý kinh doanh.

(3) Giải pháp về giá xuất khẩu và giá trị thông thường của sản phẩm xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần phải có chiến lược về định giá xuất khẩu, xuất khẩu với

giá cao những sản phẩm có chất lượng tốt. Muốn làm được điều này các doanh nghiệp cần phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau trong hiệp hội ngành hàng để có sự thống nhất về giá xuất khẩu ở mức hợp lý, nên ở mức tiệm cận với giá hàng hóa tương tự tại thị trường nhập khẩu (dù mức giá này có thể cao hơn nhiều giá thành sản xuất trong nước). Như vậy mức giá đó vừa đảm bảo tính cạnh tranh của hàng hóa, vừa giảm thiểu nguy cơ bị các doanh nghiệp nước nhập khẩu khởi kiện vì bán hàng hóa với giá thấp.

(4) Nâng cao kiến thức về luật CBPG của WTO cũng như luật CBPG của Mỹ. Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phải tìm hiểu nâng cao kiến thức về luật CBPG của WTO và của Mỹ, nhanh chóng bồi dưỡng nhiều chuyên gia thông thạo các quy tắc mậu dịch quốc tế, mời các chuyên gia giỏi, kể cả các chuyên gia nước ngoài đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ quản lý của doanh nghiệp và luật sư lành nghề. Trên cơ sở đó hình thành các tổ chức chuyên phục vụ việc ứng phó với các tranh chấp về ngoại thương, bao gồm đội ngũ luật sư, kế toán, nhà kinh tế và chuyên gia chuyên sâu, có năng lực làm việc về vấn đề này, thì mới có đủ khả năng tư vấn cho doanh nghiệp, hỗ trợ cho chính phủ khi xảy ra vụ kiện CBPG để đối phó. (5) Khi phải đối mặt với một vụ kiện CBPG từ Mỹ, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần hành động theo một số nguyên tắc:

- Phải tham gia quá trình điều tra của DOC. Ngay cả trong nội bộ bên bị đơn cũng có sự khác biệt giữa các công ty tham gia thủ tục và các công ty đồng hương nhưng đứng ngoài vụ kiện. Vì thuế CBPG áp dụng cho cả nước xuất khẩu, nên mọi công ty của nước ấy đều bị liên can. Do đó, công ty nào không tham gia thủ tục là mất cơ hội đưa ra các chứng từ, dữ liệu thuận lợi cho mình và sẽ phải chịu biên độ phá giá và mức thuế do DOC ấn định theo các con số và đề nghị của nguyên đơn, tức là mức cao nhất.

- Cố gắng để cuộc điều tra sơ khởi dẫn đến kết luận tốt nhất. Để DOC quyết định áp thuế CBPG, các công ty nguyên đơn phải chứng minh hai điều: thuyết phục DOC là có biên độ phá giá và thuyết phục ITC là có sự tổn hại hay nguy cơ tổn hại. Nếu họ đạt được hai kết quả này thì công ty nước ngoài chỉ còn có thể cứu vãn tình

thế bằng tranh thủ DOC giảm tối đa biên độ phá giá khi xét lại vấn đề trong những năm sau. Do đó phải làm sao để cuộc điều tra sơ khởi dẫn đến kết luận tốt nhất. Doanh nghiệp có thể tiến hành các biện pháp: Thuyết phục ITC là không có tổn hại với ngành sản xuất nội địa; Thuyết phục DOC là biên độ phá giá không đáng kể; Thương lượng với chính quyền Mỹ một thoả thuận đình chỉ qua đó DOC ngưng thủ tục điều tra CPBG, không áp thuế, doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân thủ một hạn ngạch và một mức giá tối thiểu do DOC ấn định (tuy nhiên trong thực tế thường rất khó có thể đạt được thoả thuận này).

- Vận động hành lang. Vụ kiện CBPG cá da trơn và tôm Việt Nam tại thị trường Mỹ được xem là bài học về sự phối hợp các yếu tố kinh tế, chính trị cũng như sự liên kết chặt chẽ của các doanh nghiệp liên quan với các tổ chức và đồng minh trong và ngoài nước. Vận động hành lang đối với ngành lập pháp có hiệu quả hạn chế. Tuy nhiên vận động là cần thiết vì nó có thể khiến các cơ quan CBPG áp dụng các biện pháp công bằng và hợp lý trong quá trình điều tra. Vì vậy, vận động hành lang cần một chiến lược với các mục tiêu và mục đích rõ ràng. Trong vận động hành lang, chứng cứ tạo ra sức thuyết phục mạnh hơn là chỉ tiếp cận tới các đối tượng và đưa ra những lập luận cảm tính đối với họ. Hợp tác với báo chí, huy động các lực lượng nước ngoài và đặc biệt là lực lượng người Việt ở nước ngoài vì họ hiểu luật tại nước sở tại, các tổ chức đồng minh nhập khẩu, phân phối bán lẽ, bảo vệ người tiêu dùng, các tổ chức có quyền lợi chung và các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc giành sự ủng hộ của dư luận.

- Ứng xử với DOC. Một vấn đề không nhỏ với các doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình điều tra là giữ được thái độ đúng đắn trong quan hệ với DOC. Công việc của các thanh tra của DOC là kiểm tra xem các trả lời của công ty có đúng không, tức là họ được trả lương để nghi ngờ và bắt lỗi. Tuy thế cũng không nên coi họ như địch thủ và miễn là các điều sai không quan trọng lắm và công ty bị điều tra tỏ ra có thiện chí hợp tác, DOC cũng sẽ nhân nhượng. Một số nguyên tắc sau đây cần phải để ý: Thứ nhất, xuất hiện đúng nơi đúng lúc, cần biết phiên họp nào là quan trọng nhất thiết phải có mặt, như các buổi họp của ITC. Trong tất cả

những vụ mà công ty bị kiện không đến dự các buổi họp, kết quả bao giờ cũng rất bất lợi cho công ty bị kiện. Thứ hai, hợp tác tích cực, trả lời tất cả các câu hỏi và cẩn thận tránh mọi hiểu lầm hay sơ ý bất lợi cho bản thân. Thứ ba, tham gia vụ kiện tới cùng, không bỏ cuộc mặc dù diễn biến theo chiều hướng bất lợi.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận về CBPG, chính sách CBPG của Mỹ và thực tiễn việc áp dụng công cụ CBPG của Mỹ với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, luận văn rút ra một số kết luận sau:

- Về cơ sở lý luận: BPG trong thương mại quốc tế là một hiện tượng xảy ra khi một hàng hóa của nước này được xuất khẩu vào một nước khác với mức giá xuất khẩu thấp hơn giá thông thường của hàng hóa tương tự tại nước xuất khẩu. Hành vi BPG xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu là nhằm đạt được các mục tiêu trong kinh doanh, gây một số tác động đến cả nước xuất khẩu và nhập khẩu. Hành vi BPG có thể bị trừng phạt bằng các biện pháp phòng vệ thương mại của chính phủ nước nhập khẩu, được gọi là biện pháp CBPG. Xu hướng sử dụng biện pháp CBPG thể hiện trong chính sách CBPG của mỗi quốc gia. Nhìn chung, chính sách CBPG có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bảo hộ sản xuất trong nước và hạn chế nhập khẩu. Nhu cầu áp dụng chính sách CBPG là đòi hỏi khách quan của quá trình toàn cầu hóa, là xu thế chung của các nước và cũng là nhu cầu thực tế mỗi nước để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

- Về chính sách CBPG của Mỹ: Chính sách CBPG của Mỹ theo xu hướng bảo hộ triệt để. Mục tiêu chính của biện pháp CBPG nói riêng và các biện pháp phòng vệ thương mại nói chung của Mỹ là hạn chế cạnh tranh của các nhà xuất khẩu nước ngoài trên thị trường Mỹ nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước. Để thực hiện mục tiêu này, pháp luật CBPG và các cơ quan thực thi của Mỹ được tổ chức khá chặt chẽ, thậm chí có nhiều quy định, thông lệ có tính chất thiên vị với nhà sản xuất trong nước, gây bất lợi cho nhà xuất khẩu nước ngoài, nhưng nhìn chung vẫn tuân thủ các nguyên tắc bắt buộc về nội dung và thủ tục quy định tại Hiệp định về Chống bán phá giá của WTO.

- Về thực tiễn áp dụng công cụ CBPG của Mỹ với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam: Mỹ là một thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam và còn rất nhiều tiềm năng khai thác. Từ năm 2000 đến nay, Mỹ đã 12 lần khởi kiện doanh

nghiệp Việt Nam BPG vào thị trường Mỹ, đây là tần suất ở mức trung bình so với các đối tác thương mại khác của Mỹ. Tuy nhiên, tỷ lệ thua kiện của các doanh nghiệp Việt Nam là rất cao và thuế CBPG đã và đang gây nhiều thiệt hại với hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

- Về các giải pháp cho Việt Nam để đối phó với chính sách CBPG khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ: Luận văn đề xuất ba nhóm giải pháp đối với Nhà nước, Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp xuất khẩu. Giải pháp đối với Nhà nước gồm: Tích cực đẩy mạnh quá trình chuyển đổi nền kinh tế để sớm được công nhận là nền kinh tế thị trường; Tiến hành các hoạt động phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và công chúng về các vấn đề CBPG; Phát triển một cơ chế cảnh báo sớm. Giải pháp đối với Hiệp hội ngành hàng gồm: Quy định hành vi bảo vệ lẫn nhau, phối hợp giá cả trên thị trường, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh có thể tạo ra cớ gây ra các vụ kiện của nước ngoài; Phát huy vai trò là tổ chức tập hợp và tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực kháng kiện của các doanh nghiệp. Giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gồm: Xây dựng thương hiệu mạnh, đa dạng hoá thị trường và sản phẩm; Xây dựng hệ thống chứng từ sổ sách và hạch toán kế toán theo chuẩn mực quốc tế; Xây dựng chiến lược về giá xuất khẩu và giá trị thông thường của sản phẩm xuất khẩu; Nâng cao kiến thức về luật CBPG của WTO cũng như luật CBPG của Mỹ; Một số nguyên tắc hành động nên tuân thủ khi đối mặt với một vụ kiện CBPG tại Mỹ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Thương mại, 2002. Chống bán phá giá - Mặt trái của tự do hóa thương mại. Đề tài khoa học cấp bộ. Bộ Thương mại.

2. David Begg et al., 2007. Kinh tế học vi mô. 8th ed. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế quốc dân, 2010. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

3. Hội đồng tư vấn về các biện pháp phòng vệ thương mại/Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2010. Cẩm nang Kháng kiện Chống bán phá giá và Chống trợ cấp tại Hoa Kỳ. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI.

4. Đinh Thị Mỹ Loan, 2007. Xây dựng mô hình cơ quan quản lý Nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong thương mại quốc tế. Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Bộ Thương mại.

5. Đinh Thị Mỹ Loan, 2009. Các giải pháp ứng phó của Việt Nam đối với việc chống bán phá giá trong thương mại quốc tế. Đề tài khoa học cấp bộ. Bộ Thương mại.

6. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI, 2012. Tổng quan tranh chấp phòng vệ thương mại ở Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, bài học cho xuất khẩu Việt Nam.

7. Phạm Đình Thưởng, 2012. Kinh nghiệm sử dụng chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu trên thế giới và bài học cho Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

B. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài

8. Bruce A.Blonigen và Thomas J.Prusa, 2001. Antidumping. [pdf] Available at:

9. Hsiang-Hsi Liu, Teng-Kun Wang, 2014. Antidumping, Exchange Rate and Strategic Price Competition by Staged Game. Theoretical Economics Letters, 4: 197-209.

10. International Trade Centre, Revised Edition, 2010, Business Guide to Trade Remedies in the United States - Anti-dumping, Countervailing and Safeguards legislation, Practices and Procedures.

11. Jozef Konings and Hylke Vandenbussche, 2005. Antidumping protection and markups of domestic firms. Journal of International Economics, 65: 151-165.

C. Tài liệu thông tin điện tử

12. Bộ Công thương Việt Nam.

http://www.moit.gov.vn/vn/Pages/Thongke.aspx?Machuyende=TK&ChudeID=52.

[Ngày truy cập: 29 tháng 2 năm 2016].

13. Bộ Nông nghiệp Mỹ. http://www.fas.usda.gov/regions/vietnam. [Ngày truy cập: 29 tháng 2 năm 2016].

14. Bộ Thương mại Mỹ. https://www.commerce.gov/economicindicators. [Ngày truy cập: 29 tháng 2 năm 2016].

15. Công ty CS Wind Việt Nam.

http://www.cswindcorp.com/eng/business/03_track.asp?lMenu=3. [Ngày truy cập:

29 tháng 2 năm 2016].

16. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Đông Nam Á.

http://www.hangermetal.com/qhcd/default.aspx?id=1&tt=B%C3%A1o%20c%C3%

A1o%20t%C3%A0i%20ch%C3%ADnh. [Ngày truy cập: 29 tháng 2 năm 2016].

17. Công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà. http://www.sonha.com.vn/co-dong/bao-cao-

tai-chinh-78.aspx. [Ngày truy cập: 29 tháng 2 năm 2016].

18. Đại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam, 2001. Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách chống bán phá giá của mỹ và những ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu của việt nam (Trang 103 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)