6. Kết cấu của luận văn
1.3. Cơ sở thực tiễn về chính sách chống bán phá giá của Mỹ
1.3.2.3. Hệ quả của chính sách
Do có tính chất bảo hộ triệt để với các ngành sản xuất trong nước, chính sách CBPG của Mỹ có tác động tích cực tới sự phát triển của nhiều ngành sản xuất trong nước bằng cách giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài. Khi các ngành sản xuất nội địa có điều kiện phát triển sẽ tác động tích cực giúp kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn, đồng thời cũng tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người Mỹ, giúp giải quyết các vấn đề xã hội khác.
Tuy nhiên, chính sách CBPG cũng gây nhiều thiệt hại cho nước Mỹ.
- Thứ nhất, chính sách CBPG mang tính bảo hộ triệt để với nhiều bất cập, không công bằng khiến Mỹ gặp phải sự phản đối, khiếu nại của nhiều nước thành viên WTO. Luật pháp Mỹ về CBPG thường bị các nước đánh giá là những hỗ trợ mang đậm tính chính trị cho các ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh tự do hóa là một xu thế tất yếu trong thương mại quốc tế. Thực tế, Mỹ là nước đang phải đối mặt với nhiều cáo buộc về việc không tuân thủ các quy tắc đa phương liên quan đến vấn đề CBPG nói riêng và các biện pháp phòng vệ thương mại nói chung. Trên cơ sở hàng loạt đơn kiện đối với hệ thống luật pháp và các thông lệ Mỹ đang áp dụng, Ủy ban giải quyết các tranh chấp của WTO đã đưa ra nhiều phán quyết khẳng định chính phủ Mỹ đã vi phạm các nghĩa vụ quốc tế. Ví dụ, năm 2004, Liên minh châu Âu (EU) và các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Canada, Mehico, Brazil đã trình WTO danh sách các sản phẩm của Mỹ bị đánh thuế trả đũa với lý do Mỹ không chịu hủy bỏ điều luật CBPG Byrd theo phán quyết của WTO. Điều luật này do Thượng nghị sỹ Mỹ Robert C.Byrd đề xuất năm 2000, quy định cho phép chính phủ Mỹ phân phối lại tiền tăng thuế đối với công ty nước ngoài bị tố cáo bán hàng hóa với giá quá thấp tại thị trường Mỹ. WTO coi đây là một hình thức bảo hộ mậu dịch, vi phạm các quy định thương mại quốc tế và cho phép các nước trên được áp dụng các biện pháp trả đũa để bù lại những thiệt hại cho điều luật Byrd gây ra.
- Thứ hai, chính sách CBPG như trên đã gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ. Việc lạm dụng các vụ kiện CBPG nhằm bảo hộ sản xuất trong nước khiến các nhà xuất khẩu Mỹ gặp nhiều khó khăn do các biện pháp trả đũa của nhiều đối tác
thương mại của Mỹ. Thực tế là các nhà xuất khẩu của Mỹ đang trở thành mục tiêu chính mà đạo luật CBPG của nhiều nước trên thế giới. Với sự lạm dụng công cụ CBPG của Mỹ, các đối tác thương mại của Mỹ cũng đang tích cực xây dựng hệ thống luật pháp về CBPG cho riêng mình như một công cụ đối kháng (khi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan khác đang phải dần loại bỏ theo quy định của WTO và các hiệp định tự do thương mại song phương, đa phương khác).
Như vậy, chính sách CBPG của Mỹ có tác động hai mặt cả tích cực và tiêu cực tới nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, với ưu thế là nền kinh tế lớn nhất thế giới và thường là nước “đề ra các quy tắc” trong thương mại quốc tế, dự báo Mỹ sẽ tiếp tục duy trì chính sách CBPG hiện nay trong một thời gian dài với vai trò vừa là công cụ bảo hộ thương mại, vừa là công cụ chính trị hữu hiệu trong hệ thống chính sách đối ngoại của Mỹ.