CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng áp dụng công cụ chống bán phá giá của Mỹ với hàng hóa xuất
Mỹ như dệt may, da giầy, thủy sản có thể hưởng mức thuế suất 0%. Điều này mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) ước tính, đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ có thể đạt 57 tỉ USD và chiếm 34,1% tổng giá trị xuất khẩu của khu vực ASEAN vào thị trường này, đồng thời bỏ xa giá trị xuất khẩu của các nước còn lại. Không chỉ tăng về khối lượng, hàng chất lượng cao và giá trị gia tăng từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ ngày một nhiều hơn. Điều này cho thấy, Mỹ là một thị trường lớn, nhiều tiềm năng và sẽ được các doanh nghiệp Việt Nam tập trung khai thác nhiều hơn trong thời gian tới.
3.2. Thực trạng áp dụng công cụ chống bán phá giá của Mỹ với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam khẩu của Việt Nam
3.2.1. Sơ lược các vụ kiện CBPG đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn 2000 - 2015 thị trường Mỹ giai đoạn 2000 - 2015
Từ khi Việt Nam và Mỹ nối lại quan hệ thương mại sau thời kỳ chiến tranh lạnh đến nay, Mỹ có 12 lần khởi kiện các doanh nghiệp Việt Nam về hành vi BPG hàng hóa vào thị trường này. Vụ kiện đầu tiên là với mặt hàng cá da trơn vào năm 2002, vụ kiện gần đây nhất là với mặt hàng ống thép hàn cacbon vào năm 2015 (vụ kiện này đang trong quá trình điều tra).
Bảng 3.5. Tổng hợp các vụ kiện CBPG của Mỹ với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam
STT Mặt hàng Quá trình điều tra
Thời gian khởi kiện
Biện pháp tạm thời Biện pháp cuối cùng
Ngày Biên độ Thời gian Ngày Biên độ Thời gian
2 63,88% 2 Tôm nước ấm đông lạnh 31/12/200 3 26/07/2004 12,11%- 93,13% 8/12/2004 4,13%- 25,76% 5 năm 3 Lò xo không bọc 25/01/200 8 6/04/2008 116,31% 22/12/2008 116,31% 5 năm 4 Túi nhựa PE 31/03/200 9 28/10/2009 52,30% - 76,11% 4/05/2010 52,30% - 76,11% 5 năm 5 Mắc treo quần áo bằng thép
5/05/2010 (Điều tra chống lẩn tránh thuế)
6 Ống thép cacbon 15/11/201 1 1/06/2012 0% - 27,96% Kiện đúp Chống bán phá giá và Chống trợ cấp: Ngày 15/11/ 2012: kết quả điều tra ITC không có thiệt hại, Không áp dụng biện pháp thuế CTC và CBPG. 7 Mắc áo thép 18/01/201 2 2/08/2012 135,81 - 187,51% 24/12/2012 157%- 220,68% 5 năm 8 Tuabin điện gió 18/01/201 2 2/08/2012 52,67 - 59,91% 24/12/2012 51,50- 58,49% 5 năm 9 Ống thép không gỉ chịu lực 6/06/2013 31/12/2013 53,92% 21/07/2014 16,25% 5 năm 10 Ống thép dẫn dầu 23/07/201 3 18/02/2014 9,57 - 111,47% đến 28/08/2014 10/09/2014 25,18 - 111,47% 5 năm 11 Đinh thép 19/06/201 4 13/07/2015 AD: 288,56% - 313,97%; CVD: 323,99% 5 năm 12 Ống thép hàn cacbon 18/11/201 5
Việt Nam bị cáo buộc mức phá giá 113,18%. Dự kiến DOC công bố kết quả điều tra sơ bộ và cuối cùng vào các ngày 5/04/2016 và 20/06/2016
(1) Vụ kiện CBPG cá da trơn năm 2002:
Thời gian khởi kiện là ngày 24/07/2002, nguyên đơn là Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Mỹ (CFA).
Ngày 31/01/2003, DOC quyết định mức thuế suất CBPG tạm thời với mặt hàng này của Việt Nam là 31,45% - 63,88%.
Ngày 23/06/2003, DOC quyết định áp thuế CBPG với mặt hàng cá tra - basa Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ với mức thuế suất cuối cùng từ 36,84 - 63,88%, có hiệu lực 5 năm. Năm 2008, Mỹ đã rà soát cuối kỳ thuế CBPG đối với cá tra - basa của Việt Nam và quyết định áp thuế thêm 5 năm nữa. Năm 2014, sau đợt rà soát cuối kỳ lần hai, Mỹ tiếp tục gia hạn lệnh áp thuế chống bán phá giá này với sản phẩm cá tra - basa nhập khẩu từ Việt Nam. Ngày 14/09/2015, DOC đưa ra phán quyết sơ bộ mức thuế chống bán phá giá lần thứ 11 (POR11) đối với cá tra fillet đông lạnh Việt Nam vào Mỹ. Theo đó, 2 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam là Công ty CP Hùng Vương và Công ty TNHH SX TM&DV Thuận An phải chịu thuế suất bắt buộc, lần lượt là 0,36 và 0,84 USD/kg. Ngoài ra, 16 công ty khác cũng phải chịu mức thuế 0,6 USD/kg.
(2) Vụ kiện CBPG tôm nước ấm đông lạnh năm 2003:
Thời gian khởi kiện là ngày 31/12/2003, nguyên đơn là Liên minh Tôm miền Nam nước Mỹ (SSA). Ngoài Việt Nam còn có Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Brazil và Ecuado cũng bị kiện với mặt hàng này.
Ngày 26/07/2004, DOC quyết định mức thuế suất CBPG tạm thời cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tôm vào Mỹ là 12,11 - 93,13%.
Ngày 8/12/2004, DOC quyết định mức thuế suất CBPG cuối cùng với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ là 4,13 - 25,76%.
Ngày 7/09/2015, DOC công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn 1/02/2013 đến 31/01/2014. Theo đó, mức thuế trung bình 0,91%, giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố tháng 3/2015 và giảm mạnh so mức thuế 6,37% của kỳ xem xét POR8.
(3) Vụ kiện CBPG lò xo không bọc năm 2008:
Thời điểm khởi kiện là ngày 25/01/2008, nguyên đơn là Công ty Leggett & Platt (MO), một nhà sản xuất đệm lò xo Mỹ. Ngoài Việt Nam còn có 2 nước khác bị kiện là Trung Quốc và Nam Phi.
Ngày 6/04/2008, DOC quyết định mức thuế suất CBPG tạm thời với sản phẩm lò xo không bọc của Việt Nam là 116,31%.
Ngày 22/12/2008, DOC quyết định mức thuế suất CBPG cuối cùng với mặt hàng lò xo không bọc của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ là 116,31%, thời hạn 5 năm. Mức thuế áp dụng rất cao do đây là mức thuế sử dụng thông tin sẵn có bất lợi, trong vụ kiện này không có doanh nghiệp Việt Nam nào tham gia vào việc trả lời bản câu hỏi điều tra của DOC.
Tháng 11/2013, DOC xem xét lại quyết định áp thuế này và cho rằng chưa đến thời điểm thích hợp để dỡ bỏ. ITC cũng đồng quan điểm với DOC bằng lập luận rằng, điều này có thể tiếp tục hoặc lại gây ra những thiệt hại đáng kể trong một khoảng thời gian có thể dự báo trước.
(4) Vụ kiện CBPG túi nhựa PE năm 2009:
Thời gian khởi kiện là ngày 31/03/2009, nguyên đơn là Công ty Hilex Poly Co. LLC và Superbag Corporation của Mỹ. Đây là vụ kiện kép cả CBPG và chống trợ cấp (CVD). Ngoài Việt Nam còn có một số đối tác thương mại của Mỹ như Đài Loan và Indonesia cũng bị kiện.
Ngày 28/10/2009, DOC quyết định áp thuế CBPG tạm thời với mặt hàng này của Việt Nam ở mức 52.30% - 76.11%.
Ngày 4/05/2010, DOC quyết định mức thuế suất CBPG cuối cùng với mặt hàng này của Việt Nam là 52,30% - 76,11%, thời hạn 5 năm.
Ngày 8/05/2015, sau khi thực hiện rà soát cuối kỳ, DOC ra kết luận cuối cùng tiếp tục áp thuế chống trợ cấp với mặt hàng này của Việt Nam.
(5) Vụ điều tra CBPG mắc treo quần áo bằng thép năm 2010:
Thời gian khởi kiện ngày 5/05/2010, nguyên đơn là Công ty M&B Metal Products.
Đây là vụ điều tra chống giả mạo xuất xứ hàng hóa để lẩn tránh thuế. Theo cáo buộc nêu trong đơn kiện, sản phẩm mắc treo quần áo bằng thép được sản xuất tại Trung Quốc, sau đó gia công với tỷ lệ không đáng kể tại Việt Nam để xuất khẩu vào thị trường Mỹ với mục đích lẩn tránh thuế chống bán phá giá mà Mỹ đã áp đặt đối với sản phẩm này của Trung Quốc từ tháng 10/2008 với mức 15,83 - 187,25%.
(6) Vụ kiện CBPG ống thép cacbon năm 2011:
Thời gian khởi kiện là ngày 15/11/2011, nguyên đơn là 4 công ty sản xuất ống thép cacbon Mỹ. Đây là vụ kiện kép gồm CBPG và chống trợ cấp, ngoài Việt Nam còn có 3 nước khác bị kiện là Ấn Độ, Oman và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập.
Trong vụ kiện này, Hiệp hội Thép Việt Nam cùng các doanh nghiệp đã theo vụ kiện này và được sự ủng hộ của Bộ Công thương. Hiệp hội Thép cũng đã mời 10 doanh nghiệp bị kiện để làm việc. Trong quá trình tìm hiểu, trên thực tế, chỉ có 6 doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm sang Mỹ, còn lại 4 doanh nghiệp chưa từng xuất khẩu ống thép hàn cacbon sang thị trường này. Tuy nhiên, 4 doanh nghiệp chưa từng xuất khẩu ống thép hàn cacbon sang thị trường Mỹ cũng tham gia trả lời tất cả những gì phía Mỹ yêu cầu và làm bị đơn tự nguyện của quá trình điều tra.
Ngày 1/06/2012, DOC áp dụng mức thuế suất CBPG tạm thời với mặt hàng này của Việt Nam là 0 - 27,96%.
Ngày 17/10/2012, DOC quyết định cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ giá đối với mặt hàng ống thép hàn cacbon của Việt Nam. Kết quả điều tra cho thấy, hai doanh nghiệp bị đơn của Việt Nam là Công ty trách nhiệm hữu hạn thép SeAH Việt Nam (SeAH Steel VINA Corp.) và Công ty chế tạo máy Hồng Nguyên Hải Phòng (Haiphong Hongyuan Machinery Manufactory Co., Ltd.) đều không nhận các khoản trợ cấp từ chính phủ như các công ty nguyên đơn của Mỹ cáo buộc, do đó, vụ điều tra áp thuế chống trợ giá bị loại bỏ.
Ngày 15/11/2012, ITC đưa ra kết luận cuối cùng là không có thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của Mỹ, theo đó, cuộc điều tra CBPG với mặt hàng này của Việt Nam cũng chấm dứt.
(7) Vụ kiện CBPG mắc áo thép năm 2012:
Thời gian khởi kiện là ngày 18/01/2012, nguyên đơn là Công ty M&B Metal Products (Leeds, AL), Công ty Innovative Fabrication/Indy Hanger (Indianapolis, IN) và Công ty Mắc áo Mỹ (Gardena, CA).
Ngày 2/08/2012, DOC quyết định áp dụng thuế CBPG tạm thời với mặt hàng này ở mức 135,81 - 187,51%.
Ngày 24/12/2012, DOC quyết định mức thuế suất CBPG cuối cùng với mặt hàng này của Việt Nam là 157 - 220,68%, thời hạn 5 năm.
(8) Vụ kiện CBPG tuabin điện gió năm 2012:
Thời gian khởi kiện là ngày 18/01/2012, nguyên đơn là Liên minh Thương mại tuabin điện gió Mỹ. Ngoài Việt Nam còn có Trung Quốc cũng bị điều tra CBPG và chống trợ cấp với mặt hàng này.
Ngày 2/08/2012, DOC quyết định áp thuế CBPG tạm thời với mặt hàng này của Việt Nam ở mức thuế suất 52,67 - 59,91%.
Ngày 24/12/2012, DOC quyết định mức thuế suất CBPG cuối cùng với mặt hàng này của Việt Nam là 51,50 - 58,49%, thời hạn 5 năm. Tháng 09/2015, DOC đưa ra kết luận cuối cùng đợt rà soát hành chính thuế CBPG lần thứ nhất (POR1) đối với tháp điện gió của Việt Nam, theo đó bị đơn bắt buộc duy nhất trong vụ việc này là Công ty CS Wind Vietnam không BPG vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, mức thuế suất toàn quốc áp dụng cho sản phẩm tháp điện gió của doanh nghiệp khác từ Việt Nam xuất sang Mỹ vẫn giữ nguyên mức 58,54% vì Mỹ vẫn coi Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường nên mức thuế suất toàn quốc vẫn ở mức cao.
(9) Vụ kiện CBPG ống thép không gỉ chịu lực năm 2013:
Thời gian khởi kiện là ngày 6/06/2013, nguyên đơn là các nhà sản xuất thép nội địa Mỹ. Ngoài Việt Nam, các nước Thái Lan và Malaysia cũng bị kiện.
Ngày 31/12/2013, DOC quyết định áp thuế CBPG tạm thời với mặt hàng này của Việt Nam với mức thuế suất 53,92%.
Ngày 21/07/2014, DOC quyết định áp thuế CBPG cuối cùng với mặt hàng này của Việt Nam với mức thuế suất 16,25%, thời hạn 5 năm.
(10) Vụ kiện CBPG ống thép dẫn dầu năm 2013:
Thời gian khởi kiện là ngày 23/07.2013, nguyên đơn là một số doanh nghiệp thép thép nội địa Mỹ. Ngoài Việt Nam còn có một số đối tác thương mại của Mỹ như Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Philippines, Ả-Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina và Đài Loan cũng bị điều tra.
Ngày 18/02/2014, DOC quyết định mức thuế suất CBPG tạm thời với ống thép dẫn dầu của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ là 9,57 - 111,47%.
Ngày 10/09/2014, DOC quyết định mức thuế suất CBPG cuối cùng với mặt hàng xuất khẩu này của Việt Nam là 25,18 - 111,47%, thời hạn 5 năm.
(11) Vụ kiện CBPG đinh thép năm 2014:
Thời gian khởi kiện là ngày 19/06/2014, nguyên đơn là Công ty Mid Continent Steel & Wire, Inc., một nhà sản xuất sản phẩm đinh thép của Mỹ. Đây là vụ điều tra kép cả CBPG và chống trợ cấp. Ngoài Việt Nam còn có một số đối tác thương mại của Mỹ như Ấn Độ, Hàn Quốc, Ô-man, Malaysia, Đài Loan và Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị kiện.
Ngày 13/07/2015, DOC quyết định áp mức thuế suất CBPG cuối cùng với mặt hàng này của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ là 288,56 - 313,97%, thời hạn 5 năm. Ngoài ra, mặt hàng này còn phải chịu thuế chống trợ cấp ở mức 323,99%.
(12) Vụ kiện CBPG ống thép hàn cacbon năm 2015:
Ngày 18/11/2015, DOC công bố quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống thép hàn cacbon nhập khẩu từ Oman, Pakistan, Philippines, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, và Việt Nam (riêng với Pakistan bị điều tra đồng thời chống trợ cấp). Nguyên đơn của vụ kiện là một số nhà sản xuất nội địa Mỹ, gồm: Bull Moose Tube Company (Chesterfield, MO), EXLTUBE (N. Kansas City, MO), Wheatland Tube (Chicago, IL), and Western Tube & Conduit (Long Beach, CA).
Biên độ phá giá bị cáo buộc của Việt Nam là 113,18%. Dự kiến, kết quả điều tra sơ bộ của DOC được công bố vào ngày 5/04/2016 và kết quả điều tra cuối cùng vào ngày 20/06/2016.
3.2.2. Vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ với cá da trơn Việt Nam
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường Mỹ vào năm 1996. Năm 1998, lượng cá lát catfish không xương đông lạnh của Việt Nam xuất sang đây mới chỉ có 260 tấn. Nhưng đến cuối năm 2001 đã tăng lên thành 7.746 tấn. Với giá thành rẻ hơn từ 0,08 đến 1 USD/pound và chất lượng không thua kém catfish Mỹ, cá Việt Nam đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ catfish của Mỹ, bằng chứng là tổng giá trị catfish bán ra của Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Mỹ (CFA) giảm mạnh, từ 446 triệu USD năm 2000 xuống còn 385 triệu USD năm 2001. Chính sự gia tăng nhanh chóng thị phần của các sản phẩm cá của Việt Nam là nguyên nhân thúc đẩy CFA đã hành động nhằm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng này của Việt Nam.
Trước khi kiện cá da trơn Việt Nam BPG vào Mỹ, CFA đã có một số biện pháp kỹ thuật khác để ngăn cản mặt hàng này. Tháng 09/2001, CFA dựa vào Luật Ngân sách nông nghiệp 107-76 của Mỹ để cấm loại cá này của Việt Nam được nhập vào nước này với tên gọi catfish và đạo luật HR.2646 cấm hoàn toàn việc dùng tên catfish cho các loại cá tra, cá basa của Việt Nam trong tất cả các khâu bán lẻ, bán sỉ, nhà hàng, thông tin, quảng cáo... trong vòng 5 năm. Chưa dừng ở đây, CFA vin tiếp vào điều khoản 10806 của đạo luật An ninh nông trại và Đầu tư nông thôn mới nhất để xác lập chủ quyền tuyệt đối trên thương hiệu catfish. Tháng 12/2001, bất chấp sự phản đối từ phía Việt Nam, Quốc hội Mỹ đã thông qua lệnh cấm tạm thời (có hiệu