Bảng thống kê mô tả giữ các biến độc lập trong mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố tài chính lên thu nhập trên cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM​ (Trang 50 - 52)

Stt Tên biến hiệu Số quan sát Giá trị nh nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 1 Thu nhập trên cổ phiếu EPS 369 -4,923.00 20,590.00 2,312.101 2,564.653 2 Lợi nhuận trên

doanh thu NPM 369 -2.462 8.030 0.124 0.483

3 Lợi nhuận trên

vốn chủ sở hữu ROE 369 -1.292 0.912 0.117 0.153 4 Khả năng thanh

toán CR 369 0.350 145.100 2.466 7.587

5 Đòn bẩy tài chính DER 369 0.007 1.000 0.481 0.216 6 Vòng quay tổng tài sản TATO 369 0.000 12.734 1.248 1.402 7 Giá thị trường trên giá trị sổ sách PBV 369 0.000 7.340 1.156 0.835

8 Quy mô công ty SIZE 369 18.045 25.703 21.017 1.332

9 Dòng tiền CF 369 -23.737 2.267 0.001 1.279

10 Thời gian hoạt

động AGE 369 5.000 16.000 9.049 2.200

11 Sở hữu nhà nước STATE 369 0.000 1.000 0.238 0.246

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS từ số liệu thu thập

Qua kết quả thống kê ở Bảng 4.3, ta thấy:

- Lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2013 – 2015 có giá trị cao nhất là 803.0% và có giá trị thấp nhất là – 246,2%, giá trị trung bình là 12,4%. Như vậy cho thấy rằng các công ty trong giai đoạn nghiên cứ này có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần không ổn định.

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được đo lường bằng cách lấy lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty, để cho thấy rằng với một đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho công ty. Theo kết quả trên giá trị nh nhất của ROE là – 129,2% và giá trị cao nhất là 91,2%, nhưng giá trị trung bình của

các công ty chỉ có 11,7%. Điều này cho thấy khoảng cách giữa giá trị nh nhất và giá trị lớn nhất là rất lớn, có thể giải thích rằng các công ty nghiên cứu trong giai đoạn này có hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa được tốt.

- Khả năng thanh toán chứng minh khả năng thanh toán hiện hành của các công ty trong giai đoạn này đều tốt, có giá trị trung bình là 2,466 lần. Nghĩa là cứ một đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng 2,466 đồng bằng tài sản ngắn hạn của công ty. Tuy nhiên không phải hệ số này càng lớn càng tốt, tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nghề nào có tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản thì hệ số này cao và ngược lại.

- Một chỉ tiêu khác, đo lường tài sản của công ty được hình thành từ nguồn nào, đó chính là đòn bẩy tài chính. Theo kết quả trên cho thấy thì hầu hết công ty đều sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của mình. Công ty sử dụng nợ có giá trị nh nhất là 0,7% và cao nhất là 100,0%.

- Vòng quay tổng tài sảndùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra, trong giai đoạn từ năm 2013 – 2015, hệ số vòng quy tài sản cao nhất là 12,734 vòng và thấp nhất 0 vòng.

- Thông qua kết quả trình bày ở Bảng 4.3, cho thấy giá thị trường trên giá trị sổ sách cổ phiếu của các công niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn này có giá trị lớn nhất là 7,340 lần và có giá trung bình là 1,156 lần.

- Quy mô công ty được tính bằng cách lấy logarit của tổng tài sản. Quy mô của các công ty niêm yết trong giai đoạn nghiên cứu có giá trị trung bình là 21,017 và có giá trị nh nhất là 18,045. Khoảng cách giữa giá trị nh nhất và giá trị lớn nhất không đáng kể.

- Dòng tiền được xác định bằng cách lấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chia cho doanh thu thuần. Trong giai đoạn nghiên cứu dòng tiền của các công ty có giá trị trung bình là 0,1%, và dòng tiền cao nhất là 226,66%.

- Thời gian hoạt động có mức giá trị trung bình 9,049 năm và công ty có thời gian hoạt động cao nhất là 16 năm.

- Tỷ lệ sở hữu nhà nước của các công ty niêm yết trong giai đoạn này chiếm rất cao. Công ty có tỷ lệ sở hữu cao nhất là 100,0%.

4.2. Phân tích tương quan giữa các biến

Phân tích tương quan là một phép phân tích được dùng để lượng hóa mức độ chặt chẽ mối liên hệ giữa các biến định lượng trong mô hình nghiên cứu. Bằng cách sử dụng hệ số tương quan Pearson (r), với mức ý nghĩa là p< 0,1 và p<0,05.

Để xác định mức độ mối tương quan, theo Giáo trình thống kê ứng dụng của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011, trang 344).

/r/> 0,8: tương quan tuyến tính rất mạnh. /r/ = 0,6 – 0,8: tương quan tuyến tính mạnh. /r/ = 0,4 – 0,6: có tương quan tuyến tính. /r/ = 0,2 – 0,4: tương quan tuyến tính yếu.

/r/< 0,2: tương quan tuyến tính rất yếu hoặc không có tương quan tuyết tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố tài chính lên thu nhập trên cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM​ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)