Các nhân tố tác động đến thu nhập trên cổ phiếu (EPS)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố tài chính lên thu nhập trên cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM​ (Trang 30)

2.3.1. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khoản thu nhập ròng của một doanh nghiệp so với doanh thu.Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu giữa các ngành nghề kinh tế khác nhau thì cũng khác nhau.Mức ổn định của tỷ số này cũng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Thông thường, các doanh nghiệp được quản lý tốt đạt được mức lợi nhuận ròng tương đối cao hơn vì các doanh nghiệp này quản lý các nguồn vốn của mình có hiệu quả hơn.

Theo nghiên cứu của Abbasali và cộng sự (2013)các công ty niêm yết ở Tehra thì cho rằng tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu có mối tương quan dương với thu nhập trên cổ phiếu.Đồng quan điểm với kết quả nghiên cứu này, cũng có nghiên cứu Rishma Vedd và cộng sự (2014), Tahir Saeed và Hira Tahir (2015) khẳng định rằng tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập trên cổ phiếu.

Trong khi đó, trái ngược với các nghiên cứu trên thì có nghiên cứu của Shaher và cộng sự vào năm 2016 các công ty trên thị trường chứng khoán ở Amman thì cho rằng tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu có mối tương quan âm với thu nhập trên cổ phiếu.Còn nghiên cứu của Khalaf Taani và Banykhaled vào năm 2011, Sathasivam vào năm 2014 thì cho ra kết quảtỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu và thu nhập trên cổ phiếu không có mối tương quan với nhau.

Với mong muốn, những công ty có lợi nhuận càng cao về thì thu nhập trên cổ phiếu càng lớn, nên tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết 1: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu có mối tương quan dương với thu nhập trên cổ phiếu (EPS).

2.3.2. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Mục tiêu cuối cùng của tất cả các công ty là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận có thể được đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng chia cho vốn của chủ sở hữu, có nhiều cách đo lường khác nhau nhưng đây là cách đo lường thường được sử dụng nhiều nhất trong tài chính. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu xác định triển vọng tăng trưởng dài hạn của một công ty. ROE cao sẽ tạo ra một cơ hội đầu tư và nếu đầu tư tốt sẽ dẫn đến sự tăng trưởng về giá trị của doanh nghiệp. Theo Khalaf Taani và Banykhaled (2011) nghiên cứu các công ty ở Amman thì cho rằng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng cao thì chỉ số thu nhập trên cổ phiếu càng cao. Một số nghiên cứucủa Abbasali và cộng sự (2013), Rishma Vedd và cộng sự (2014), Ghassan Salem và Abdullah Yusri (2015), Tahir Saeed và Hira Tahir (2015), Shaher và cộng sự (2016) cũng tìm ra kết quả nghiên cứu rằng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có mối quan hệ cùng

chiều với chỉ số thu nhập trên cổ phiếu. Đồng quan điểm với các nghiên cứu này, tác giả cũng đưa ra giả thuyết.

Giả thuyết 2: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có mối tương quan dương với thu nhập trên cổ phiếu (EPS).

2.3.3. Khả năng thanh toán

Tỷ số thanh toán hiện hành được tính bằng cách lấy tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn, nó cũng là một nhân tố quyết định ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của công ty nếu như công ty nắm giữ tài sản ngắn hạn đủ để thanh toán hết cho các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Những công ty có tỷ số thanh toán hiện hành thấp sẽ có sự hạn chế trong việc nắm giữ tiền mặt và sẽ có nhiều khó khăn trong việc thanh toán cho nhà cung cấp. Có nhiều bài báo trên thế giới tìm ra được các kết quả nghiên cứu khác nhau, theo nghiên cứu của Rishma Vedd và cộng sự (2014) về các công ty ở Hoa Kỳ thì cho rằng khả năng thanh toán và thu nhập trên cổ phiếu có mối tương quan âm với nhau. Trong khi đó nghiên cứu của Khalaf Taani và Banykhaled (2011), Ghassan Salem và Abdullah Yusri (2015) thì lại tìm ra được kết quả là không có mối tương quan với nhau.

Trái với các kết quả trước thì nghiên cứu của Abbasali và cộng sự (2013) về các công ty ở Tehran thì cho rằng tỷ số thanh toán có mối tương quan dương đến thu nhập trên cổ phiếu. Với kết quả này, tác giả đưa ra giả thuyết rằng:

Giả thuyết 3: Khả năng thanh toán có mối tương quan dương với thu nhập trên cổ phiếu (EPS).

2.3.4. Đòn bẩy tài chính

Biến đòn bẩy tài chính được đo lường bằng cách lấy tổng nợ ngắn hạn chia cho tổng tài sản của công ty. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các công ty sẽ ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội bộ trước, sau đó họ mới sử dụng nợ vay bởi vì sử dụng nguồn tài chính nội bộ sẽ tốn ít chi phí hơn so với việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Tuy nhiên, tùy đặc thù của mỗi công ty mà ban quả trị có những chính sách sử dụng nợ vay sao cho phù hợp. Với nghiên cứu của Abbasali và cộng sự (2013), Sivathaasan và Rathika (2013), Echekoba và Ananwude (2016) thì

khẳng định rằng đòn bẩy tài chính có mối tương quan dương đến thu nhập trên cổ phiếu.

Mặt khác, nghiên cứu của Rishma Vedd và cộng sự (2014), Ghassan Salem và Abdullah Yusri (2015) thì cho rằng giữa đòn bẩy tài chính và thu nhập trên cổ phiếu không có mối tương quan với nhau. Trong khi đó một số nghiên cứu lại cho rằng, khi tăng nợ vay sẽ làm tăng chi phí tài chính dẫn đến lợi nhuận sụt giảm và làm cho thu nhập trên cổ phiếu sẽ ít đi. Nghiên cứu củaKhalaf Taani và Banykhaled (2011), Mahfuzah Salim và Raj Yadav (2012), Bokhari và Khan (2013), Mustabsar Awais và cộng sự (2016) tìm ra được là mối quan tương quan âm giữa đòn bẩy tài chính và thu nhập trên cổ phiếu. Giả thuyết nghiên cứu là:

Giả thuyết 4: Đòn bẩy tài chính có mối tương quan âm với thu nhập trên cổ phiếu (EPS).

2.3.5. Vòng quay tổng tài sản

Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một công ty chúng ta cần so sánh hệ số vòng quay tài sản của công ty đó với hệ số vòng quay tài sản bình quân của ngành. Nghiên cứu của Khalaf Taani và Banykhaled (2011) thì cho rằng vòng quay tài sản không có mối tương quan với thu nhập trên cổ phiếu. Trong khi đó có nhiều nghiên cứu khác như Abbasali và cộng sự (2013), Bokhari và Khan (2013), Rishma Vedd và cộng sự (2014), Echekoba và Ananwude (2016) lại tìm thấy mối tương quan dương giữa vòng quay tài sản và thu nhập trên cổ phiếu, vì vậy giả thuyết nghiên cứa đưa ra:

Giả thuyết 5: Vòng quay tài sản có mối tương quan dương với thu nhập trên cổ phiếu (EPS).

2.3.6. Giá thị trường trên giá trị sổ sách

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Qua đó, phản ảnh sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lai của công ty. Mặt khác, giá trị sổ sách chính là số tiền thực sự được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp và giá trị gia tăng cho nền kinh tế và ý nghĩa của giá thị trường là mức độ kỳ vọng của công chúng vào khả năng tạo ra tiền trong tương lai của doanh nghiệp. Khi thực hiện nghiên cứu sự tác động của biến này lên chỉ số EPS thì cũng có nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu của Rishma Vedd và cộng sự (2014) các công ty ở Hoa Kỳ thì cho rằng không có mối tương quan với nhau, còn nghiên cứu của Khalaf Taani và Banykhaled (2011) thì tìm ra được có mối tương quan âm giữa giá thị trường trên giá trị sổ sách và chỉ số EPS.

Khác với các nghiên cứu trên thì nghiên cứucủa Abbasali và cộng sự (2013) và nghiên cứu của Ghassan Salem và Abdullah Yusri (2015) thì giá thị trường trên giá trị sổ sách có mối tương quan dương đến thu nhập trên cổ phiếu.

Giả thuyết 6: Giá thị trường trên giá trị sổ sách có mối tương quan dương với thu nhập trên cổ phiếu (EPS).

2.3.7. Quy mô công ty

Quy mô được tính bằng cách lấy logarit của tổng tài sản. Khi quy mô sản xuất của doanh nghiệp càng mở rộng thì chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm càng giảm. Mặt khác, những công ty lớn thường có nguồn tài chính ổn định, dồi dào ít sử dụng nợ vay nên ít tốn kém chi phí hơn so với các công ty sử dụng nợ. Nghiên cứu của Khalaf Taani và Banykhaled (2011), Mahfuzah Salim và Raj Yadav (2012),

Mustabsar Awais và cộng sự (2016) thì cho rằng quy mô công ty không có mối tương quan với chỉ số EPS, trong khi đó các nghiên cứu của Abbasali và cộng sự (2013), Echekoba và Ananwude (2016), Bokhari và Khan (2013), Rishma Vedd và cộng sự (2014), Zohreh Arefmanesh và cộng sự (2014) thì có mối tương quan dương đến hiệu quả hoạt dộng của công ty.

Giả thuyết 7: Quy mô công ty có mối tương quan dương với thu nhập trên cổ phiếu (EPS).

2.3.8. Dòng tiền

Theo lý thuyết trật tự phân hạng của Myers (1984) cho rằng các công ty có dòng tiền cao được cho là sẽ nắm giữ tiền mặt nhiều hơn nên công ty sẽ ưu tiên sử dụng nguồn tài chính nội bộ của công ty trước, khi nguồn tài chính nội bộ cạn kiệt thì kế tiếp họ sẽ sử dụng nợ vay. Những công ty có dòng tiền càng cao sẽ có nhiều cơ hội đầu tư hơn và tài trợ nhiều hơn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ đó góp phần tăng trưởng nhanh hơn và tạo ra lợi nhuận nhiều hơn. Nghiên cứu của Abbasali và cộng sự (2013) và nghiên cứu của Rishma Vedd và cộng sự (2014) thì cho rằng giữa thu nhập trên cổ phiếu và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không có mối quan hệ với nhau. Trái với các nghiên cứu trước thì có nghiên cứu của Khalaf Taani và Banykhaled (2011) thì cho rằng thu nhập trên cổ phiếu và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có mối tương quan âm với nhau. Với mong muốn những công ty có dòng tiền từ hoạt động kinh doanh càng cao thì tác động lên chỉ số EPS càng cao, nên tác giả đưa ra giả thuyết.

Giả thuyết 8: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có mối tương quan dương với thu nhập trên cổ phiếu (EPS).

2.3.9. Thời gian hoạt động

Thời gian tồn tại càng lâu cho phép các công ty tiết kiệm tiền và tránh được việc phải dùng nợ đểtài trợ. Những công ty non trẻcó xu hướng nhận nguồn tài trợbên ngoài trong khi đó, những công ty trưởng thành hơn có xu hướng sửdụng những nguồn kiếm được. Mặt khác, những doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu năm thường có thị phần tương đối ổn định nên doanh thu và lợi nhuận cũng ổn định. Theo nghiên cứu của Zohreh Arefmanesh và cộng sự (2014) cho rằng những công ty có thời gian hoạt động ngắn thì sẽ có chỉ số thu nhập trên cổ phiếu thấp hơn những công ty có thời gian hoạt động lâu dài. Vì vậy giả thuyết nghiên cứu đưa ra là

Giả thuyết 9: Thời gian hoạt động của công ty có mối tương quan âm với thu nhập trên cổ phiếu (EPS).

2.3.10. Sở hữu nhà nước

Cấu trúc vốn chủ sở hữu của nhà nước bằng tỷ lệ giữa vốn nhà nước trên tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. ỞViệt Nam, các doanh nghiệp niêm yết có qui mô lớn thường là những doanh nghiệp do nhà nước nắm cổphần chi phối, vì vậy những doanh nghiệp này có nhiều cơhội huy động các nguồn vốn từ bên ngoài hơn, nhất là các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu Nhà nước.

Trong những năm trở lại đây các doanh nghiệp nhà nước như Vinashin, Vinaline, Petrolimex, Điện lực, Than – Khoáng sản Việt Nam,..đều làm ăn không có hiệu quả. Vì vậy để kiểm tra xem việc chỉ số EPS của các công ty có sở tỷ lệ hữu Nhà nước và không có sở hữu Nhà nước được niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2013 – 2015 có khác nhau không, tác giả đưa ra giả thuyết sau:

Giả thuyết10: Sở hữu nhà nước có mối tương quan đến thu nhập trên cổ phiếu của các công ty

Qua tham khảo các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam, đa số các nghiên cứu chủ yếu chỉ tập trung tìm hiểu các yếu tố đến ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu hoặc chính sách chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam thực hiện nghiên cứu về sự tác động của các yếu tố tài chính lên thu nhập trên mỗi cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trên thế giới vẫn còn rất ít về việc xem xét sự động của các yếu tố tài chính lên thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Ở bài nghiên cứu này, tác giả kế thừa nghiên cứu của Khalaf Taani và Banykhaled(2011) và nghiên cứu của Rishma Veddvà cộng sự (2014) nhưng bổ sung thêm một số biến mới như thời gian hoạt động của công ty và tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, từ đó có thể xem xét các công ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước và các công y không có tỷ lệ sở hữu nhà nước có khác nhau hay không.

Chương 2 đã trình bày tổng quan chung về lý thuyết, khái niệm và một số nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước. Tác giả đã tập trung đưa ra và phân tích từng nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập trên cổ phiếu của các Công ty. Chương kế tiếp, tác giả sẽ tập trung phân tích dữ liệu nghiên cứu, mô hình và đưa ra những giả thuyết, kỳ vọng dấu của các yếu tố tác động đến thu nhập trên cổ phiếu của các Công ty.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu đồng thời mô tả các điều kiện lấy mẫu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2013– 2015. Mặt khác, cũng đưa ra phương pháp nghiên cứu để xử lý dữ liệu, mô hình nghiên cứu, cách mô tả và đo lường các biến trong mô hình.

3.1. Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Xác định các vấn đề nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu.

Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước.

Thiết lập mô hình nghiên cứu.

Thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.

Nhận xét và đánh giá kết quả nghiên cứu.

- Thống kê mô tả

- Hồi quy tính tuyến các biến trong mô hình.

3.2. Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu sử dụng trong bài này là dữ liệu thứ cấp, được lấy từ trang web của Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM, cophieu.68.com, vietstock.com, cafef.com, gồm báo cáo tài chính năm (được kiểm toán) và các báo cáo khác của các công ty niêm yết từ 2013 –2015. Các công ty lấy mẫu là các công ty phi tài chính, phải có dữ liệu trong giai đoạn này.

Điều kiện lọc dữ liệu:

Công ty phải thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trước năm 2013 và không được rời kh i thị trường chứng khoán trong giai đoạn nghiên cứu. Công ty thực hiện kỳ kế toán theo năm dương lịch, không áp dụng theo năm tài chính và không thay đổi kỳ kế toán trong giai đoạn nghiên cứu. Các công ty của việc nghiên cứu, phải có hoạt động liên tục và cổ phiếu của nó được giao dịch. Các công ty nghiên cứu không phải là các Ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm,…Các công ty phải trình bày các thông tin tài chính cho giai đoạn từ 2013 - 2015.

3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

Sau khi thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính của các công ty niêm yết, tác giả tiến hành kiểm tra, phân tích những dữ liệu đột biến và nhập dữ liệu thô vào Excel. Bước tiếp theo tác giả tiến hành mã hóa các biến đã xây dựng trong mô hình với các dữ liệu đã được thu thập.

Sau khi mã hóa số liệu tương ứng với các biến trong mô hình nghiên cứu, mô hình hồi quy được thực hiện bằng phần mềm thống kê SPSS để thực hiện: thống kê mô tả, kiểm tra mối tương quan và hồi quy tuyến tính đa biến các biến trong mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố tài chính lên thu nhập trên cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM​ (Trang 30)