Kiểm tra tự tương quan của mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố tài chính lên thu nhập trên cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM​ (Trang 57)

4.1 .Thống kê mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc

4.4. Hồi quy tuyến tính các biến trong mô hình

4.4.3. Kiểm tra tự tương quan của mô hình hồi quy

Để kiểm tra vấn đề tự tương quan tác giả dùng hệ số Durbin – Watson. Theo sách của Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011- trang 336) thì:

Nếu 1 < d < 3 thì kết luận mô hình không có tự tương quan. Nếu 0 < d < 1 thì kết luận mô hình có tự tương quan dương. Nếu 3 < d < 4 thì kết luận mô hình có tự tương quan âm.

Bảng 4.7. Bảng kiểm tra tự tương quan mô hình

Mô hình Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng Hệ số Durbin- Watson 1 .748a .560 .548 .9685285 2.103

Biến độc lập: STATE, SIZE, AGE, CR, CF, ROE, TATO, DER, PBV, NPM Biến phụ thuộc: EPS

Theo kết quả hồi quy được tổng hợp ở bảng 4.7 cho thấy hệ số Durbin – Watson của mô hình là 2.103. Hệ số Durbin – Watson của mô hình nghiên cứu nằm trong đoạn chấp nhận từ 1 đến 3 nên hiện tượng tự tương quan giữ các biến độc lập trong mô hình không xảy ra.

4.4.4. Ph n tích các biến có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu

Dựa bảng kết quả hồi quy ở bảng 4.6 cho thấy có 3 trong 10 nhân tố tác động đến thu nhập trên cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015, bao gồm: lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, đòn bẩy tài chính và giá thị trường trên giá trị sổ sách Sau đây tác giả sẽ phân tích từng nhân tố một.

4.4.4.1. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Giả thuyết 2: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữucó mối tương quan dương với thu nhập trên cổ phiếu (EPS).

Giá trị Sig = 0.000 < mức ý nghĩa 1%. Giả thuyết đưa ra được chấp nhận, nghĩa là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có mối tương quan dương đến thu nhập trên cổ phiếu hay nói cách khác là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều đến thu nhập trên cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM.

Kết quả hồi quy cho thấy Hệ số chặn β2 = 0.549, cho biết trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 1 đơn vị thì thu nhập trên cổ phiếu tăng lên 0,549 đơn vị và ngược lại. Nhân tố lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có mức tác động cao nhất so với các nhân tố còn lại và cũng có thể giải thích rằng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng chính là nhân tố tác động đến sự ảnh hưởng thu nhập trên cổ phiếu của các công ty trong giai đoạn này.

Với kết quả nghiên cứu này đã chứng minh rằng các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn từ 2013 – 2015, nếu có lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng cao thì thu nhập trên cổ phiếu của các công ty này càng cao. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Khalaf Taani và Banykhaled (2011) nghiên cứu các công ty ở Amman, cho rằng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

càng cao thì chỉ số thu nhập trên cổ phiếu càng cao. Một số nghiên cứu của Abbasali và cộng sự (2013), Rishma Vedd và cộng sự (2014), Ghassan Salem và Abdullah Yusri (2015), Tahir Saeed và Hira Tahir (2015), Shaher và cộng sự (2016) cũng tìm ra kết quả nghiên cứu rằng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có mối quan hệ cùng chiều với chỉ số thu nhập trên cổ phiếu.

Thực tế các công ty ở Việt Nam hiện nay cho thấy rằng những công ty có lợi nhuận càng cao thì chứng t rằng công ty sử dụng vốn một cách hiệu quả và khả năng thu hồi vốn của cổ đông càng cao và tất nhiên giá cổ phiếu của các công ty này giao dịch trên thị trường chứng khoán càng cao.

4.4.4.2. Đòn bẩy tài chính

Giả thuyết 2: Đòn bẩy tài chính có mối tương quan âm với thu nhập trên cổ phiếu (EPS).

Giá trị Sig = 0.000 < mức ý nghĩa thống kê 1%. Giả thuyết đưa ra được chấp nhận, nghĩa là đòn bẩy tài chính có mối tương quan âm đến thu nhập trên cổ phiếu. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi đòn bẩy tài chỉnh tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập trên cổ phiếu giảm xuống 0,155 đơn vị.

Kết quả cho thấy biến đòn bẩy tài chính có ý nghĩa thống kê và có mối quan hệ ngược chiều lên chỉ số EPS. Điều này có nghĩa là những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2013 – 2015, nếu sử dụng đòn bẩy tài chính để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh càng cao thì thu nhập trên cổ phiếu càng giảm. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Khalaf Taani và Banykhaled (2011), Mahfuzah Salim và Raj Yadav (2012), Bokhari và Khan (2013), Mustabsar Awais và cộng sự (2016). Các nghiên cứu này cho rằng khi tăng nợ vay sẽ làm tăng chi phí tài chính dẫn đến lợi nhuận sụt giảm và làm cho thu nhập trên cổ phiếu sẽ ít đi. Mặt khác, khi các công ty sử dụng nợ vay càng nhiều sẽ làm cho chi phí của công ty tăng cao và thường bị giám sát nhiều hơn bởi các nhà đầu tư , người cung cấp tín dụng. Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các công ty sẽ ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội

bộ trước, sau đó họ mới sử dụng nợ vay bởi vì sử dụng nguồn tài chính nội bộ sẽ tốn ít chi phí hơn so với việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài.

Còn với nghiên cứu của Abbasali và cộng sự (2013), Sivathaasan và Rathika (2013), Echekoba và Ananwude (2016) thì khẳng định rằng đòn bẩy tài chính có mối tương quan dương đến thu nhập trên cổ phiếu. Một vài nghiên cứu khác thì cho rằng giữa đòn bẩy tài chính và thu nhập trên cổ phiếu không có mối tương quan với nhau như nghiên cứu của Rishma Vedd và cộng sự (2014), Ghassan Salem và Abdullah Yusri (2015).

Hiện này, các công ty ở Việt Nam cho thấy hầu hết đều sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài khi nguồn tài chính nội bộ của công ty không đủ. Theo kết quả thống kê mô tả ở bảng 4.3, cho thấy giá trị trung bình sử dụng nợ vay của các công ty là 48,1% và có những công ty sử dụng nợ vay lên đến 100%. Tuy nhiên, tùy đặc thù của mỗi công ty mà ban quả trị có những chính sách sử dụng nợ vay sao cho phù hợp, tuy nhiên việc sử dụng nhiều nợ cũng có khuyết điểm là sẽ làm tăng xác suất phá sản của công ty và làm tăng xác suất kiệt quệ tài chính. Vì vậy, các công ty cần phải xác định cơ cấu nợ hợp lý phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh của doanh nghiệp.

4.4.4.3. Giá thị trường trên giá trị sổ sách

Giả thuyết 6: Giá thị trường trên giá trị sổ sách có mối tương quan dương với thu nhập trên cổ phiếu (EPS).

Theo kết quả hồi quy ở bảng 4.6 cho thấy giá trị Sig = 0,000 < mức ý nghĩa thống kê 1%. Giả thuyết nghiên cứu có ý nghĩa thống kê, giá thị trường trên giá trị sổ sách có mối tương quan dương đến thu nhập trên cổ phiếu của các công ty niêm yết trong giai đoạn nghiên cứu. Khi giá thị trường trên giá trị sổ sách tăng lên 1 đơn vị thì EPS tăng lên 0,189 đơn vị và ngược lại trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.

Với kết quả này khẳng định rằng, giá thị trường trên giá trị sổ sách tác động cùng chiều lên thu nhập trên cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn này. Đồng quan điểm với kết quả này, có

nghiên cứu của Abbasali và cộng sự (2013) và nghiên cứu của Ghassan Salem và Abdullah Yusri (2015) cũng cho rằng giá thị trường trên giá trị sổ sách có mối tương quan dương đến thu nhập trên cổ phiếu.

Trong khi đó, trái với kết quả nghiên cứu này thì có nghiên cứu của Rishma Vedd và cộng sự (2014) các công ty ở Hoa Kỳ thì cho rằng không có mối tương quan với nhau, còn nghiên cứu của Khalaf Taani và Banykhaled (2011) thì tìm ra được có mối tương quan âm giữa giá thị trường trên giá trị sổ sách và chỉ số EPS.

Trên thực tế hiện nay, bất kỳ nhà đầu tư chứng khoán nào cũng mong muốn đầu tư vào những công ty mà cổ phiếu có khả năng sinh lợi cao và để đạt được mục tiêu đó, các nhà đầu tư tham chiếu rất nhiều các chỉ số tài chính khác nhau để đánh giá trước khi ra quyết định. Giá thị trường trên giá trị sổ sách cũng là một chỉ số mà các nhà đầu tư quan tâm, bởi vì chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Qua đó, phản ảnh sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lai của công ty.

4.4.5. Ph n tích các biến hông có ý nghĩa 4.4.5.1. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu

Giả thuyết 1: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thucó mối tương quan dương với thu nhập trên cổ phiếu (EPS).

Giá trị Sig của mô hình có hệ số lớn hơn mức ý nghĩa thống kê 10% nên bác b giả thuyết nghiên cứu đưa ra, vì vậy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM không có tác động đến thu nhập trên cổ phiếu. Kết quả này giống với nghiên cứu của Khalaf Taani và Banykhaled vào năm 2011, Sathasivam vào năm 2014 cho rằng tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu và thu nhập trên cổ phiếu không có mối tương quan với nhau.

Trong khi đó, nghiên cứu của Shaher và cộng sự vào năm 2016 các công ty trên thị trường chứng khoán ở Amman thì cho rằng tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu có mối tương quan âm với thu nhập trên cổ phiếu.

4.4.5.2. Khả năng thanh toán

Giả thuyết 3: Khả năng thanh toán có mối tương quan dương với thu nhập trên cổ phiếu (EPS).

Giá trị Sig của mô hình có hệ số lớn hơn mức ý nghĩa thống kê 10% nên bác b giả thuyết nghiên cứu đưa ra, vì vậykhả năng thanh toán của các công ty không có mối quan hệ đến thu nhập trên cổ phiếu.

Đồng quan điểm với kết quả này, có nghiên cứu của Khalaf Taani và Banykhaled (2011), Ghassan Salem và Abdullah Yusri (2015) cho rằng khả năng thanh toán và thu nhập trên cổ phiếu không có mối tương quan với nhau. Trái với nghiên cứu này có nghiên cứu của Rishma Vedd và cộng sự (2014) về các công ty ở Hoa Kỳ thì cho rằng khả năng thanh toán và thu nhập trên cổ phiếu có mối tương quan âm với nhau và nghiên cứu của Abbasali và cộng sự (2013) về các công ty ở Tehran thì cho rằng tỷ số thanh toán có mối tương quan dương đến thu nhập trên cổ phiếu.

4.4.5.3. Vòng quay tổng tài sản

Giả thuyết 5: Vòng quay tài sản có mối tương quan dương với thu nhập trên cổ phiếu (EPS).

Theo kết quả hồi quy ở bảng 4.6, cho thấy giá trị Sig của vòng quay tổng tài sản lớn hơn mức ý nghĩa thống kê 10% nên vòng quay tổng tài sản và thu nhập trên cổ phiếu không có mối tương quan với nhau. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Khalaf Taani và Banykhaled (2011) cho rằng vòng quay tài sản không có mối tương quan với thu nhập trên cổ phiếu.

Trong khi đó có nhiều nghiên cứu khác như Abbasali và cộng sự (2013), Bokhari và Khan (2013), Rishma Vedd và cộng sự (2014), Echekoba và Ananwude (2016) lại tìm thấy mối tương quan dương giữa vòng quay tài sản và thu nhập trên cổ phiếu

4.4.5.4. Quy mô công ty

Giả thuyết 7: Quy mô công ty có mối tương quan dương với thu nhập trên cổ phiếu (EPS).

Kết quả hồi quy cho thấy giá trị Sig của quy mô công ty lớn hơn mức ý nghĩa thống kê 10%. Bác b giả thuyết nghiên cứu đưa ra, điều này chứng t rằng quy mô công ty không có mối tương quan đến thu nhập trên cổ phiếu. Kết quả này cũng giống như kết quả nghiên cứu của Khalaf Taani và Banykhaled (2011), Mahfuzah Salim và Raj Yadav (2012), Mustabsar Awais và cộng sự (2016) cho rằng quy mô công ty không có mối tương quan với chỉ số thu nhập trên cổ phiếu. Trong khi đó các nghiên cứu của Abbasali và cộng sự (2013), Echekoba và Ananwude (2016), Bokhari và Khan (2013), Rishma Vedd và cộng sự (2014), Zohreh Arefmanesh và cộng sự (2014) thì có mối tương quan dương đến hiệu quả hoạt dộng của công ty.

4.4.5.5. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

Giả thuyết 8: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có mối tương quan dương với thu nhập trên cổ phiếu (EPS).

Kết quả cho thấy giá trị Sig của Dòng tiền từ hoạt động kinh doanhcó giá trị lớn hơn mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này chứng t rằng Dòng tiền từ hoạt động kinh doanhkhông có mối quan hệ với thu nhập trên cổ phiếu của các công ty niêm yết trong giai đoạn từ năm 2013 – 2015. Kết quả nghiên cứu này cũng giống như kết quả nghiên cứu của Abbasali và cộng sự (2013) và nghiên cứu của Rishma Vedd và cộng sự (2014) cho rằng giữa thu nhập trên cổ phiếu và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không có mối quan hệ với nhau. Trái với các nghiên cứu này thì có nghiên cứu của Khalaf Taani và Banykhaled (2011) thì cho rằng thu nhập trên cổ phiếu và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có mối tương quan âm với nhau.

4.4.5.6. Thời gian hoạt động

Giả thuyết 9: Thời gian hoạt động của công ty có mối tương quan âm với thu nhập trên cổ phiếu (EPS).

Giá trị Sig của mô hình lớn hơn mức ý nghĩa thống kê 10% nên bác b giả thuyết nghiên cứu đưa ra, chứng t rằng thời gian hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014 không ảnh hưởng đến thu nhập trên cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu này trái với kết quả nghiên cứu

của Zohreh Arefmanesh và cộng sự (2014) cho rằng những công ty có thời gian hoạt động ngắn thì sẽ có chỉ số thu nhập trên cổ phiếu thấp hơn những công ty có thời gian hoạt động lâu dài.

4.4.5.7. Sở hữu nhà nước

Giả thuyết10: Sở hữu nhà nước có mối tương quan đến thu nhập trên cổ phiếu của các công ty

Dựa vào kết quả bảng 4.6, cho thấy Giá trị Sig = 0.22 > mức ý nghĩa 10%. Bác b giả thuyết nghiên cứu đưa ra, nghĩa là sở hữu Nhà nước không mối quan hệ với giá thu nhập trên cổ phiếu của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM. Điều này có thể giải thích bởi đa phần các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM đều có tỷ lệ sở hữu Nhà nước nên các công ty này có khả năng vẫn còn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước và vẫn còn giữ được một số đặc quyền trong kinh doanh như khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, quyền sử dụng đất, độc quyền mua hoặc độc quyền bán... nên thu nhập trên cổ phiếu ở các công ty có sở hữu nhà nước chưa được các nhà quản lý quan tâm. Mặt khác, do được hưởng một số đặc quyền trong kinh doanh nên kết quả thống kê ở bảng 4.2 cho thấy giá trị trung bình thu nhập trên cổ phiếu của công ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao hơn các công ty không có tỷ lệ sở hữu nước.

Tóm lại, qua các bước kiểm định mô hình và kết quả hồi quy cho thấy rằng mô hình nghiên cứu đề xuất phù hợp với dữ liệu mà tác giả đã thu thập trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2013 – 2015. Kết quả xử lý số liệu và chạy mô hình hồi quy trên phần mềm thống kê SPSS, bài nghiên cứu đã tìm ra được 3 nhân tố giải thích được 54,8% cho sự thay đổi thu nhập trên cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn này. Các biến góp phần tác động đến thu nhập trên cổ phiếu gồm có biến: lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, đòn bẩy tài chính và giá thị trường trên giá trị sổ sách tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 1%.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP

Chương này trình bày phần tổng kết sau khi nghiên cứu đề tài, bao gồm những kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố tài chính lên thu nhập trên cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM​ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)