Phân tích thống kê thu nhập trên cổ phiếu của các công ty có sở hữu Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố tài chính lên thu nhập trên cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM​ (Trang 49)

4.1 .Thống kê mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc

4.1.2. Phân tích thống kê thu nhập trên cổ phiếu của các công ty có sở hữu Nhà

nước và không có sở hữu Nhà nước.

Bảng 4.2. Bảng thống kê chỉ số thu nhập trên cổ phiếu của các công ty có sở

hữu Nhà nước và không có sở hữu Nhà nước.

Tên biến Số quan

sát Phần trăm % Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn EPS Sở hữu khác 143 38,75 1.622,95 2.765,51 Sở hữu Nhà nước 226 61,25 2.748,16 2.331,99 Total 369 100.0 2.310,10 2.564,65

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS từ số liệu thu thập

Theo kết quả thống kê ở Bảng 4.2 thì trong 369 số quan sát thì có 143 số quan sát không có tỷ lệ sở hữu nhà nước, chiếm 38,75% và có 226 số quan sát là có sở hữu nhà nước, chiếm 61,25% trong tổng số quan sát. Chứng t rằng trong giai đoạn nghiên cứu các công ty có sở hữu nhà nước chiếm nhiều hơn so với các công ty không có sở hữu Nhà nước.

Chỉ số thu nhập trên cổ phiếu của các công ty có sở hữu Nhà nước có giá trị trung bình là 2.748,16 đồng trên cổ phiếu và không có sở hữu Nhà nước là 1.622,95 đồng trên cổ phiếu. Điều này cho thấy rằng trong giai đoạn này thu nhập trên cổ phiếu của các công ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao hơn các công ty không có tỷ lệ sở hữu nhà nước.

4.1.3. Thống ê mô tả các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu

Sau khi thu thập dữ liệu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoánvà được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0, ta được kết quả như sau:

Bảng 4.3. Bảng thống kê mô tả giữ các biến độc lập trong mô hình Stt Tên biến Stt Tên biến hiệu Số quan sát Giá trị nh nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 1 Thu nhập trên cổ phiếu EPS 369 -4,923.00 20,590.00 2,312.101 2,564.653 2 Lợi nhuận trên

doanh thu NPM 369 -2.462 8.030 0.124 0.483

3 Lợi nhuận trên

vốn chủ sở hữu ROE 369 -1.292 0.912 0.117 0.153 4 Khả năng thanh

toán CR 369 0.350 145.100 2.466 7.587

5 Đòn bẩy tài chính DER 369 0.007 1.000 0.481 0.216 6 Vòng quay tổng tài sản TATO 369 0.000 12.734 1.248 1.402 7 Giá thị trường trên giá trị sổ sách PBV 369 0.000 7.340 1.156 0.835

8 Quy mô công ty SIZE 369 18.045 25.703 21.017 1.332

9 Dòng tiền CF 369 -23.737 2.267 0.001 1.279

10 Thời gian hoạt

động AGE 369 5.000 16.000 9.049 2.200

11 Sở hữu nhà nước STATE 369 0.000 1.000 0.238 0.246

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS từ số liệu thu thập

Qua kết quả thống kê ở Bảng 4.3, ta thấy:

- Lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2013 – 2015 có giá trị cao nhất là 803.0% và có giá trị thấp nhất là – 246,2%, giá trị trung bình là 12,4%. Như vậy cho thấy rằng các công ty trong giai đoạn nghiên cứ này có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần không ổn định.

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được đo lường bằng cách lấy lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty, để cho thấy rằng với một đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho công ty. Theo kết quả trên giá trị nh nhất của ROE là – 129,2% và giá trị cao nhất là 91,2%, nhưng giá trị trung bình của

các công ty chỉ có 11,7%. Điều này cho thấy khoảng cách giữa giá trị nh nhất và giá trị lớn nhất là rất lớn, có thể giải thích rằng các công ty nghiên cứu trong giai đoạn này có hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa được tốt.

- Khả năng thanh toán chứng minh khả năng thanh toán hiện hành của các công ty trong giai đoạn này đều tốt, có giá trị trung bình là 2,466 lần. Nghĩa là cứ một đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng 2,466 đồng bằng tài sản ngắn hạn của công ty. Tuy nhiên không phải hệ số này càng lớn càng tốt, tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nghề nào có tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản thì hệ số này cao và ngược lại.

- Một chỉ tiêu khác, đo lường tài sản của công ty được hình thành từ nguồn nào, đó chính là đòn bẩy tài chính. Theo kết quả trên cho thấy thì hầu hết công ty đều sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của mình. Công ty sử dụng nợ có giá trị nh nhất là 0,7% và cao nhất là 100,0%.

- Vòng quay tổng tài sảndùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra, trong giai đoạn từ năm 2013 – 2015, hệ số vòng quy tài sản cao nhất là 12,734 vòng và thấp nhất 0 vòng.

- Thông qua kết quả trình bày ở Bảng 4.3, cho thấy giá thị trường trên giá trị sổ sách cổ phiếu của các công niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn này có giá trị lớn nhất là 7,340 lần và có giá trung bình là 1,156 lần.

- Quy mô công ty được tính bằng cách lấy logarit của tổng tài sản. Quy mô của các công ty niêm yết trong giai đoạn nghiên cứu có giá trị trung bình là 21,017 và có giá trị nh nhất là 18,045. Khoảng cách giữa giá trị nh nhất và giá trị lớn nhất không đáng kể.

- Dòng tiền được xác định bằng cách lấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chia cho doanh thu thuần. Trong giai đoạn nghiên cứu dòng tiền của các công ty có giá trị trung bình là 0,1%, và dòng tiền cao nhất là 226,66%.

- Thời gian hoạt động có mức giá trị trung bình 9,049 năm và công ty có thời gian hoạt động cao nhất là 16 năm.

- Tỷ lệ sở hữu nhà nước của các công ty niêm yết trong giai đoạn này chiếm rất cao. Công ty có tỷ lệ sở hữu cao nhất là 100,0%.

4.2. Phân tích tương quan giữa các biến

Phân tích tương quan là một phép phân tích được dùng để lượng hóa mức độ chặt chẽ mối liên hệ giữa các biến định lượng trong mô hình nghiên cứu. Bằng cách sử dụng hệ số tương quan Pearson (r), với mức ý nghĩa là p< 0,1 và p<0,05.

Để xác định mức độ mối tương quan, theo Giáo trình thống kê ứng dụng của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011, trang 344).

/r/> 0,8: tương quan tuyến tính rất mạnh. /r/ = 0,6 – 0,8: tương quan tuyến tính mạnh. /r/ = 0,4 – 0,6: có tương quan tuyến tính. /r/ = 0,2 – 0,4: tương quan tuyến tính yếu.

/r/< 0,2: tương quan tuyến tính rất yếu hoặc không có tương quan tuyết tính.

Bảng 4.4. Phân tích mối tương quan giữa các biến trong mô hình Tên Tên

biến EPS NPM ROE CR DER TATO PBV SIZE CF AGE STATE

EPS 1 NPM .167** 1 ROE .704** .239** 1 CR .009 .029 .002 1 DER -.283** -.166** -.198** -.234** 1 TATO .100 -.136** .116* -.056 .092 1 PBV .470** .044 .440** -.029 -.107* .053 1 SIZE .120* .178** .140** -.076 .211** -.266** .338** 1 CF .082 -.809** .068 .091 .000 .032 .061 -.084 1 AGE -.001 -.034 -.025 -.044 .047 .008 -.026 .014 .033 1 STATE .155** -.026 .095 -.030 .026 .162** .079 -.002 .075 -.072 1

Ghi chú: - Ý nghĩa thống kê ở mức 1% (**) - Ý nghĩa thống kê ở mức 5% (**)

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS từ số liệu thu thập Qua kết quả bảng 4.4 phân tích ma trận tương quan, tác giả sẽ phân tích xem mối tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình có tương quan mạnh hay yếu

để từ đó xem có dấu hiệu đa cộng tuyến hay không. Nếu hệ số Pearson (r) càng lớn thì mức độ tương quan càng cao, điều này có thể dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến khi kiểm định mô hình hồi quy.

Với các biến độc lập tương ứng như NPM, ROE, DER, PBV, Size và STATE có nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% và 5% đều có giá trị Sig đều nh hơn 0,05, điều này cho thấy rằng các biến độc lập có mối tương quan với nhau và có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên trong đó có một số cặp biến độc lập có mối tương quan cũng khá mạnh với nhau (hệ số Pearson lớn hơn 0,4) như: CF và NPM có hệ số là 0,809, ROE và PBV có hệ số là 0,440. Như vậy, do có một số cặp biến độc lập có mối tương quan mạnh với nhau nên cần quan tâm đến hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình khi phân tích hồi quy đa biến.

4.3. Kiểm tra đa cộng tuyến

Để kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến tác giả dùng hệ số VIF (variance inflation factor – hệ số phóng đại phương sai). Theo sách của Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011, trang 371) nếu hệ số VIF vượt quá 10 thì có dấu hiệu của Đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu.

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình Tên biến Ý nghĩa VIF - Hệ số phóng đại phương sai Tên biến Ý nghĩa VIF - Hệ số phóng đại phương sai NPM Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 4.645

ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 1.743

CR Khả năng thanh toán 1.104

DER Đòn bẩy tài chính 1.294

TATO Vòng quay tổng tài sản 1.252

PBV Giá thị trường trên giá trị sổ sách 1.451

SIZE Quy mô công ty 1.442

CF Dòng tiền 4.188

AGE Thời gian hoạt động 1.012

STATE Sở hữu nhà nước 1.053

Theo kết quả ở bảng 4.5, tác giả thấy các hệ số VIF của các biến trong mô hình đều có giá trị < 10. Điều này cho thấy rằng mô hình hồi quy nghiên cứu không vi phạm đa hiện tượng cộng tuyến, các biến độc lập không ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô hình.

4.4. Hồi quy tuyến tính các biến trong mô hình

Thông qua dữ liệu nghiên cứu được thu thập đầy đủ từ năm 2013 – 2015 của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM, nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích hồi qui tuyến tính đa biến nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập trên cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn này.

Sử dụng phương pháp Enter, tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê có liên quan. Mô hình hồi quy gồm có một biến phụ thuộc là thu nhập trên cổ phiếu (EPS) và mười biến độc lập như sau: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (NMP), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), khả năng thanh toán (CR),đòn bẩy tài chính (DER), vòng quay tổng tài sản (TATO), giá thị trường trên sổ sách (PBV), Quy mô công ty (SIZE),Dòng tiền (CF),thời gian hoạt động (AGE) và sở hữu Nhà nước (STATE).

Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng như sau:

EPS = βo + β1NPM+ β2ROE+ β3CR + β4DER + β5TATO +β6PBV+

Bảng 4.6. Bảng phân tích kết quả hồi quy đa biến trong mô hình

Tên biến Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số Beta chuẩn hóa t Sig. VIF B Std. Error Hằng số 320.756 1656.398 .194 .847 NPM 476.640 400.939 .090 1.189 .235 4.645 ROE 9213.707 776.996 .549*** 11.858 .000 1.743 CR -9.402 12.451 -.028 -.755 .451 1.104 DER -1843.163 474.099 -.155*** -3.888 .000 1.294 TATO 68.176 71.767 .037 .950 .343 1.252 PBV 580.037 129.689 .189*** 4.473 .000 1.451 SIZE 23.319 81.043 .012 .288 .774 1.442 CF 201.939 143.836 .101 1.404 .161 4.188 AGE 34.052 41.120 .029 .828 .408 1.012 STATE 863.041 375.482 .083 2.298 .022 1.053 Sig = 0,000 Hệ số R2 = 0,560 Hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,548 Durbin – Watson = 2,103

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS từ số liệu thu thập

Ghi chú: - Ý nghĩa thống kê ở mức 1% (***)

- Ý nghĩa thống kê ở mức 5% (**) - Ý nghĩa thống kê ở mức 10% (*)

Từ bảng kết quả hồi quy trên, tác giả thấy có 3 biến có giá trị Sig < mức ý nghĩa 1%, gồm biến: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), đòn bẩy tài chính (DER) và giá thị trường trên giá trị sổ sách (PBV).

Mô hình hồi quy chuẩn hóa được viết lại như sau: EPS = 0,549 ROE – 0,155 DER + 0,189 PBV

Hình 4.1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập trên cổ phiếu 4.4.1. Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Bài nghiên cứu dùng hệ số xác định R2 và R2 hiệu chỉnh (Adjusted R square) được dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình.

Hệ số xác định R2 (R Square) = 0,560 kết quả này cho biết 56,0% cho biết sự biến thiên của các biến độc lập tác động đến thu nhập trên cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2013 – 2015.

Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) = 0,548, kết quả này cũng cho biết 54,8% biến thiên của thu nhập trên cổ phiếu được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Việc dùng thêm hệ số Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh để xem mô hình hồi quy có bị thổi phồng lên qua Hệ số xác định R2 không. Vì Hệ số xác định R2 sẽ tăng khi đưa thêm biến độc lập vào mô hình nên dùng Hệ số xác định hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình.

Đòn bẩy tài chính Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Giá thị trường trên giá trị sổ sách

0,549

EPS (Thu nhập trên cổ phiếu)

- 0,155

4.4.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Sau khi kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến và đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy, bước tiếp theo tác giả sẽ tiếp tục đưa ra giả thuyết để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy trên. Giả thuyết được đặt ra như sau:

Giả thuyết H0: β1 = β2 = β3= β4 = β5 = β6 = β7 = β8 = β9 = β10 = 0 (các hệ số đều bằng 0).

Giả thuyết H1: Có ít nhất một hệ số khác 0.

Nếu giả thuyết H0 trên là đúng thì nghĩa là tấc cả các hệ số dốc đều đồng thời bằng 0 thì mô hình hồi quy trên không có ý nghĩa thống kê và các biến độc lập không giải thích được biến thu nhập trên cổ phiếu.

Trong bảng tổng hợp kết quả hồi quy ở bảng 4.6, mô hình hồi quy có giá trị Sig = 0.000 < mức ý nghĩa 1% nên giả thuyết H0 bị bác b . Điều này cho thấy rằng mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng là phù hợp.

4.4.3. Kiểm tra tự tương quan của mô hình hồi quy

Để kiểm tra vấn đề tự tương quan tác giả dùng hệ số Durbin – Watson. Theo sách của Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011- trang 336) thì:

Nếu 1 < d < 3 thì kết luận mô hình không có tự tương quan. Nếu 0 < d < 1 thì kết luận mô hình có tự tương quan dương. Nếu 3 < d < 4 thì kết luận mô hình có tự tương quan âm.

Bảng 4.7. Bảng kiểm tra tự tương quan mô hình

Mô hình Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng Hệ số Durbin- Watson 1 .748a .560 .548 .9685285 2.103

Biến độc lập: STATE, SIZE, AGE, CR, CF, ROE, TATO, DER, PBV, NPM Biến phụ thuộc: EPS

Theo kết quả hồi quy được tổng hợp ở bảng 4.7 cho thấy hệ số Durbin – Watson của mô hình là 2.103. Hệ số Durbin – Watson của mô hình nghiên cứu nằm trong đoạn chấp nhận từ 1 đến 3 nên hiện tượng tự tương quan giữ các biến độc lập trong mô hình không xảy ra.

4.4.4. Ph n tích các biến có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu

Dựa bảng kết quả hồi quy ở bảng 4.6 cho thấy có 3 trong 10 nhân tố tác động đến thu nhập trên cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015, bao gồm: lợi nhuận trên vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố tài chính lên thu nhập trên cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM​ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)