Biểu đồ phân bố công dụng các loài thực vật khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật có mạch trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã thanh định, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 60 - 66)

Qua bảng 4.8, biểu đồ 4.3 và phụ lục 2 cho thấy: các loài khu vực nghiên cứu có công dụng với tỷ lệ cao, có 250 loài trên tổng 337 loài trong KVNC (chiếm 74,3%), nhiều loài có từ hai công dụng trở lên.

4.3.1. Nhóm loài cây làm phân xanh (Px):

Có 2 loài thuộc 1 họ, chiếm tỷ lệ 0,59% trong tổng số loài KVNC, gồm các loài: Thóc lép dị que (Desmodium heterocarpon), Thóc lép lông nhung

(Desmodium velutinum).

4.3.2. Nhóm cây lấy nhựa (Nh):

Gồm 6 loài thuộc 6 họ, chiếm tỉ lệ 1,78% tổng số loài KVNC, gồm các loài: thông nhựa (Pinus merkusii), Chùy hoa to (Strobilanthes gigantodes), Sơn (Toxicodendron succedanea), Sòi trắng (Sapium sebiferum), Bồ đề trắng (Styrax tonkinensis), Dung lá trà (Symplocos laurina). Ngoài ra chúng còn có một số công dụng khác như làm thuốc, ăn quả, làm cảnh, lấy gỗ...

4.3.3. Nhóm cây dùng đan lát (Đ):

Gồm 7 loài thuộc 7 họ, chiếm tỉ lệ 2,08% tổng số loài KVNC, gồm các loài: Tế thường (Dicranopteris linearis), Hu đen (Commersonia bartramia),

Hu lá hẹp (Trema angustifolia), Mây tàu (Calamus palustris), Cói bông lợp (Cyperus imbricatus), Tre gai (Bambusa bambos), Nứa (Neohouzeaua dullooa). Ngoài ra chúng còn có một số công dụng khác như làm thuốc, ăn quả, làm cảnh, lấy gỗ...

4.3.4. Nhóm cây lấy sản phẩm chăn nuôi (Nu)

Gồm 7 loài thuộc 2 họ, chiếm tỉ lệ 2,08% tổng số loài KVNC, gồm các loài: Cói hoa giẹp (Cyperus compresus), Cói bông lợp(Cyperus imbricatus), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ Mần trầu (Eleusine indica), Chè vè (Miscanthus floridulus), San cặp (Paspalum conjugatum), Cỏ bông lau (Saccharum spontaneum). Ngoài ra chúng còn có một số công dụng khác như làm thuốc, ăn quả, làm cảnh, lấy gỗ...

4.3.5. Nhóm cây là cảnh (Ca)

Gồm 14 loài thuộc 14 họ khác nhau chiếm tỉ lệ 4,15% gồm các loài : Vàng anh(Saraca dives Pierre), Lang rừng (M. Staphylina), Đơn đỏ

(Excoecaria cochinchinensis), Sồi đỏ (Lithocarpus corneus), Dẻ bán cầu (Lithocarpus hemisphericus), Dây sống rắn (Acasia penata), Đa tía (Ficus altissima), Si (Ficus benjamina), Mẫu đơn (Ixora coccinea), Ngũ sắc (Lantana camara), Búng bang (Arenga pinnata), Cọ (Livistona saribus), Phất chỉ bầu dục (Dracaena elliptica), Chuối rừng (Musa coccinea). Ngoài ra chúng còn có một số công dụng khác như làm thuốc, ăn quả, lấy gỗ...

4.3.6. Nhóm cây cho dầu

Gồm 14 loài thuộc 8 họ khác nhau chiếm tỉ lệ 4,15% tổng số loài KVNC, gồm các loài : Dọc (Garcinia multiflora), Dầu me (Jatropha curcas), Bục trắng (Mallotus apelta ), Bùng bục (Mallotus barbatus), Thầu dầu (Ricinus communis), Sòi trắng (Sapium sebiferum), Bộp lông (Actinodaphne pilosa), Màng tang (Litsea cubeba), Gội nước hoa to (Aphanamixis grandiflora), Dung nam bộ (Symplocos cochinchinensis), Cò ke (Microcos paniculata), Sếu (Celtis sinensis), Hu đay (Trema orientalis), Cọ (Livistona saribus). Ngoài ra chúng còn có một số công dụng khác như làm thuốc, ăn quả, lấy gỗ...

4.3.7. Nhóm cây làm rau ăn được (R)

Gồm 16 loài thuộc họ chiếm tỉ lệ 4,74% tổng số loài KVNC, gồm các loài: Rau dớn(Diplazium esculentum), Sau sau (Liquidambar formosana), Rau dền gai (Amaranthus spinosus ), Rau má tía (Emilia sonchifolia), Thu hải đường không cánh (Begonia aptera), Thu hải đường rìa (Begonia laciniata), Núc nác (Oroxylum indicum), Rau muối (Chenopodium ficifolium), Giâu da đất (Baccaurea ramiflora ), Đơn nem (Maesa perlarius), Chua me lá me (Biophytum sensitivum ), Chua me đất hoa vàng (Oxalis corniculata ), Lá lốt (Piper lolot), Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum), Tre gai (Bambusa bambos), Nứa (Neohouzeaua dullooa). Ngoài ra chúng còn có một số công dụng khác như làm thuốc, ăn quả, lấy gỗ...

4.3.8. Nhóm cây cho quả, hạt (Q)

Gồm 28 loài thuộc họ chiếm tỉ lệ 8,31% tổng số loài KVNC, gồm các loài: Nóng (Saurauia tristyla ), Giâu gia xoan (Allospondias lakonensis), Sấu (Dracontomelon duperrea num), Trám trắng (Canarium album), Trám chim (Canarium tonkinense), Me (Tamarindus indica), Tai chua (Garcinia cowa), Dọc (Garcinia multiflora), Chòi mòi tía (Antidesma bunius)…… Ngoài ra chúng còn có một số công dụng khác như làm thuốc, lấy gỗ...

4.3.9. Nhóm các cây cho gỗ

Gồm 60 loài khác nhau chiếm tỉ lệ 17,8% tổng số loài KVNC, gồm một số loài đại diện như sau: Thông nhựa (Pinus merkusii), Trám trắng (Canarium album), Thầu táu (Aporosa dioica), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana)… Ngoài ra chúng còn có một số công dụng khác như làm thuốc, ăn quả, làm cảnh...

4.3.10. Nhóm cây làm thuốc (T)

Gồm 210 loài khác nhau chiếm tỉ lệ 62,31% tổng số loài KVNC, gồm các loài : Ba kích (Morinda officinalis), Nhàu lá nhỏ (Morinda parvifolia), Nhàu tán (Morinda umbellata), Lấu bò (Psychotria serpens), Bưởi bung (Acronychia pedunculata), Chùm hôi (Clausena excavata), Ba chạc (Euodia lepta), Muồng truống (Zanthoxylum avicenniae), Bồ hòn(Sapindus saponaria)…. Ngoài ra chúng còn có một số công dụng khác như làm cảnh, ăn quả, lấy gỗ..

4.3.11. Nhóm cây có từ hai công dụng trở lên

Gồm 101 loài khác nhau chiếm tỉ lệ 30% tổng số loài KVNC, gồm các loài : Trám trắng (Canarium album), Thầu táu (Aporosa dioica), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum), Tre gai (Bambusa bambos), Nứa (Neohouzeaua dullooa). …

4.4. Đa dạng về thành phần các loài thực vật quý hiếm

Căn cứ theo sách đỏ Việt Nam (2007), chúng tôi đã thống kê được 4 loài thực vật quý hiếm đã được phân cấp. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

Tên khoa học Tên Việt Nam SÁCH ĐỎ

VIỆT NAM 1. MELIACEAE

Aglaia spectabilis (Miq.) Jain et Benn.

Chukrasia tabularis A. Juss.

2. THYMELAEACEAE

Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte

3. RUBIACEAE

Morinda offficinalis How . HỌ XOAN Gội nếp Lát hoa HỌ TRẦM Trầm HỌ CÀ PHÊ Ba kích VU EN VU T

* Ghi chú: CR = cực kỳ nguy cấp; EN = nguy cấp; VU = sẽ nguy cấp; T = bị đe doạ.

Kết quả nghiên cứu trong bảng 4.9, ở khu vực nghiên cứu có 4 loài thực vật nguy cấp, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, có loài được đưa vào danh sách đỏ nghiêm cấm khai thác, bao gồm các mức độ khác nhau:

- Mức độ nguy cấp (EN) gồm có 1 loài: Trầm Hương (Aquilaria crassna).

- Mức độ sẽ nguy cấp (VU) gồm 4 loài: Gội nếp (Aglaia spectabilis), Lát hoa (Chukrasia tabularis).

- Mức độ bị đe doạ (T) có 1 loài: Ba kích (Morinda offficinalis).

Như vậy số loài thực vật trong khu vực nghiên cứu có 4 loài quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng. Trong đó có,1 loài mức độ nguy cấp, 2 loài mức độ sẽ nguy cấp và có 1 loài mức độ bị đe doạ cần được quan tâm bảo vệ, bảo tồn nguồn gen quý hiếm.

4.5. Đa dạng về thành phần dạng sống

Dạng sống là một đặc tính quan trọng để biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện ngoại cảnh. Nghiên cứu dạng sống cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của thực vật với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của các điều kiện sinh thái đến từng loài thực vật và ngược lại.

Để phân loại dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi phân loại theo bảng phân loại dạng sống của Raunkiaer (1934) và có bổ sung thêm một số dạng sống phụ. Theo đó, phổ dạng sống của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu được xếp vào 5 dạng sống cơ bản, 3 dạng sống phụ.

Kết quả các định thành phần dạng sống chính trong các trạng thái thảm thực vật được trình bày tại bảng dưới:

Bảng 4.10. Dạng sống chính trong các trạng thái thảm thực vật trong KVNC

Thảm cỏ thảm cây bụi rừng thứ sinh Tổng Dạng sống số loài % số loài % số loài % số loài %

Cây chồi trên mặt đất (Ph) 73 42.9 147 57.6 169 75.1 389 59.8 Cây chồi sát đất (Ch) 21 12.4 25 9.8 8 3.6 54 8.3 Cây chồi nửa ẩn (He) 38 22.4 37 14.5 21 9.3 96 14.8 Cây chồi ẩn (Cr) 13 7.6 24 9.4 26 11.6 63 9.7 Cây sống 1 năm (Th) 25 14.7 22 8.6 1 0.4 48 7.4

Tổng 170 100 255 100 225 100 650 100

Sau đây là biểu đồ tỷ lệ % phân bố các dạng sống trong từng kiểu thảm thực vật khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật có mạch trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã thanh định, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)