4. Đóng góp mới của luận văn
4.8.3. Các biện pháp kỹ thuật
Xác định các loài có giá trị sử dụng, đặc biệt là các loài cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng theo các mức độ khác nhau (theo sách đỏ Việt Nam,
IUCN và nghị định 32/2006/NĐ-CP). Trên cơ sở đó, có thể lựa chọn một trong hai biện pháp sau:
- Bảo tồn nguyên vị (Bảo tồn tại chỗ)
Bảo tồn nguyên vị là bảo tồn trong hai hiện trạng tự nhiên, hoang dại của thảm thực vật. Cách bảo tồn này có hiệu quả rất cao vì các loài vẫn sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tự nhiên của nó bằng các quá trình chọn lọc tự nhiên.
Cách bảo tồn này đã được áp dụng rộng rãi như các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ rừng, giao đất tới từng hộ gia đình trông giữ vào bảo vệ, con người hầu như không có tác động lớn vào thảm thực vật (trừ một số biện pháp như phát dây leo, bụi rậm tạo điều kiện về ánh sáng cho cây rừng phát triển.
Tuy nhiên, trong cách bảo tồn này thì sự phục hồi, phát triển của thảm thực vật rừng rất chậm, con người không chủ động định hướng được sự phát triển của các loài cây có giá trị kinh tế.
- Bảo tồn chuyển vị (bảo tồn chuyển chỗ)
Hình thức bảo tồn này là biện pháp nhân nuôi trong vườn ươm các loài thực vật có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng do bị khai thác quá mức hay do môi trường sống bị thu hẹp. Khi cây con có khả năng sống độc lập thì mới đưa ra trồng đại trà. Trong hình thức này, tuỳ từng loài cây có thể lựa chọn một trong hai cách sau:
+ Nhân giống theo phương pháp truyền thống (giâm hom, bằng hạt). Cách làm này dễ làm, ít tốn kém và phù hợp với người dân.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ