Thảm thực vật tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật có mạch trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã thanh định, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 68 - 71)

4. Đóng góp mới của luận văn

4.6.1. Thảm thực vật tự nhiên

Chúng tôi áp dụng bảng phân loại của UNESCO (1973) để phân loại thảm thực vật. Bảng phân loại này cho phép phân loại thảm thực vật tự nhiên hiện tại, không phụ thuộc chúng là thảm nguyên sinh hay thảm thứ sinh, tương đối ổn định hay tạm thời. Kết quả nghiên cứu tính đa dạng của thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu như sau:

4.6.1.1. Lớp quần hệ rừng kín, rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa ở địa hình thấp và núi thấp (<500 m)

Rừng cây gỗ lá rộng

Kiểu này thường là những khoảnh nhỏ phân bố rải rác ở độ cao từ 250 m trở lên. Là rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác cạn kiệt ở mức độ khác nhau:

- Rừng có tầng cây gỗ cao trung bình 10 - 15m, đường kính trung bình 10 - 15cm, mật độ 450 - 600 cây/ha. Do là rừng phục hồi sau khai thác cho nên một số nơi (ở độ cao từ 350 m trở lên) vẫn còn một số cây gỗ rừng nguyên sinh được chừa lại với chiều cao lên tới trên 25m và đường kính 35 - 50cm. Tổng hợp số liệu điều tra theo tuyến và theo OTC đã xác định được các tổ hợp sau:

+ Re trắng lá to (Phoebe tavoyana) + Trám trắng (Canarium album) + Mỡ (Manglietia conifera).

+ Xoan (Melia azedarach) + Lát hoa (Chukrasia tabularis) + Chẹo (Engelhardtia roxburghiana.)...

- Tầng cây bụi với thành phần chủ yếu là các loài cây thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) + Họ Cà phê (Rubiaceae) + họ Ngũ gia bì (Araliaceae) + họ Cỏ Roi ngựa (Verbenaceae) + họ Cam (Rutaceae)...

- Tầng thảm tươi có độ dày rậm từ Cop1 đến Cop2. Thành phần chủ yếu là các cây chịu bóng thuộc họ Ráy (Araceae) + họ Dương xỉ (Polypodiaceae) + họ Tổ Điểu (Aspleniaceae)...

4.6.1.2. Rừng tre nứa nhiệt đới núi thấp (Bambusoideae) nhiệt đới địa hình đồi núi thấp

Rừng hỗn giao với cây lá rộng

- Đại diện là rừng Nứa (Neohouzeaua dulloa) hỗn giao với cây lá rộng, phân bố trên độ cao 100-300m. Ở đây cây gỗ có mật độ thưa 150 - 200 cây/ha, các loài cây gỗ thường gặp như: Xoan đào (Prunus arborea), Ba soi (Macaranga denticulata), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana)...

- Tầng thảm tươi có độ dày rậm Cop2. Thành phần chủ yếu là các cây chịu bóng thuộc họ Bòng bong (Lygodiaceae) + họ Ráy (Araceae) + họ Dương xỉ (Polypodiaceae)+ họ Tổ điểu (Aspleniaceae)...

4.6.1.3. Lớp quần hệ rừng thưa

Rừng thưa thường xanh ở địa hình thấp và núi thấp

Trong khu vực nghiên cứu kiểu rừng này chiếm ưu thế, đó là rừng phục hồi sau khai thác và sau khi xử lý trắng thực bì để trồng rừng, phân bố chủ yếu ở vùng sườn núi và ven chân đồi. Rừng gồm có tầng cây gỗ cao trung bình 8 - 10m, đường kính trung bình 10 - 12cm với độ tàn che 0,5 - 0,6.

- Tầng cây gỗ: thành phần cây gỗ chủ yếu là các loài thường xanh như: Ngái (Ficus hispida), Dọc(Garcinia multiflora.), Nhãn rừng (Dimocarpus fumatus),Si (Ficus benjamina), Ruối (Streblus asper.)…..

như: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Bọ mắm rừng (Pouzolzia sanguinea), Mò đỏ (Clerodendrum paniculatum), Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum)...

- Tầng thảm tươi: Chủ yếu là các loài cây ưa sáng, cây chịu khô hạn như: cỏ Bông lau (Saccharum spontaneum), cỏ Chít (Thysanolaena maxima), Guột (Dicranopteris linearis), Sa nhân (Amomum longiligulare)...

Kiểu rừng này có các ưu hợp sau:

- Nhãn Rừng (Dimocarpus fumatus), Dây khế (Rourea minor), Hu đay (Trema orientalis), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana)...

- Lọ nghẹ (Olea dioica Roxb), Trám trắng (Canarium album), Bục bạc (Mallotus paniculatus)...

- Máu chó lá lớn (Knema pierrei Warb.), Bứa (Garcinia oblongifolia), Nhội (Bischofia javanica)...

Rừng thưa rụng lá mùa khô ở địa hình thấp và núi thấp

Các quần xã thuộc hệ này rụng lá về mùa khô. Thời gian rụng lá thường từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, có các loại ưu hợp như sau:

- Xoan (Walsura bonii Pell), Bồ đề (Styrax annamensis), Sau sau

(Liquidambar formosana), Xoan (Walsura bonii)... Chúng thường được gặp trên sườn núi, độ cao từ 100 - 300m.

- Thành ngạnh nam (Cratoxylum cochinchinense), Bục bạc (Mallotus paniculatus), Đỏ ngọn (pruniflorum)...

4.6.1.4. Thảm cây bụi

Bao gồm cây gỗ hai lá mầm mọc rải rác, các quần xã này hình thành do khai thác quá mức, chặt phá rừng làm nương rẫy, xử lý trắng thực bì trồng rừng nhưng thất bại. Thành phần gồm các loại cây bụi phổ biến trên vùng đồi như: Găng gai (Randia spinosa), Mua (Melastoma candidum), Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum), Sim (Rhodomyrtus tomentosa),... Có 3 ưu hợp phổ biến là:

- Mua (Melastoma candidum), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa)....

- Mua (Melastoma candidum), Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum), Ba chạc (Euodia lepta), Sim (Rhodomyrtus tomentosa),...

- Mò đỏ (Clerodendrum paniculatum), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma candidum)...

4.6.1.5. Thảm cỏ

Thảm cỏ có dạng lúa trung bình nhiệt đới, có hay không có cây có gỗ

Thảm cỏ dạng lúa trung bình chịu hạn có ưu hợp Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Chít (Thysanolaena maxima), Chè vè (Saccharum spontaneum)...

Thành phần cây bụi chủ yếu là cây chịu hạn: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Ba chạc (Euodia lepta), Mua (Melastoma candidum)...

Thảm cỏ thấp không có dạng lúa, có hay không có cây gỗ

Trạng thái thảm này có ưu hợp Guột (Dicranopteris linearis), hình thành trên đất nương rẫy và đất trồng rừng bị thất bại hoặc những nơi thường xuyên bị cháy rừng. Đây là kiểu thảm rất phổ biến trong khu vực nghiên cứu, phân bố trên các sườn núi độ cao từ 200 - 350m trở xuống. Cây gỗ và cây bụi gồm một số loài cây như: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum), Mua (Melastoma candidum), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense), Găng (Randia spinosa)...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật có mạch trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã thanh định, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 68 - 71)