4. Đóng góp mới của luận văn
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Thanh Định là một xã nằm ở phía tây khu vực trung tâm của huyện Định hóa Thái Nguyên và thuộc khu vực dãy núi Hồng. Thanh Định tiếp giáp với xã Bảo Linh ở phía đông bắc, xã Định Biên ở phía đông, xã Bình Yên ở phía đông nam, xã Điềm Mặc ở phía nam, giáp với xã Hùng Lợi thuộc huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang ở phía tây bắc và tây.
3.1.2. Địa hình
Xã Thanh Định có địa hình khá phức tạp, phần lớn diện tích trên lãnh thổ xã là vùng đồi núi. Những vùng đất tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, phân tán dọc theo các khe, ven sông, suối hoặc thung lũng vùng núi đá vôi.
3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
Dựa trên cơ sở tài nguyên đất và bản đồ thổ nhưỡng, xã Thanh Định có 6 nhóm đất:
+ Nhóm đất phù sa (Fluvisols) + Nhóm đất dốc tụ (Gleysois)
+ Nhóm đất đen và nâu thẫm (Luvisois) + Nhóm đất vàng xám (Acrisols)
+ Nhóm đất đỏ và nâu vàng (Ferralsols) + Nhóm đất mới biến đổi (Cambisols).
3.1.4. Khí hậu, thuỷ văn
Về khí hậu: Xã Thanh Định nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, ảnh hưởng của khí hậu vùng núi, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.
* Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân trong năm là 22,50C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) là 14,60C, nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 7) là 42,60C. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng là 7,60C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm từ 8-100C. Số giờ nắng trung bình năm 1560 giờ/năm, năm cao nhất 1750 giờ, năm thấp nhất 1470 giờ.
* Chế độ ẩm
- Lượng mưa trung bình năm là 1750mm/năm, năm cao nhất lên tới 2450mm/năm, năm thấp nhất 1250 mm/năm. Lượng mưa phân bố không đều: Từ tháng 4 đến tháng 10 lượng mưa chiếm 84% tổng lượng mưa cả năm, ngày mưa lớn nhất lên tới 300mm/năm; từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa chỉ chiếm 16%.
- Lượng nước bốc hơi bình quân là 885mm/năm, chiếm 50,6% lượng mưa trung bình năm. Lượng bốc hơi thường xảy ra vào tháng 12, tháng 1 gây nên tình trạng khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến cây trồng vụ Đông Xuân.
- Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%. Mùa khô mặc dù ít mưa, nhưng có sương mù nên độ ẩm không khí cao. Sương muối thường xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1, đây là điều kiện bất lợi cho cây trồng.
- Hệ thống hồ và đập nước: Xã Thanh Định có một số hồ lớn nhỏ như: hồ Bản Piềng, hồ Bo Vàng…. các hồ trên có chứa một lượng nước lớn được sử dụng để dâng tưới cho đất ruộng và hoa mầu.
- Trong xã có một số suối nhỏ chảy qua, khi mưa với lượng lớn có thể gây ngập úng một số diện tích hoa màu và đồng ruộng ven suối.
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.2.1. Điều kiện kinh tế 3.2.1. Điều kiện kinh tế
Xã Thanh Định có dân số là 4292 người. Người dân trồng cây lương thực chủ yếu là: lúa, ngô và chè…. Công tác bảo vệ và phát triển rừng được
kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ. Ngoài trồng cây lương thực, một số hộ gia đình trong xã còn chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi lợn, thả cá…với sản lương thu được tương đối cao.
3.2.2. Điều kiện xã hội
Thanh Định hiện gồm có 18 xóm: bản Piềng, Hùng Lập, Nà Họ, Khuẩn Nghè, Na Chía, Thẩm Thia, Thẩm Quẩn, bản Cái Thanh Chung, bản Cái Thanh Xuân, Khảu Rị, Nạ Mao, Pài Trận, Khẩu Cuộng, Cọ Bánh, Nà Chèn, Văn Lang, Đồng Chua, Keo En.
Cộng đồng dân tộc sinh sống tại xã gồm có 5 dân tộc, trong đó chủ yếu là các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, các dân tộc còn lại chiếm tỷ lệ thấp (Sán chí, Dao).
Kết cấu hạ tầng của xã ngày càng có sự thay đổi lớn, đặc biệt trong những năm gần đây, với chương trình xã hội hóa, thắp sáng làng quê thì hầu hết các tuyến đường đất đi lại chính trong địa bàn của xã đã được thay thế bằng đường nhựa và bê tông,…với hệ thống điện thắp sáng. hệ thống thủy lợi được chú trong hơn, nhiều kênh mương được xây dựng để dẫn nước đảm bảo cho việc tưới tiêu hoa màu và dẫn nước cho đồng ruộng.
Xã Thanh Định đã hoàn thành giáo dục phổ cập và xóa mù chữ. Cơ sở trang thiết bị tại trường mầm non và THCS của xã ngày càng được trang bị đầy đủ hơn tạo điều kiện để cho các em học sinh học tập
Trong xã có trạm y tế khám chữa bệnh đảm bảo chất lượng y tế, Công tác khám, chữa bệnh luôn được quan tâm. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, tiếp tục được quan tâm, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản được triển khai đạt kết quả tốt.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đa dạng về hệ thực vật khu vực nghiên cứu
4.1.1. Đa dạng ở mức độ ngành
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã xác định được tại KVNC có 337 loài, 263 chi và 99 họ thuộc 5 ngành thực vật sau:
Bảng 4.1. Phân bố các họ, chi, loài trong các ngành tại KVNC
Họ Chi Loài STT Ngành thực vật Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Ngành Thông Đất 1 1.0 1 0.4 2 0.6 2 Ngành Mộc tặc 1 1.0 1 0.4 1 0.3 3 Ngành Dương xỉ 6 6.1 13 4.9 15 4.5 4 Ngành Thông 2 2.0 2 0.8 2 0.6 Lớp Mộc lan 73 73.7 207 78.7 266 78.9 5 Ngành Mộc lan Lớp hành 16 16.2 39 14.8 51 15.1 Tổng số 99 100 263 100 337 100.0
Hình 4.1: Biểu đồ phân bố tỷ lệ % họ, chi, loài trong các ngành thực vật khu vực nghiên cứu
Qua số liệu bảng 4.1 và Biểu đồ hình 4.1 cho thấy: Khu vực nghiên cứu có tổng số 99 họ, 263 chi và 337 loài, được phân bố với số lượng và các tỷ lệ khác nhau:
- Ngành thông đất (Lycopodiophyta) chỉ có 1 họ chiếm tỷ lệ 1%, 1 chi chiếm tỷ lệ 0.4%, 2 loài chiếm tỷ lệ 0,6%.
- Ngành Mộc tặc (Equisetophyta) chỉ có 1 họ chiếm tỷ lệ 1%,1 chi chiếm tỷ 0,4%, 2 loài chiếm tỷ lệ 0,3%.
- Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 6 họ chiếm tỷ lệ 6,1%, 13 chi chiếm tỷ lệ 14,9%, 15 loài chiếm tỷ lệ 4,5%.
- Ngành Thông (Pinophyta) có 2 họ chiếm tỷ lệ 2%, 2 chi chiếm tỷ lệ 0,8%, 2 loài chiếm tỷ lệ 0,6%.
- Ngành Hạt kín (Angiospermatophyta) chiếm số lượng lớn nhất ở tất cả các bậc taxon với 89 họ chiếm tỷ lệ 89,9%,246 chi chiếm tỷ lệ 93.5%, 317 loài chiếm tỷ lệ 94,1%.
Trong ngành Ngành hạt kín (Angiospermatophyta), thì lớp Mộc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế hơn với 73 họ chiếm tỷ lệ 73,7%, 207 chi chiếm tỷ lệ 78,7%, 266 loài chiếm tỷ lệ 78,9%. Lớp Hành (Liliopsida) có 16 họ chiếm tỷ lệ 16,2%, 39 chi chiếm tỷ lệ 14,8%, 51 loài chiếm tỷ lệ 15,1%.
Chúng tôi đã xác định được thành phần hệ thực vật trong KVNC có 5 ngành, đó là các ngành Thông đất (Lycopodiophyta); ngành Mộc tặc (Polypodiophyta); ngành Dương xỉ (Polypodiophyta); Ngành Thông
(Pinophyta); ngành Hạt kín (Angiospermatophyta). Tổng số có 335 loài, 263 chi và 99 họ. Như vậy sơ bộ chúng tôi đánh giá hệ thực vật tại KVNC rất phong phú và đa dạng với sự ưu thế tuyệt đối của ngành hạt kín (Angiospermatophyta) chiếm tỷ lệ trên 90% tổng số loài, tiếp theo là ngành Dương xỉ, ngành Thông, ngành Thông đất và ngành Mộc tặc.
4.1.2. Đa dạng về mức độ họ
Chúng tôi đã thống kê các Họ đa dạng nhất trong khu vực nghiên cứu tại bảng 4.2.
Bảng 4.2. Các họ đa dạng nhất trong KVNC
SỐ LOÀI
STT TÊN HỌ
(TÊN LATINH) TÊN VIỆT NAM SỐ CHI số lượng Tỉ lệ %
1 POLYPODIACEAE Berrcht. Họ dương xỉ 2 2 0.75 2 SCHIZAEACEAE Kaulf Họ bòng bong 2 2 0.75 3 ACTINIDIACEAE Hutch. Họ dương đào 2 2 0.75 4 AMARANTHACEAE Juss. Họ rau dền 2 2 0.75 5 ARISTOLOCHIACEAE Juss. Họ mộc hương 2 2 0.75 6 BIGNONIACEAE Juss. Họ chùm ớt 2 2 0.75 7 BORAGINACEAE Juss. Họ vòi voi 2 2 0.75 8 CAPRIFOLIACEAE Juss. Họ cơm cháy 2 2 0.75 9 CUCURBITACEAE Juss. Họ bí 2 2 0.75 10 OLEACEAE Hoffm. & Link Họ nhài 2 2 0.75 11 OXALIDACEAE R. Br. Họ chua me đất 2 2 0.75 12 SIMAROUBACEAE DC. Họ thanh thất 2 2 0.75 13 THEACEAE D. Don Họ chè 2 2 0.75 14 THYMELAEACEAE Juss. Họ trầm 2 2 0.75 15 VITACEAE Juss. Họ nho 2 2 0.75 16 ARACEAE Juss. Họ ráy 2 2 0.75 17 ACANTHACEAE Juss. Họ ô rô 2 3 1.12 18 ARALIACEAE Juss. Họ ngũ gia bì 2 3 1.12 19 CLUSIACEAE Lindl. Họ bứa 2 3 1.12 20 CONVOLVULACEAE Juss. Họ khoai lang 2 3 1.12 21 DILLENIACEAE Salisb. Họ sổ 2 3 1.12 22 SCROPHULARIACEAE Juss. Họ hoa mõm chó 2 3 1.12 23 SOLANACEAE Họ cà 2 3 1.12 24 ANACARDIACEAE Lindl. Họ xoài 3 3 1.12 25 SAPINDACEAE Juss. Họ bồ hòn 3 3 1.12 26 TILIACEAE Juss. Họ đay 3 3 1.12 27 COMMELINACEAE R. Br. Họ thài lài 3 3 1.12 28 FAGACEAE Dumort. Họ dẻ 2 4 1.50
SỐ LOÀI
STT TÊN HỌ
(TÊN LATINH) TÊN VIỆT NAM SỐ CHI số lượng Tỉ lệ %
29 ROSACEAE Juss. Họ hoa hồng 2 4 1.50 30 ARECACEAE Schultz. Họ cau 2 4 1.50 31 ADIANTACEAE Newm. Họ tóc vệ nữ 3 4 1.50 32 MELASTOMATACEAE Juss. Họ mua 3 4 1.50 33 MIMOSACEAE R. Br. Họ trinh nữ 3 4 1.50 34 ULMACEAE Mirb. Họ du 3 4 1.50 35 ZINGIBERACEAE Lindl. Họ gừng 3 4 1.50 36 MALVACEAE Juss. Họ bông 4 4 1.50 37 URTICACEAE Juss. Họ gai 4 4 1.50 38 MYRSINACEAE R. Br. Họ đơn nem 3 5 1.87 39 CYPERACEAE Juss. Họ cói 3 5 1.87 40 ASPLENIACEAE Newm. Họ tổ điểu 5 5 1.87 41 ANNONACEAE Juss. Họ na 5 5 1.87 42 APOCYNACEAE Juss. Họ trúc đào 5 5 1.87 43 MELIACEAE Juss. Họ xoan 5 5 1.87 44 CAESALPINIACEAE R. Br. Họ vang 5 6 2.25 45 MYRTACEAE Juss. Họ sim 6 6 2.25 46 MORACEAE Link. Họ dâu tằm 2 7 2.62 47 VERBENACEAE Jaume Họ cỏ roi ngựa 4 7 2.62 48 STERCULIACEAE Barth. Họ trôm 5 7 2.62 49 RUTACEAE Juss. Họ cam 6 7 2.62 50 LAURACEAE Juss. Họ long não 5 8 3.00 51 ASTERACEAE Dumort. Họ cúc 9 12 4.49 52 FABACEAE Lindl. Họ đậu 8 13 4.87 53 RUBIACEAE Juss. Họ cà phê 9 16 5.99 54 POACEAE Barnh. Họ hoà thảo 14 16 5.99 55 EUPHORBIACEAE Juss. Họ thầu dầu 20 33 12.36
Kết quả tại bảng 4.2, cho thấy có 55 họ đa dạng nhất trong tổng số 99 họ (chiếm tỷ lệ 55.56%) với 206 chi trong tổng số 263 chi (chiếm tỷ lệ 78.33%), có 273 loài trong tổng số 337 loài (chiếm tỷ lệ 81%).
Trong các họ có từ hai chi trở lên thì họ có số lượng loài phong phú nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 33 loài (chiếm tỷ lệ 12.09 %).
Họ Hòa Thảo (Poaceae Barnh) và họ Cà phê (Rubiaceae) có 16 loài (chiếm 5.99%).
Họ Đậu (Fabaceae) có 13 loài (chiếm tỷ lệ 4.87%). Họ Long não (Lauraceae) gồm 8 loài chiếm tỷ lệ 3%.
Có 4 họ mỗi họ 7 loài (mỗi họ chiếm chiếm tỷ lệ 2,62%) gồm: họ Cam (Rutaceae), Họ Trôm(Sterculaceae), Họ Dâu tằm (Moraceae), Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Có 2 họ mỗi họ 6 loài (mỗi họ chiếm chiếm tỷ lệ 2,25%) gồm: họ Sim (Myrtaceae) và họ Vang (Caesalpiniaceae)
Có 6 họ mỗi họ 5 loài (mỗi họ chiếm chiếm tỷ lệ 1,87%) gồm: họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Tổ Điểu (Aspleniaceae), họ Na (Annonaceae), họ Trúc Đào (Apocynaceae), họ Xoan (Meliaceae).
Có 10 họ mỗi họ 4 loài (mỗi họ chiếm chiếm tỷ lệ 1,5%) gồm: họ Dẻ (Fagaceae), họ Hoa Hồng (Rosaceae), họ Cau (Arecaceae), họ Tóc vệ nữ (Adiantaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Du
(Ulmaceae), họ gừng (Zingiberaceae), họ Bông (Malvaceae), họ Gai (Urticaceae).
Có 11 họ mỗi họ 3 loài (mỗi họ chiếm chiếm tỷ lệ 1,12%) gồm: họ Ô rô (Acanthaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Bứa (Clusiaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Sổ (Dilleniaceae), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), họ Cà (Solanaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Bồ hòn
Có 17 họ mỗi họ 2 loài (mỗi họ chiếm chiếm tỷ lệ 0,75%) gồm: họ Dương xỉ (Polipodiaceae), họ Bòng bong (Schizaeaceae), họ Dương đào (Actinidiaceae), họ Rau dền (Amarathaceae). Họ Mộc hương (Aristolochiacea), họ Chùm ớt (Bignoniaceae), họ Vòi voi (Boraginaceae), họ Cơm cháy (Caprifoliaceae), họ Bí (Cucurbitaceae), họ Nhài (Oleaceae), họ Chua me đất (Oxalidaceae), họ Thanh thất (Simaroubaceae), họ Chè (Theaceae), họ Trầm (Thymelaeaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Ráy (Araceae).
4.1.3. Đa dạng về mức độ Chi
Chúng tôi thống kê các chi đa dạng nhất ở KVCN, kết quả trình bày trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Các chi đa dạng nhất tại KVNC
STT Tên chi Tên khoa học Tên Việt Nam Số
loài Tỉ lệ %
1 Selaginella SELAGINELLACEAE Willkl. Họ quyển bá 2 1.34 2 Pteris ADIANTACEAE Newm. Họ tóc vệ nữ 2 1.34 3 Diplazium ASPLENIACEAE Newm. Họ tổ điểu 2 1.34 4 Strobilanthes ACANTHACEAE Juss. Họ ô rô 2 1.34 5 Ilex AQUIFOLIACEAE Bartl. Họ trâm bùi 2 1.34 6 Schefflera ARALIACEAE Juss. Họ ngũ gia bì 2 1.34 7 Blumea ASTERACEAE Dumort. Họ cúc 3 2.01
8 Conyza 2 1.34
9 Begonia BEGONIACEAE Agardh. Họ thu hải đường 3 2.01 10 Canarium BURSERACEAE Kunth. Họ trám 2 1.34 11 Bauhinia CAESALPINIACEAE R. Br. Họ vang 2 1.34 12 Cleome CAPPARACEAE Juss. Họ bạch hoa 2 1.34 13 Chenopodium CHENOPODIACEAE Vent. Họ rau muối 2 1.34 14 Garcinia CLUSIACEAE Lindl. Họ bứa 2 1.34 15 Merremia CONVOLVULACEAE Juss. Họ khoai lang 2 1.34 16 Dillenia DILLENIACEAE Salisb. Họ sổ 2 1.34 17 Diospyros EBENACEAE Gurke Họ thị 2 1.34
STT Tên chi Tên khoa học Tên Việt Nam Số
loài Tỉ lệ %
18 Elaeocarpus ELAEOCARPACEAE DC. Họ côm 2 1.34 19 Antidesma EUPHORBIACEAE Juss. Họ thầu dầu 2 1.34
20 Aporosa 2 1.34
21 Croton 3 2.01
22 Glochidion 5 3.36
23 Mallotus 2 1.34
24 Phyllanthus 5 3.36
25 Crotalaria FABACEAE Lindl. Họ đậu 3 2.01
26 Desmodium 2 1.34
27 Ormosia 2 1.34
28 Uraria 2 1.34
29 Lithocarpus FAGACEAE Dumort. Họ dẻ 3 2.01 30 Illigera HERNANDIACEAE Blume Họ tung 2 1.34 31 Engelhardtia JUGLANDACEAE Kunth Họ hồ đào 2 1.34 32 Litsea LAURACEAE Juss. Họ long não 3 2.01
33 Phoebe 2 1.34
34 Melastoma MELASTOMATACEAE Juss. Họ mua 2 1.34 35 Mimosa MIMOSACEAE R. Br. Họ trinh nữ 2 1.34 36 Ficus MORACEAE Link. Họ dâu tằm 5 3.36
37 Streblus 2 1.34
38 Knema MYRISTICACEAE R. Br. Họ máu chó 2 1.34 39 Ardisia MYRSINACEAE R. Br. Họ đơn nem 2 1.34
40 Maesa 2 1.34
41 Rubus ROSACEAE Juss. Họ hoa hồng 3 2.01 42 Hedyotis RUBIACEAE Juss. Họ cà phê 3 2.01
43 Morinda 3 2.01
44 Psychotria 3 2.01
45 Wendlandia 2 1.34
46 Clausena RUTACEAE Juss. Họ cam 2 1.34 47 Adenosma CROPHULARIACEAE Juss. Họ hoa mõm chó 2 1.34
STT Tên chi Tên khoa học Tên Việt Nam Số
loài Tỉ lệ %
48 Solanum SOLANACEAE Họ cà 2 1.34 49 Helicteres STERCULIACEAE Barth. Họ trôm 2 1.34
50 Sterculia 2 1.34
51 Symplocos SYMPLOCACEAE Desf. Họ dung 2 1.34 52 Trema ULMACEAE Mirb. Họ du 2 1.34 53 Callicarpa VERBENACEAE Jaume Họ cỏ roi ngựa 2 1.34 54 Clerodendrum 3 2.01 55 Caryota ARECACEAE Schultz. Họ cau 2 1.34 56 Cyperus CYPERACEAE Juss. Họ cói 3 2.01 57 Dioscorea DIOSCOREACEAE R. Br Họ củ nâu 2 1.34 58 Dracaena DRACAENACEAE Salisb. Họ huyết giác 2 1.34 59 Panadus PANDANACEAE R. Br. Họ dứa dại 2 1.34 60 Digitaria POACEAE Barnh. Họ hoà thảo 2 1.34
61 Paspalum 2 1.34
62 Smilax SMILACACEAE Vent. Họ khúc khắc 4 2.68 63 Alpinia ZINGIBERACEAE Lindl. Họ gừng 2 1.34
Kết quả thống kê trong bảng 4.3 cho thấy:
- Có 63 chi mỗi chi có từ 2 loài trở lên trên tổng số 263 chi (chiếm 23,95%). Trong 63 chi có từ 2 loài trở lên thì:
- Có 47 chi mỗi chi có 2 loài (mỗi chi chiếm tỷ lệ 1,34%). - Có 12 chi mỗi chi có 3 loài (mỗi chi chiếm tỷ lệ 2,01%). - Có 1 chi có 4 loài (chiếm tỷ lệ 2,68%).
- Có 3 chi mỗi chi có 5 loài (mỗi chi chiếm tỷ lệ 3,36%).
Như vậy, trong KVNC có 63 chi trên tổng 263 có từ 2 loài trở lên (chiếm tỷ lệ 23,95%), trong 63 chi đó có tổng số loài là 149 trên tổng 337 loài (chiếm tỷ lệ 44,21%).
4.2. Đa dạng của hệ thực vật trong các trạng thái thảm thực vật 4.2.1. Đa dạng về mức độ ngành trong các trạng thái thảm thực vật 4.2.1. Đa dạng về mức độ ngành trong các trạng thái thảm thực vật
Trong khu vực nghiên cứu chúng tôi đã xác định được 3 trạng thái thảm thực vật đó là các trạng thái: thảm cỏ, thảm cây bụi và rừng thứ sinh. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã xác định được sự đa dạng của các bậc taxon trong 3 trạng thái thảm thực vật đó, kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 4.4 và biểu đồ 4.2.
Bảng 4.4. Số lượng, tỷ lệ % các họ, chi, loài trong các trạng thái thảm thực vật Họ Chi Loài TT Trạng thái TTV SL % SL % SL % 1 Thảm cỏ 55 55.56 200 76.05 170 50.45 2 Thảm cây bụi 77 77.78 235 89.35 254 75.37 3 Rừng thứ sinh 78 78.79 222 84.41 224 66.47 55.56 76.05 50.45 77.78 89.35 75.37 78.79 84.41 66.47 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Thảm cỏ Thảm cây bụi Rừng thứ sinh
Họ Chi Loài
Hình 4.2. Biểu đồ tỉ lệ % họ, chi, loài trong các trạng thái thảm thực vật
%
Trạng thái thảm thực vật
Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.2 cho thấy số lượng các họ, chi và loài trong