Đa dạng về thành phần dạng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật có mạch trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã thanh định, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 65 - 68)

4. Đóng góp mới của luận văn

4.5. Đa dạng về thành phần dạng sống

Dạng sống là một đặc tính quan trọng để biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện ngoại cảnh. Nghiên cứu dạng sống cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của thực vật với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của các điều kiện sinh thái đến từng loài thực vật và ngược lại.

Để phân loại dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi phân loại theo bảng phân loại dạng sống của Raunkiaer (1934) và có bổ sung thêm một số dạng sống phụ. Theo đó, phổ dạng sống của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu được xếp vào 5 dạng sống cơ bản, 3 dạng sống phụ.

Kết quả các định thành phần dạng sống chính trong các trạng thái thảm thực vật được trình bày tại bảng dưới:

Bảng 4.10. Dạng sống chính trong các trạng thái thảm thực vật trong KVNC

Thảm cỏ thảm cây bụi rừng thứ sinh Tổng Dạng sống số loài % số loài % số loài % số loài %

Cây chồi trên mặt đất (Ph) 73 42.9 147 57.6 169 75.1 389 59.8 Cây chồi sát đất (Ch) 21 12.4 25 9.8 8 3.6 54 8.3 Cây chồi nửa ẩn (He) 38 22.4 37 14.5 21 9.3 96 14.8 Cây chồi ẩn (Cr) 13 7.6 24 9.4 26 11.6 63 9.7 Cây sống 1 năm (Th) 25 14.7 22 8.6 1 0.4 48 7.4

Tổng 170 100 255 100 225 100 650 100

Sau đây là biểu đồ tỷ lệ % phân bố các dạng sống trong từng kiểu thảm thực vật khu vực nghiên cứu.

Hình 4.4: Tỷ lệ % phân bố các dạng sống trong kiểu thảm cỏ

Hình 4.5: Tỷ lệ % phân bố các dạng sống trong kiểu thảm câybụi

Hình 4.7: Tỷ lệ % các dạng sống trong các kiểu thảm thực vật thảm cỏ, thảm cây bụi, rừng thứ sinh

Kết quả tại bảng 4.10 và các hình 4.4, 4.5, 4.6, 4.7 cho thấy, trong 3 trạng thái thảm thực vật khu vực nghiên cứu có 5 dạng sống cơ bản là: cây chồi trên mặt đất (Ph), cây chồi sát mặt đất (Ch), cây chồi nửa ẩn (He), cây chồi ẩn (Cr), cây một năm (Th).

Từ bảng 4.10 chúng tôi xác định được 5 dạng sống cơ bản của thực vật tại vùng nghiên cứu (SB) như sau:

SB = 59.8 Ph + 8.3 Ch + 14.8 He + 9.7 Cr + 7.4 Th

Trong các trạng thái thảm thực nhóm cây chồi trên mặt đất chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm dạng sống, các nhóm còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn. Theo quá trình phát triển của thảm thực vật các nhóm dạng sống thay đổi một cách rõ ràng. Cây chồi trên mặt đất ở trạng thái thảm cỏ có 73 loài (42.9%), trạng thái thảm cây bụi có 147 loài (57.6%), trạng thái thảm rừng thứ sinh có 169 loài (75.1%). Còn nhóm câymột năm giảm dần từ thảm cỏ đến rừng thứ sinh. Nhóm cây một năm ở trạng thái thảm cỏ có 25 loài (14.7%), trạng thái thảm cây bụi có 22 loài (8.6%) và trạng thái thảm rừng thứ sinh có 1 loài (0.4%).

Sự phân bố các dạng sống ở các trạng thái thảm thực vật khu vực nghiên cứu khác nhau tuỳ trạng thái thảm thực vật, điều này có thể giải thích do sự khác nhau về điều kiện sống nên mỗi trạng thái thảm có sự phân bố các loài

thực vật khác nhau. Tuy nhiên hệ thực vật xã Thanh Định nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm nên cây chồi mặt đất có 389 loài chiếm tỷ lệ 59.8% tổng số loài khu vực nghiên cứu, còn lại là các dạng sống khác, đây là nét đặc trưng nổi bật của hệ thực vật vùng nhiệt đới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật có mạch trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã thanh định, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)