Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển vận tải đa phương thức quốc tế trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 103 - 109)

3.2. Một số giải pháp phát triển vận tải đa phƣơng thức quốc tế ở

3.2.3. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp

3.2.3.1. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của vận tải đa phương thức quốc tế:

Việc phát triển nguồn nhân lực thực hiện vận tải đa phương thức quốc tế là một nhân tố rất quan trọng. Vì vận tải đa phương thức quốc tế là một công nghệ vận tải phức tạp và mang tính quốc tế cao, nên muốn kinh doanh có hiệu quả, chúng ta cần phải đào tạo nắm vững về vận tải đa phương thức quốc tế, chứng từ vận tải và các quy định pháp lý có liên quan về vận tải đa phương thức quốc tế, về giao nhận vận tải, về tiếp vận trong hệ thống dây chuyền dịch vụ.

Trong những năm gần đây, việc tiếp cận vận tải đa phương thức quốc tế ở nước ta chủ yếu tiến hành thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn do các cơ sở trong nước và một số ít các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, việc đào tạo là chưa đáp ứng nhu cầu và mới chỉ còn hạn chế ở mức kiến thức cơ bản về vận tải đa phương thức quốc tế.

Để đào tạo nguồn nhân lực cho vận tải đa phương thức quốc tế, chúng ta có thể thông qua sự hỗ trợ của các dự án đào tạo vận tải đa phương thức quốc tế của ASEAN và sự hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài. Cần có sự phối hợp tổ chức đào tạo của Bộ Giao thông vận tải và Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam, Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam. Chúng ta có thể tổ chức đào tạo tại chỗ hoặc gửi đi nước ngoài, đào tạo của các công ty chuyên về giao nhận vận tải sẽ bổ sung cho đào tạo của Nhà nước.

Để đào tạo nguồn nhân lực cho vận tải đa phương thức quốc tế, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp:

Tổ chức các khoá học theo hướng chuyên sâu kết hợp với khả năng kinh nghiệm nhiều phần việc liên quan.

Thường xuyên tổ chức các lớp học tiếng Anh chuyên ngành và vi tính để đảm bảo cập nhật kiến thức, công nghệ mới phục vụ cho vận tải đa phương thức quốc tế.

Tổ chức các khoá học về nghiệp vụ ngoại thương, pháp luật… theo hình thức ngắn hạn và dài hạn.

Cử cán bộ nghiệp vụ đi học ở nước ngoài qua các liên doanh, các Hiệp hội mà các công ty vận tải tham gia để nâng cao trình độ, thu nhập thêm kinh nghiệm. Đây cũng là cơ hội để các cán bộ của Công ty có điều kiện cọ sát với thị trường quốc tế, tìm nguồn dịch vụ, tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

3.2.3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế

Nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những chiến lược quan trọng, nó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp chuyên kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế, việc nâng cao năng lực cạnh tranh lại càng quan trọng. Nếu doanh nghiệp không quan tâm đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ mình cung cấp, lúc đó các doanh nghiệp vận tải đa phương thức nước ngoài sẽ chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và hậu quả là chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà. Vì vậy, bản thân doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và của dịch vụ mà mình cung cấp, thể hiện:

- Nắm vững thông tin thị trường vận tải đa phương thức quốc tế trong nước, khu vực và trên thế giới.

- Đào tạo một đội ngũ cán bộ tinh thông về vận tải đa phương thức quốc tế.

- Cung cấp chất lượng phục vụ tốt, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp trên thị trường vận tải đa phương thức quốc tế.

- Có chiến lược tiếp thị, tạo mối quan hệ tốt với các chủ phương tiện và các nhà giao nhận vận tải trong nước và thế giới.

- Giá thành dịch vụ cạnh tranh.

- Áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý và khai thác vận tải đa phương thức quốc tế.

- Đảm bảo thời gian giao hàng sớm nhất, đúng yêu cầu.

Có như vậy, chúng ta mới nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế, doanh nghiệp mới đủ khả năng phát triển thị trường ra khu vực và thế giới.

KẾT LUẬN

Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát triển giao thông vận tải nói chung và vận tải đa phương thức quốc tế nói riêng có vai trò hết sức quan trọng. Nó thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, trao đổi thương mại quốc tế giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, vận tải đa phương thức quốc tế còn thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong ngành vận tải cả về mặt chính sách, luật pháp và kinh nghiệm thực tiễn.

Vận tải đa phương thức quốc tế là một phương thức vận tải tiên tiến, có nhiều ưu điểm và đang được các nước áp dụng rộng rãi. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vận tải đa phương thức quốc tế, Việt Nam đang nỗ lực phát triển mô hình vận tải tiên tiến này vào thực tiễn. Tuy nhiên, chiến lược phát triển như thế nào để tận dụng được những ưu thế cả Việt Nam là một vấn đề hết sức quan trọng.

Từ thực trạng cơ sở vật chất và cơ sở pháp lý cho phát triển vận tải đa phương thức, chúng ta thấy được những điểm mạnh và điểm yếu cho việc phát triển mô hình vận tải này. Từ đó, chúng ta có thể có những giải pháp nhằm thúc đẩy việc áp dụng vận tải đa phương thức quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải, thúc đẩy lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội.

Với bờ biển trải dài, Việt Nam là nước có tiềm năng biển rất lớn. Một số địa phương đủ điều kiện để chúng ta xây dựng những cảng biển, cảng trung chuyển container tầm cỡ quốc tế. Đây là một điều kiện hết sức quan trọng để Việt Nam phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Vũ Thế Bình (2000), Hoàn thiện phương pháp lựa chọn container trong vận tải đa phương thức ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại

học Giao thông vận tải, Hà Nội.

2. Bộ Giao thông Vận tải (2004), Thông tư số 10/2004/TT-BGTVT hướng

dẫn thi hành Nghị định số 125/2003/NĐ-CP ngày 29/10/2003 của Chính phủ về vận tải đa phương thức quốc tế, Công báo, Tháng 7, Số

10+11, Tr. 17-24.

3. Bộ tài chính (2004), Thông tư số 125/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế, Công báo, Tháng 2, Số 2, Tr. 54-56.

4. Chính phủ Việt Nam (2003), Nghị định của Chính phủ số 125/2003/NĐ-CP ngày 29/10/2003 về vận tải đa phương thức quốc tế.

5. Chính phủ Việt Nam (2009), Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về vận tải đa phương thức.

6. Hoàng Văn Châu, Nguyễn Hồng Đàm (1997), Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Hoàng Văn Châu (2003), Vận tải - Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

8. Hoàng Văn Châu, Trịnh Thị Thu Hương, Vương Thị Bích Ngà (2009),

Logistics và vận tải quốc tế, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Chương (2005), Phát triển vận tải đa phương thức nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của dịch vụ vận tải Việt Nam, Tạp chí Giao thông vận tải, Số 12, Tr. 28-29.

10. Nguyễn Hồng Đàm, Hoàng Văn Châu, Nguyễn Như Tiến, Vũ Sỹ Tuấn (2005), Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, Nxb Lý luận chính

trị, Hà Nội.

11. Lê Hà (2005), Vận tải đa phương thức trên hành lang kinh tế Cái Lân - Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam, Tạp chí giao thông vận tải,

Số 1, Tr. 83-84.

12. Nguyễn Thị Phương (2005), ICD một tiện ích quan trọng của dây chuyền vận tải đa phương thức, Tạp chí Giao thông vận tải, Số 8, Tr.

47-48, 67.

13. Nguyễn Thị Phương (2008), Các giải pháp cơ bản hoàn thiện công tác

quản lý và khai thác cảng container phục vụ vận tải đa phương thức ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Hàng hải, Hải Phòng.

14. Nguyễn Như Tiến (2004), So sánh nội dung cơ bản Nghị định về vận tải đa phương thức của Việt Nam với các nguồn luật quốc tế, Tạp chí

Giao thông vận tải, Số 7, Tr. 20, 22-23.

15. Nguyễn Hồng Vân (2004), Một số kiến nghị về việc sử dụng khai điện

tử trong qui trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa vận tải đa phương thức, Tạp chí Giao thông vận tải, Số 11, Tr. 38-39.

16. Nguyễn Hồng Vân (2004), Trách nhiệm của người chuyên chở hàng hóa trong vận tải đa phương thức, Tạp chí Giao thông vận tải, Số 10,

Tr. 42-46.

17. Nguyễn Hồng Vân (2005), Thực trạng thủ tục giao nhận hàng hóa trong vận tải đa phương thức ở Việt Nam, Tạp chí Giao thông vận tải,

Số 9, Tr. 43-44.

18. Nguyễn Hồng Vân (2007), Hoàn thiện thủ tục giao nhận hàng hóa trong vận tải đa phương thức ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại

19. Đinh Ngọc Viện, Đinh Xuân Trình, Vũ Trọng Lâm, Vũ Sĩ Tuấn, Nguyễn Như Tiến (2002), Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế, Nxb

Giao thông vận tải, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh:

20. Ho Thi Thu Hoa (2007), The development of intermodal transportation

on shipping routes for trade between the Asean+3 and the European Union, Doctoral Dissertation, University of Economics in Bratislava,

Bratislava.

21. UNCTAD secretariat (2009) Review of Maritime Transport 2009,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển vận tải đa phương thức quốc tế trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)