3.1. Định hƣớng phát triển vận tải đa phƣơng thức quốc tế ở Việt
3.1.1. Một số đánh giá về tình hình phát triển vận tải đa
3.1.1. Một số đánh giá về tình hình phát triển vận tải đa phương thức quốc tế ở Việt Nam tế ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, loại hình dịch vụ vận tải đa phương thức đã và đang phát triển mạnh ở một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các phát triển. Cũng bắt đầu áp dụng từ những năm 1980, nhưng vận tải đa phương thức quốc tế ở Việt Nam mới chỉ phát triển được ở một mức độ nhất định. Chúng ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển vận tải đa phương thức quốc tế, nhưng điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở pháp lý cũng mới chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu. Từ phân tích thực trạng phát triển vận tải đa phương thức quốc tế tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy những thuận lợi và khó khăn:
- Điểm mạnh:
Việt Nam có một ưu thế rất lớn về vị trí địa lý. Với hơn 3.260 km bờ biển, tiềm năng phát triển vận tải biển và các dịch vụ khác liên quan đến biển trong chuỗi dịch vụ của vận tải đa phương thức quốc tế là rất lớn.
Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế đã ý thức được tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ vận tải vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đã tăng cường học hỏi, hợp tác và tiếp cận những công nghệ mới nhất của vận tải đa phương thức quốc tế. Tuy về năng lực còn một số hạn chế, nhưng số lượng các doanh nghiệp tham
gia kinh doanh vận tải đa phương thức là khá lớn, và đang từng bước nâng cao năng lực của mình.
Bên cạnh đó, chúng ta đã và đang xây dựng mạng lưới giao thông cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không với các nước trong khu vực. Điều này tạo nên một sự giao lưu, thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa giữa các nước.
- Điểm yếu:
Tuy được nâng cấp cải tạo nhiều, nhưng cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam vẫn còn rất yếu kém, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu cho vận tải đa phương thức quốc tế. Chúng ta có thể thấy qua một số con số sau: với tổng chiều dài đường bộ khoảng 55.000 km, chỉ có khoảng 3.000 km có thể cho container 40 feet lưu hành; Việt Nam có 39 cảng biển, nhưng lại không có một cảng biển trung chuyển tầm cỡ khu vực, khiến hàng hóa xuất khẩu đi thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ phải trung chuyển ở các cảng Singapore và Malaysia, làm tăng chi phí vận tải lên đến 20%; Việt Nam có tất cả 21 sân bay, trong đó có 8 sân bay quốc tế, nhưng đa phần là những sân bay hoán cải từ sân bay quân sự, năng lực vận chuyển yếu.
Hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động vận tải đa phương thức quốc tế còn kém và lạc hậu, chưa nối mạng được trong cả hệ thống: đường biển, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và đường hàng không.
Chất lượng và số lượng phương tiện vận tải chưa đáp ứng được đủ cho nhu cầu phát triển vận tải đa phương thức quốc tế. Các phương tiện vận tải của Việt Nam hiện tại đa phần là cũ, năng lực vận chuyển hạn chế, điều này cũng hạn chế năng lực của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
Về hệ thống pháp lý, chúng ta chưa quy định những điểm chung và riêng về những vấn đề liên quan đến dịch vụ vận tải đa phương thức ở Bộ luật
Hàng hải Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Đường sắt, Luật Hàng không dân dụng. Việc chưa tách bạch được như thế sẽ rất khó khăn trong việc phân chia trách nhiệm, cũng như sự gắn kết các hoạt động này với nhau trong cả chuỗi dịch vụ vận tải đa phương thức. Nghị định số 87/2009/NĐ-CP là một văn bản dưới luật, ra đời trước một số luật chuyên ngành, nên vẫn còn một số một số điểm hạn chế và bất cập cần phải được sửa đổi để thống nhất với các luật chuyên ngành.
Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế còn nhiều hạn chế hiểu biết pháp luật và kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực này. Để cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài cùng tham gia kinh doanh loại hình dịch vụ này tại Việt Nam, chúng ta dường như chưa đủ cả về trình độ và khả năng kinh tế.
- Cơ hội:
Từ năm 1995, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Cùng với lợi thế về vận tải biển, nếu khai thác tốt, chúng ta sẽ trở thành một cầu nối quan trọng cho hàng hoá giao thương vào khu vực ASEAN. Chúng ta có thể tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu ưu đãi theo cam kết trong khối.
Việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho việc thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Chúng ta còn tận dụng cơ hội là thành viên WTO trước một số nước trong khu vực ASEAN, là cầu nối lưu chuyển hàng hóa được ưu đãi thuế quan đến các nước này. Cùng với đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện.
Với một Trung Quốc đang khẳng định được sức mạnh kinh tế với mức tăng trưởng cao, ổn định cũng tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam phát triển. Chúng ta có lợi thế là nước láng giềng, có quan hệ kinh tế mang tính chiến lược, không chỉ quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, mà còn là quan hệ giữa ASEAN mở rộng, trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Quá trình hội nhập quốc tế mở ra cho vận tải đa phương thức quốc tế Việt Nam nhiều cơ hội phát triển. Cùng với hội nhập, chúng ta có cơ hội hợp tác, tiếp cận thị trường nước ngoài. Đây là yếu tố rất quan trọng, vì vận tải đa phương thức quốc tế đòi hỏi sự phối kết hợp mang tính quốc tế, tổ chức điều hành hoạt động vận tải giữa các nước.
Việc đi sau, tiếp cận được công nghệ của vận tải đa phương thức quốc tế cũng là một thuận lợi cho Việt Nam. Chúng ta có thể hợp tác với các đơn vị kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế từ các nước phát triển, có kinh nghiệm kinh doanh loại hình vận tải này để học hỏi và phát triển. Với Luật đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã tạo dựng được hệ thống hệ thống pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế hợp tác, liên doanh với các đối tác Việt Nam.
Xu hướng sử dụng vận tải đa phương thức quốc tế trong chuyên chở hàng hoá
. - Thách thức:
Song song với cơ hội mà hội nhập quốc tế mang lại, đây cũng chính là một thách thức đối với vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam. Quá trình hội nhập đòi hỏi chúng ta có những cam kết nhất định, trong đó có cam
kết về dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế hoặc những dịch vụ liên quan. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải tạo điều kiện cho các MTO nước ngoài hoạt động trên thị trường Việt Nam, làm giảm các lợi thế của các MTO trong nước. Nếu các MTO của Việt Nam không nâng cao năng lực cạnh tranh, hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, thì nguy cơ thua ngay trên sân nhà là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
. V
nhiều i ro trong kinh doan
, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng sẽ làm cho sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên.