1.4.1. Kinh nghiệm phát triển vận tải đa phương thức quốc tế của một số nước nước
Cộng hòa Liên bang Đức: là nền kinh tế lớn nhất ở châu Âu và đứng
thứ tư trên thế giới. Nói đến Cộng hoà Liên bang Đức, người ta không thể không nói đến ngành công nghiệp đường sắt. Thế kỷ 18 và 19, hệ thống đường sắt đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của kinh tế Đức. Nó tạo ra sự lưu chuyển hàng hoá một cách an toàn, với khối lượng lớn giữa các vùng kinh tế không chỉ trong nước Đức mà cả với các nước châu Âu. Tuy nhiên, từ giữa thế kỷ 20 hệ thống giao thông đường bộ và đường hàng không của Đức đã dần thay thế hệ thống giao thông đường sắt chiếm vị trí quan trọng nhất. Đức là nước có mạng lưới giao thông dày đặc nhất thế giới, bao gồm 12.531 km đường cao tốc và 41.386 km đường liên tỉnh (tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2007). Nước Đức là nước duy nhất trên thế giới mà không có hạn chế tốc độ trên đường cao tốc. Hệ thống giao thông hàng không cũng ngày càng được đầu tư phát triển. Sân bay quốc tế Frankfurt hiện là sân bay lớn nhất ở Đức.
Ở Đức, hai công ty hàng đầu trong vận chuyển hàng hóa là Công ty Liên vận hàng hóa quốc tế (Transfracht International) và Vận tải Liên hiệp (Kombinverkehr).
Hiện nay, không chỉ Transfracht International và Kombinverkehr mà các công ty vận tải khác của Đức cũng đang tập trung vào mở rộng công nghệ thông tin. Riêng tại Transfracht, có tới 70% việc đặt chỗ đã được tiến hành bằng thiết bị điện tử. Mạng lưới vận tải đa phương thức quốc tế đã tạo ra hệ
thống tàu hỏa trực thông container chạy giữa một mạng lưới ban đầu gồm hơn 20 terminals và sẽ được tiếp tục mở rộng. Các trung tâm kinh tế của Đức đã được kết nối với tổng số 40 dịch vụ thường xuyên chất lượng cao, cung cấp khoảng 88 tuyến kết nối, tận dụng được lưu lượng vận tải hai chiều dọc theo biên giới. Chiến lược do Cộng hòa Liên bang Đức xây dựng và quản lý đã tạo điều kiện cho sự tăng trưởng mạnh của vận tải đa phương thức quốc tế trong những năm gần đây.
Trung Quốc: hiện đã vượt qua Đức và Nhật Bản để trở thành nền kinh
tế lớn thứ hai thế giới. Theo đánh giá, hiện nay hệ thống đường cao tốc của Trung Quốc cũng được xếp thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Hệ thống giao thông đường bộ và đường hàng không cũng được Trung Quốc đầu tư phát triển với tốc độ chóng mặt. Trung Quốc có định hướng về phát triển vận tải đa phương thức quốc tế từ khá sớm. Bộ Luật Hàng hải của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1993, trong đó đã có quy định về hợp đồng vận tải đa phương thức quốc tế.
Để đẩy mạnh vận tải đa phương thức quốc tế, công ty Tie Yang (TMT) từ liên doanh giữa Trung tâm vận tải đường sắt Trung Quốc (CRCT) và công ty Claraway của Hồng Kông với phần góp vốn của hai công ty thành viên phía Trung Quốc là 51% đã được thành lập. Vị thế của TMT là chủ chuyên chở thông dụng nhất về kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế ở Trung Quốc. Các tuyến hàng vận tải tham gia dây chuyển vận tải đa phương thức quốc tế gồm: đường bộ, đường thủy và đường sắt, với vai trò chủ đạo là vận tải đường sắt. Hiện TMT có ba hành lang phục vụ chính giữa đất liền và các cảng Côn Minh - Hoàng Phố và cảng Thiên Tân; Thành Đô - cảng Thượng Hải; Cáp Nhĩ Tân (Harbin) và cảng Đại Liên với nhiều văn phòng đại diện tại các đầu mối quan trọng như Cáp Nhĩ Tân, Nam Ninh, Côn Minh, Thành Đô... Một điểm khá đặc biệt là dù quy mô lớn, nhưng TMT không sở hữu phương
tiện vận tải hoặc các terminal. Hiện kinh doanh container của Trung Quốc tăng trưởng trung bình khoảng 15% /năm. Theo báo cáo của TMT, năng lực xếp dỡ năm 2009 đã đạt 6,89 triệu TEU. Là một nhà kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế không sở hữu tài sản, TMT đang tập trung lớn cho việc đào tạo cán bộ cũng như gặp gỡ trao đổi thường xuyên với khách hàng.
Bên cạnh TMT, Trung Quốc cũng đang có rất nhiều công ty vận tải biển, vận tải bộ tham gia kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế, coi vận tải đa phương thức quốc tế là một ưu tiên trong hoạt động kinh doanh của mình như China Shipping, VOSCO...
Singapore: Cảng Singapore là cảng trung chuyển container lớn nhất thế
giới về cả sảng lượng thông qua và hiệu suất khai thác cảng. Có được kết quả đó là do:
Thứ nhất, cảng Singapore được đầu tư xây dựng với hệ thống bến
container lớn và hiện đại, thiết bị xếp dỡ cầu tàu là hệ thống cẩu giàn loại Post Panamax và Super Post Panamax, cầu giàn tại bãi loại RTG (Rubber Tyred Gantry) và đặc biệt loại RMG (Rail Mounted Gantry) được sử dụng phổ biến.
Thứ hai, kể từ nằm 1972, chiếc máy tính đầu tiên được sử dụng cho
quản lý và khai thác cảng cho đến nay, cảng đã có hơn 300 máy chủ hiện đại, ứng dụng rất mạnh công nghệ thông tin truyền thông trong quản lý và khai thác bến container với nhiều hệ thống phần mềm như hệ thống khai thác bãi nối mạng máy tính (CITOS – Computer Intengrate Terminal Operation System), hệ thống PORTNET cho phép quản lý khai thác trự tuyến, đồng thời thông qua hệ thống này, việc sử dụng công nghệ EDI (Electronic Data Interchange) giữa cảng và các bên liên quan đến container qua cảng được thực hiện dễ dàng.
Lượng container luân chuyển từ năm 1993 đến 2000 ở Singapore tăng 95% với lượng hàng 10,95 triệu TEU. Khối lượng hàng tăng chủ yếu là hàng
hóa thông qua cảng chuyển tải. Nhìn vào hoạt động, ta có thể thấy hàng năm đội tàu container phát triển mạnh. Theo báo cáo, năm 2009 mức tiếp nhận vận chuyển của Singapore đạt 39,3 triệu TEU, cao nhất trong khu vực.
Singapore có một điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển vận tải đa phương thức quốc tế: Là đầu mối giao thông quan trọng trong buôn bán quốc tế; có cơ sở hạ tầng rất phát triển; có cảng biển lớn và hiện đại; các công ty vận tải và tổ chức giao nhận có trình độ và kinh nghiệm như hiệp hội các chủ tàu Singapore, hiệp hội giao nhận Singapore. Theo đánh giá, Singapore được xếp vào một trong ba cảng (Hong Kong, Singapore, Kaoshiung) ở Đông Nam Á có lượng hàng container thông qua cảng đứng hàng đầu thế giới.
Đặc biệt, Singapore đã thành lập một cơ quan đăng ký hành nghề cho các MTO, hoạt động từ năm 1995, đây là một biện pháp để tăng cường tính trách nhiệm, trách nhiệm của MTO. Bên cạnh đó, Singapore đang từng bước hoàn thiện việc xây dựng các luật lệ và thể chế liên quan đến hoạt động của vận tải đa phương thức quốc tế như: luật đăng ký tàu, các luật vận chuyển đường biển và hàng không...
1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Theo thống kê, có đến 90% khối lượng hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam do các hãng tàu nước ngoài thực hiện. Vậy Việt Nam cần phải làm gì để phát triển mạnh vận tải đa phương thức quốc tế? Chúng ta học hỏi được gì từ những nước đã có lịch sử phát triển vận tải đa phương thức?
Từ kinh nghiệm một số nước ta thấy, để phát triển vận tải đa phương thức, chúng ta cần phải chuẩn bị tốt những cơ sở kỹ thuật, cơ sở pháp lý và đẩy mạnh áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào công nghiệp vận tải nước ta. Cụ thể một số bài học sau:
Thứ nhất, phải nâng cấp hạ tầng giao thông, tạo điều kiên thuận lợi cho
việc vận chuyển, tập kết, chuyển tải hàng hóa từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác.
Từ thực tiễn phát triển vận tải đa phương thức quốc tế, các quốc gia như Đức, Trung Quốc và Singapore, tuỳ theo điều kiện kinh tế, vị trí địa lý, đã phát huy thế mạnh của mình xây dựng hạ tầng giao thông quy mô, hiện đại để phục vụ phát triển kinh tế. Với vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển vận tải biển, chúng ta cần có chiến lược xây dựng hệ thống cảng biển hiện đại, kết hợp với giao thông đường bộ làm hướng phát triển chiến lược cho ngành vận tải Việt Nam. Trên cơ sở đó, định hướng khuyến khích vận tải đa phương thức quốc tế phát triển.
Thứ hai, khuyến khích áp dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào quản
lý và điều hành hoạt động vận tải, đặc biệt là hệ thống giao dịch dữ liệu điện tử (EDI). Đây là một yếu tố rất quan trọng đối với việc phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế. Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả hoạt động, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn giúp tăng cường khả năng quản lý, tạo điều kiện thuận lợi các giao dịch, hợp tác quốc tế đối với vận tải đa phương thức quốc tế.
Thứ ba, khuyến khích các công ty giao nhận tăng cường hợp tác, học
hỏi kinh nghiệm các nước có vận tải đa phương thức quốc tế phát triển, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp trong việc tiếp nhận cũng như gửi hàng qua các nước khác. Bên cạnh đó, các công ty giao nhận, kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế cũng cần tăng cường áp dụng các thông lệ, luật lệ quốc tế, tạo sự hài hoà khi tham gia vào sân chơi chung cho những nhà kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
Thứ tư, nghiên cứu và ban hành các văn bản pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi phát triển vận tải đa phương thức quốc tế và dịch vụ Logistics.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC