Nguồn số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam liên bang nga giai đoạn 2007 2014 (Trang 54)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU

2.2. Nguồn số liệu

2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là số liệu thứ cấp lấy từ các nguồn bao gồm: Tổng cục Hải quan, Cơ sở Thống kê dữ liệu Thƣơng mại tiêu dùng của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade), Trade Map của Trung tâm Thƣơng mại Thế giới (ITC), Ngân hàng Thế giới (WB). Các số liệu này bao gồm kim ngạch thƣơng mại xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong 7

năm từ năm 2007 đến năm 2014. Tuy nhiên, do sự hạn chế của nguồn số liệu, nên nhiều thống kê mới nhất chỉ đƣợc cập nhật đến năm 2013.

2.2.2. Xử lý số liệu

Số liệu thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Liên bang Nga (2007-2014) lấy từ nguồn Trade Map đƣợc xử lý, tính toán để đƣa ra tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu, nhập khẩu của hai quốc gia theo từng năm, từ năm 2007 đến năm 2013.

Số liệu thống kê kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ nƣớc ngoài của Việt Nam và Liên bang Nga đƣợc tổng hợp và minh họa thông qua biểu đồ, nhằm thể hiện quy mô hàng hóa xuất khẩu của một số nƣớc ASEAN và Trung Quốc, Mỹ, EU trên thị trƣờng hai nƣớc.

Số liệu thống kê 9 nhóm hàng nhập khẩu và xuất khẩu giữa Việt Nam – Liên bang Nga đƣợc phân loại theo Danh mục SITC rev.3, từ năm 2007 đến năm 2013 từ nguồn UN Comtrade đƣợc xử lý, tính toán theo tỉ lệ phần trăm để chỉ ra cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của hai nƣớc Việt Nam – Liên bang Nga.

Số liệu thống kê ba loại hàng hóa cơ bản gồm tƣ liệu sản xuất, hàng hóa trung gian và hàng hóa tiêu dùng theo BEC trong hệ thống tài khoản quốc gia SNA, nguồn UN Comtrade đƣợc xử lý theo tỉ lệ phần trăm.

Chƣơng 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ

THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN 2007 – 2014 3.1. Tổng quan về quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Liên bang Nga

3.1.1. Tổng quan về kinh tế và ngoại thương của Liên bang Nga

Liên bang Nga là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới với 17 075 400 km², bao phủ hơn 1/9 diện tích đất liền trên trái đất, với số dân 142,9 triệu ngƣời, đông dân thứ 9 thế giới, luôn sẵn sàng cung cấp cho Nga nguồn nhân lực dồi dào. Với diện tích trải dài từ châu Á sang châu Âu nên Liên bang Nga có đƣờng biên giới dài, tiếp giáp với nhiều quốc gia. Đồng thời, Nga cũng sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú nhƣ than đá (sản lƣợng khai thác 270 triệu tấn/năm), thép (66,1 triệu tấn/năm), kim cƣơng (2,2 tỷ USD), vàng (168 tấn/năm), gỗ (200 triệu m3/năm), khí đốt (chiếm 27,6% trữ lƣợng thế giới), dầu mỏ (60 tỷ thùng, tƣơng đƣơng 7,6% trữ lƣợng thế giới). Với trữ lƣợng khí đốt và dầu mỏ lớn, Nga đóng một vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lƣợng toàn cầu, đặc biệt là trong phạm vi châu Âu. Nga có đủ số tài nguyên thiên nhiên trong bảng hệ thống tuần hoàn Men-đê-lê-ép. Với đặc điểm tự nhiên nhƣ vậy, có thể thấy Nga là một nƣớc có lợi thế về xuất khẩu các nguyên liệu thô, hy-đrô-các-bon, kim loại, hóa chất, nguyên liệu, không có lợi thế trong xuất khẩu các ngành hàng chế tạo (trong nhóm 70 sản phẩm có khả năng cạnh tranh của Nga, chỉ 4 nhóm có liên quan đến máy móc và thiết bị vận tải).

Trên trƣờng quốc tế, Liên bang Nga có vị trí vững chắc và quan trọng. Là một trong năm thành viên thƣờng trực của Liên hiệp Quốc, từng là thành viên của G8, đang là thành viên của các tổ chức khác nhƣ G20, APEC, SCO, EurAsEC và là thành viên lãnh đạo của Cộng đồng các quốc gia độc lập CIS.

Trƣớc đây, do tình hình chính trị bất ổn nên nền kinh tế Nga gặp nhiều khó khăn. Tới năm 2000, sau khi Tổng thống V. Putin lên nắm quyền, nền kinh tế của Nga bắt đầu có những dấu hiệu khởi sắc. Sau nhiều năm nỗ lực cải cách nền kinh tế cũng nhƣ bộ máy nhà nƣớc, Nga đang dần lấy lại vị thế của mình. Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân của Nga đạt 6-7%/năm, thu nhập đầu ngƣời khoảng 15 800 USD/ngƣời (năm 2010). Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu và dịch vụ đạt 30-40% giá trị GDP. Tuy nhiên năm 2008, nền kinh tế Nga cũng không tránh khỏi bị ảnh hƣởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Từ tháng 10/2008, giá dầu thô giảm 2/3 so với các tháng trƣớc của năm 2008, khiến nguồn thu của Nga sụt giảm mạnh. Hệ lụy lan sang cả hệ thống ngân hàng khi 288 trên tổng số 971 ngân hàng Nga rơi vào thua lỗ, đồng RUB Nga mất giá dần, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc giảm nhân công, giảm quy mô sản xuất, hoặc phải tạm dừng hoạt động để tránh thua lỗ.

Nhiều năm sau khủng hoảng, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Liên bang Nga cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Theo xếp hạng của IMF, năm 2014, nền kinh tế Nga đứng thứ 10 thế giới, xét theo GDP danh nghĩa, với giá trị ƣớc đạt 2 096,7 tỷ USD [39].

Tuy nhiên sau sự kiện U-crai-na, Nga lại một lần nữa phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do phải chịu sự trừng phạt của Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Nga năm 2015-2016 sẽ tụt xuống mức âm, cụ thể sẽ giảm 3,8%, xuống mức - 2,7% trong năm 2015, giảm 0,3%, xuống còn 0,7% trong năm 2016. Các dự án đầu tƣ của Chính phủ Nga cũng bị trì hoãn và các nhà đầu tƣ đang dần cắt giảm vốn. Nhu cầu đầu tƣ yếu do những vấn đề nội tại của nền kinh tế Nga hiện nay là nguyên nhân chính khiến cho tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Nga năm 2014 vừa qua đạt mức thấp, khoảng 1%. Bên cạnh đó, các điều khoản thƣơng mại mới, những bất ổn chính trị, giá dầu giảm mạnh và lệnh cấm vận

của Mỹ và phƣơng Tây cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Nga. Sự khó khăn của nền kinh tế khiến tốc độ tăng trƣởng tiêu dùng nội địa đƣợc dự báo sẽ suy giảm nhƣ năm 2009 do giảm thu nhập thực tế và tiền lƣơng. Cụ thể, mức tăng trƣởng tiêu dùng nội địa của Nga năm 2012 đạt 6,4%; năm 2013 đạt 3,9%; năm 2012 đạt 0,9%; dự báo năm 2015 còn -4%; và năm 2016 là -1,1% [39]. Điểm sáng duy nhất của nền kinh tế Nga lúc này chính là sự suy yếu của đồng RUB sẽ tạo động lực mở rộng hoạt động thƣơng mại. Tuy nhiên, các thủ tục phức tạp, chi phí và sự hạn chế về tín dụng trong nhập khẩu hàng hóa có thể gây trở ngại cho việc thúc đẩy xuất khẩu. Bên cạnh đó, lệnh cấm vận mà Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây dành cho Nga có thể sẽ có tác dụng tích cực tới sự tái cấu trúc nền kinh tế của Nga và tiến trình hội nhập của Nga với phần còn lại của thế giới. Cụ thể hơn, đó chính là việc Nga đang chuyển dần sự chú ý sang phía châu Á - Thái Bình Dƣơng nói chung, khu vực Đông Nam Á nói riêng. Cùng với đó, nguy cơ do giá dầu thấp và các lệnh cấm vận vẫn đang diễn ra cần phải đƣợc theo dõi chặt chẽ, để từ đó Nga có thể đƣa ra đƣợc những đối sách thích hợp nhằm tránh cho nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Trong trung hạn, sự suy giảm của dòng vốn FDI có thể hạn chế những chuyển giao khoa học công nghệ, gây ảnh hƣởng xấu tới tiềm năng tăng trƣởng kinh tế Nga. Trong dài hạn, do những hạn chế trong việc tiếp cận nguồn tài chính từ bên ngoài, nên Nga sẽ cần những chính sách quản lý chặt chẽ những rủi ro và những hỗ trợ trong lĩnh vực tài chính.

Trải qua nhiều năm bất ổn chính trị trong nƣớc, hiện tại lại phải đối mặt với lệnh cấm vận từ bên ngoài, Liên bang Nga liên tục phải đối mặt với những khó khăn trong quá trình phát triển đất nƣớc. Song trƣớc những thách thức ấy, nƣớc Nga vẫn luôn nỗ lực tìm ra những giải pháp, những hƣớng đi mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm khôi phục, duy trì và phát triển nền kinh tế đất nƣớc, cũng nhƣ nhằm khẳng định lại vị thế của mình trên trƣờng quốc tế.

3.1.2. Tổng quan về kinh tế và ngoại thương của Việt Nam

Năm 2007, năm đầu tiên chính thức gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trƣởng 8,5%, cao nhất so với 10 năm trƣớc đó. Kết quả tích cực này cho thấy Việt Nam đã tận dụng rất tốt cơ hội sau khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn cũng đồng nghĩa với việc phụ thuộc vào thƣơng mại quốc tế nhiều hơn nên dễ bị tác động trƣớc những biến đổi của nền kinh tế thế giới. Trƣớc cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn cầu, từ tháng 10/2008, nền kinh tế Việt Nam cũng bắt đầu phải chịu những tác động tiêu cực khiến xuất khẩu năm 2009 suy giảm, chỉ đạt 8,9% so với năm 2008 là 29,1%. Sang năm 2010, xuất khẩu tăng trƣởng trở lại, đánh dấu sự phục hồi đáng ghi nhận của nền kinh tế Việt Nam.

Theo bản báo cáo về Tình hình kinh tế Việt Nam gần đây nhất mà WB đƣa ra, nền kinh tế Việt Nam đã có sự ổn định trong kinh tế vĩ mô và đang hồi phục, ngoại thƣơng cũng đạt đƣợc những kết quả tích cực. Kinh tế vĩ mô đƣợc duy trì ổn định với mức lạm phát thấp trong tầm kiểm soát, và tỷ giá hối đoái ổn định đã giúp Việt Nam cải thiện xếp hạng tín dụng, cho phép huy động vốn trên thị trƣờng quốc tế. Tăng trƣởng kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu khởi sắc. GDP trong quý 3/2014 ƣớc tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2013, góp phần vào mức tăng trƣởng 5,6% trong chín tháng đầu năm. Tăng trƣởng GDP theo ngành nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, ngoại trừ ngành dịch vụ đang có xu hƣớng giảm nhẹ.

Chịu chung tác động suy giảm của nền kinh tế toàn cầu cũng nhƣ những bất cập trong thị trƣờng nội địa, các doanh nghiệp tƣ nhân trong nƣớc đang gặp phải nhiều khó khăn, số lƣợng các doanh nghiệp đóng cửa hoặc phải tạm dừng hoạt động đang ngày càng tăng. Năm 2010, số doanh nghiệp đóng cửa hoặc phải tạm dừng kinh doanh đạt 47 nghìn, năm 2013, là 61 nghìn doanh nghiệp, và trong 10 tháng đầu năm 2014, con số này là 54 nghìn, tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm trƣớc.

Trong bối ảm đạm của nền kinh tế, ngoại thƣơng lại có những đóng góp tích cực nhất. Nhờ sự năng động của khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh. Trong 10 tháng đầu năm 2014, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ƣớc đạt 123 tỷ đô la, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trƣớc, trong khi giá trị nhập khẩu ƣớc đạt 121 tỷ đô la, tăng 11,2% [39]. Kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng sản xuất truyền thống nhƣ may mặc, giày dép, đồ nội thất tiếp tục tăng trƣởng nhanh. Bên cạnh đó, các sản phẩm công nghệ cao và có giá trị cao (nhƣ điện thoại di động và linh kiện, máy tính, đồ điện tử và phụ kiện, linh kiện phụ tùng ô tô) cũng đang trở thành những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đƣợc đánh giá là khá đa dạng, xét theo khu vực địa lý. Trong số các đối tác thƣơng mại lớn của Việt Nam, Mỹ vẫn đứng đầu với đóng góp 19% vào tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, tiếp sau đó là Liên minh Châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản. Trong số mƣời đối tác thƣơng mại hàng đầu chiếm hơn 80% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, Trung Quốc là đối tác nhập khẩu lớn nhất, với trên 29% tổng giá trị nhập khẩu.

Bên cạnh mảng thƣơng mại hàng hóa, thƣơng mại dịch vụ của Việt Nam đƣợc đánh giá còn ở mức nhỏ, nhƣng có tiềm năng. Năm 2013, xuất khẩu (các khoản thu) dịch vụ thƣơng mại chiếm 7,4%; nhập khẩu (các khoản thanh toán) chiếm khoảng 8,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Trong đó, xuất khẩu dịch vụ du lịch chiếm 72% tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam trong khi vận tải và vận chuyển hàng hóa nhập khẩu chiếm 62% giá trị nhập khẩu dịch vụ.

Nhìn chung, nền kinh tế cùng hoạt động thƣơng mại của Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực, đƣa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trƣởng cao nhất thuộc khu vực Đông Nam Á,

là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tƣ quốc tế. Vai trò, vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế đang ngày càng đƣợc khẳng định.

3.1.3. Tổng quan về quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2007-2014 đoạn 2007-2014

Giai đoạn 2007-2014 là dấu mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam và Liên bang Nga với sự kiện gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO của hai nƣớc, Việt Nam (năm 2007) và Liên bang Nga (năm 2012). Đây cũng là khoảng thời gian quan trọng, ghi nhận nhiều thành tựu về kinh tế - thƣơng mại trong mối quan hệ của hai nƣớc đối tác chiến lƣợc toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga, với những thay đổi tích cực trong kim ngạch xuất nhập khẩu và tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Liên bang Nga tăng mạnh, trên 60%/năm. Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Nga, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Nga sang Việt Nam tăng dần theo các năm, từ 580,9 triệu USD (2008) lên 1334,6 triệu USD (2010), và đạt 802,8 triệu USD (9 tháng đầu năm 2013). Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu của Nga trung bình hằng năm trên 100%.

Bảng 3.1: Kim ngạch XNK giữa Việt Nam – Liên bang Nga (2007-2013)

Năm

Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng số

Cán cân TM Kim ngạch (Triệu USD) Tăng trƣởng (%) Kim ngạch (Triệu USD) Tăng trƣởng (%) Kim ngạch (Triệu USD) Tăng trƣởng (%) 2007 458,5 11 552,2 21 1010,7 16 -93,7 2008 672,0 47 969,6 76 1641,6 62 -297,6 2009 414,9 -38 1415 46 1829,9 11 -1000 2010 829,7 100 999,1 -29 1828,8 0 -169,4 2011 1287 55 694,0 -31 1981 1 593 2012 1618 26 829,4 20 2447,4 24 788,6 2013 1921 19 855,1 3 2776,1 13 1065,9

Theo bảng 3.1, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Liên bang Nga giai đoạn 2007-2013 có sự gia tăng, song tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất nhập khẩu lại không đồng đều. Cụ thể, tốc độ tăng trƣởng kim ngạch nhập khẩu từ Nga của Việt Nam năm 2013 so với năm 2012 có sự suy giảm mạnh, từ 20% xuống 3%, và giảm hẳn so với 76% năm 2008. Tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu sang Nga của Việt Nam năm 2007 đạt 11%, đến năm 2008 tăng vọt lên 47% do kết quả của việc Việt Nam gia nhập WTO. Đến năm 2009, do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga sụt giảm 38%, năm 2010 tăng lên mức 100% và từ năm 2011 đến năm 2013 lại sụt giảm 3 năm liên tiếp, xuống mức 19% (năm 2013), song vẫn cao hơn mức 11% (năm 2007). Năm 2011, sau nhiều năm thâm hụt, lần đầu tiên cán cân thƣơng mại của Việt Nam với Liên bang Nga có dấu hiệu thặng dƣ, dù nguyên nhân là do kim ngạch nhập khẩu suy giảm thay vì xuất siêu sang thị trƣờng Nga.

Nhìn chung, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nƣớc Việt Nam – Liên bang Nga vẫn đang có xu hƣớng gia tăng, dù tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất nhập khẩu thiếu sự ổn định. Điều đó cho thấy những thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam liên bang nga giai đoạn 2007 2014 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)