Xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam liên bang nga giai đoạn 2007 2014 (Trang 63 - 67)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU

3.2. Phân tích thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Liên bang

3.2.1. Xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga

3.2.1.1. Quy mô hàng hóa xuất khẩu

Trong nhiều năm qua, Liên bang Nga luôn là đối tác thƣơng mại quan trọng của Việt Nam. Từ năm 2007 đến năm 2014, Nga là đối tác thƣơng mại lớn thứ 23 của Việt Nam, là thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 5 của Việt Nam. Tổng kim ngạch thƣơng mại hai chiều của Việt Nam - Liên bang Nga từ năm 2007 đến năm 2013 có xu hƣớng tăng, từ 1010,7 triệu USD lên 2776,1 triệu USD. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 10 tháng

đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu sang Nga của Việt Nam đạt 1,44 tỷ USD. Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu bình quân sang thị trƣờng này ƣớc đạt 17,8% [43]. Tuy nhiên, kim ngạch hai chiều Việt Nam – Liên bang Nga vẫn còn khiêm tốn, chỉ chiếm gần 1% trong tổng kim ngạch thƣơng mại của Việt Nam với thế giới và của Nga với thế giới. Nhìn chung, quy mô thƣơng mại hai nƣớc thời gian qua tuy đã đƣợc cải thiện đáng kể, song vẫn còn chƣa thực sự tƣơng xứng với tiềm năng thƣơng mại hàng hóa giữa hai nƣớc.

Nguồn: Tổng hợp trên cơ sở dữ liệu của ITC

Hình 3.1: Quy mô hàng hóa xuất khẩu của một số nước trên thị trường Nga năm 2014 (đơn vị: %)

Hình 3.1 biểu diễn quy mô hàng hóa xuất khẩu sang Nga của các nƣớc thuộc khối ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng cho thấy quy mô hàng hóa xuất khẩu của các nƣớc này đều rất nhỏ so với các đối tác thƣơng mại lớn khác nhƣ Trung Quốc hay Mỹ. Năm 2012, quy mô hàng xuất khẩu của Trung Quốc trên thị trƣờng Nga đứng đầu danh sách, chiếm 15% thị trƣờng, giá trị ƣớc đạt 48 tỷ USD; xếp thứ hai là hàng hóa Đức chiếm 14% thị trƣờng; thứ

ba là hàng hóa U-crai-na với quy mô chiếm 5,5% thị trƣờng; thứ tƣ là Bê-la- rút với 4,6%; thứ năm là Nhật Bản với quy mô chiếm 4,4% thị trƣờng; Mỹ xếp thứ sáu với 4,1% [41]; quy mô hàng hóa xuất khẩu của hầu hết các quốc gia châu Á khác trên thị trƣờng Nga đều rất khiêm tốn. Giai đoạn 2007-2014, quy mô hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trên thị trƣờng Nga đã tăng từ 12% lên 17%; quy mô hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng trƣởng mạnh từ 0,3% lên 0,8%; quy mô của hàng hóa Xing-ga-po hầu nhƣ không đổi với 0,2%; quy mô hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan tăng nhẹ từ 0,5% lên 0,8%; quy mô hàng xuất khẩu của Ma-lai-xi-a có sự sụt giảm từ 0,7% xuống 0,5%. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga còn rất nhỏ so với các đối tác thƣơng mại khác của Nga, song sự gia tăng quy mô hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trên thị trƣờng Nga trong thời gian vừa qua chứng tỏ quan hệ thƣơng mại hàng hóa giữa hai nƣớc đã có nhiều cải thiện tích cực, dù còn nhiều hạn chế.

3.2.1.2. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

Năm 2013, theo thống kê của ITC, Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga 78 mặt hàng theo mã HS hai chữ số. Tổng giá trị xuất khẩu sang thị trƣờng Nga đạt 2,6 tỷ USD; giá trị tăng trƣởng xuất khẩu hằng năm giai đoạn 2009-2013 khoảng 40%; chiếm 1,9% trong tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới đạt 140,1 tỷ USD; giá trị tăng trƣởng xuất khẩu hằng năm giai đoạn 2009-2013 khoảng 24%; chiếm 0,8% trong xuất khẩu toàn cầu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nga là đồ điện tử và các thiết bị điện tử, hàng dệt may, giày da, hàng nông sản, thủy sản. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2014, 80% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng Nga chủ yếu là hàng công nghiệp nhẹ và tiêu dùng

Bảng 3.2: Phân loại hàng hóa xuất khẩu Việt Nam – Liên bang Nga theo Danh mục SITC (Triệu USD và %)

Năm SITC0 SITC1 SITC2 SITC3 SITC4 SITC5 SITC6 SITC7 SITC8 SITC9 TỔNG XK

2007 259,5 510 40,8 4,7 0 10,8 8,1 4,7 128,7 0,6 458,5 2008 424,3 0,7 40 11,4 0,05 8,5 13,4 6,1 167,4 0,05 672 2009 260,9 1,4 22,1 7,9 0,01 3,8 7,9 6,3 104,8 0,04 414,9 2010 295,9 2,7 54,7 21,2 0 6,8 14,5 281,2 152,7 0,03 829,7 2011 340,1 2,8 60 8,3 0 8,7 17,9 633,4 216 0,2 1287,3 2012 335,1 0,8 31,2 14,1 0 12,9 30,1 947,1 246,6 0,003 1617,9 2013 412 1,5 24,5 43 0,01 15,4 38,2 1094,7 291,8 0,001 1921,2 Năm 2007 57 111 9 1 0 2 2 1 28 0 2008 63 0 6 2 0 1 2 1 25 0 2009 63 0 5 2 0 1 2 2 25 0 2010 36 0 7 3 0 1 2 34 18 0 2011 26 0 5 1 0 1 1 49 17 0 2012 21 0 2 1 0 1 2 59 15 0 2013 21 0 1 2 0 1 2 57 15 0

Nguồn: Tổng hợp theo UN Comtrade

Theo bảng 3.2, Việt Nam xuất khẩu sang Nga chủ yếu các mặt hàng thuộc các nhóm SITC0, SITC7 và SITC8 (gồm Lƣơng thực, thực phẩm và động vật sống; Máy móc, phƣơng tiện vận tải và phụ tùng; Hàng công nghiệp khác); SITC1 (Đồ uống và thuốc lá) từ năm 2008 đến 2013, hầu nhƣ không xuất khẩu; nhóm SITC2, SITC3, SITC6 xuất khẩu ít (Nguyên liệu thô, hàng phi lƣơng thực, trừ nhiên liệu; Nguyên liệu thô, hàng phi lƣơng thực, trừ nhiên liệu; Hàng công nghiệp phân theo nguyên liệu); nhóm SITC4 và SITC9 (Dầu, mỡ, sáp động thực vật; Hàng hóa không thuộc các nhóm trên) hầu nhƣ không có hoạt động thƣơng mại diễn ra. Tuy nhiên, từ năm 2007 đến năm 2013, kim ngạch xuất khẩu các nhóm SITC0 và SITC8 có khuynh hƣớng suy giảm mặc dù vẫn chiếm tỉ trọng đáng kể trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chính, chỉ riêng kim ngạch nhóm SITC7 có xu hƣớng tăng mạnh, chiếm ƣu thế trong các mặt hàng xuất khẩu sang Nga, cao nhất khoảng 59% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng Nga cũng đang dần chuyển đổi sang hƣớng tập trung xuất khẩu các mặt hàng

có sử dụng hàm lƣợng công nghệ và khoa học kỹ thuật cao hơn, giảm dần xuất khẩu các mặt hàng thô, chƣa qua chế biến, giá trị thấp.

Bảng 3.3: Phân loại hàng hóa xuất khẩu Việt Nam – Liên bang Nga theo Danh mục BEC trong hệ thống tài khoản quốc gia SNA (%)

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tƣ liệu sản xuất 0,81 0,48 0,51 32,48 45,41 49,09 49,7

Hàng hóa trung gian 20,03 16,03 14,52 14,62 11,92 14,12 9,12

Hàng tiêu dùng 77,95 81,68 83,03 50,34 42,02 35,9 38,94

Hàng hóa không phân loại 1,22 1,82 1,94 2,55 0,65 0,88 2,24

Nguồn: Tổng hợp theo UN Comtrade

Theo kết quả bảng 3.3, năm 2007, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Nga hàng hóa tiêu dùng (77,95%) và hàng hóa trung gian (20,03%), các mặt hàng thuộc nhóm hàng tƣ liệu sản xuất chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chƣa đến 1%. Đến năm 2009, hàng tiêu dùng chiếm 83% trong tổng số các nhóm hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trƣờng Nga, tăng so với năm 2007. Tuy nhiên theo thống kê của năm 2013, nhóm các mặt hàng này đã có sự thay đổi rõ rệt. Nhóm hàng tƣ liệu sản xuất chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu, tăng 61 lần so với năm 2007. Theo đó, là sự suy giảm của nhóm hàng tiêu dùng với chỉ 38,9% và nhóm hàng hóa trung gian với khoảng 9% trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nga. Nhƣ vậy, Việt Nam xuất khẩu sang Nga chủ yếu là nhóm hàng tiêu dùng và tƣ liệu sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam liên bang nga giai đoạn 2007 2014 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)