QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƢỚNG VỀ PHÂN BỔ NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác phân bổ ngân sách nhà nước tại tỉnh yên bái thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 73)

3.1.1. Quan điểm

Kết quả kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVII ngày 16/12/2013 đã xác định: Năm 2014 là năm nƣớc rút và có ý nghĩa rất quan trọng trong chặng đƣờng còn lại của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của tỉnh ( giai đoạn 2011 - 2015). Đồng thời nhấn mạnh một số nội dung cần thực hiện trong năm 2014 nhƣ: Chú trọng đầu tƣ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, kinh tế nông thôn và phát triển du lịch. Nhiệm vụ trọng tâm nhất của cả hệ thông chính trị là phải nỗ lực tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo đời sống của ngƣời lao động. Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tƣ; triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, đề án, kế hoạch để phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục - đào tạo, quan tâm phát

triển giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; quan tâm thực hiện các chính sách, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là đối với ngƣời có công với cách mạng, ngƣời nghèo, ngƣời có hoàn cảnh khó khăn.

Căn cứ vào quan điểm chỉ đạo và định hƣớng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Yên Bái trong thời gian tới, tác giả đƣa ra một số quan điểm cụ thể trong việc PBNS Nhà nƣớc nhƣ sau:

Trong thời gian tới, việc PBNS cần chú trọng ƣu tiên đầu tƣ cho các lĩnh vực có thế mạnh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng phát huy lợi thế tiềm năng, sử dụng nguồn lực có hiệu quả nhằm tăng thu cho ngân sách địa phƣơng. PBNS trƣớc mắt cần có sự đầu tƣ trọng điểm cho các ngành, lĩnh vực có thế mạnh nhƣ đầu tƣ phát triển khu Công nghiệp phía Nam thành phố, khu du lịch hồ Thác Bà, chƣơng trình du lịch về cội nguồn, ngành chè xuất khẩu, tinh dầu quế Văn Yên…

Tuy nhiên cũng cần xây dựng chiến lƣợc phát triển bền vững, tăng cƣờng đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển công nghiệp, nhằm phục vụ tốt cho phát triển toàn diện của nền kinh tế. Giảm phân bổ đối với các đơn vị sự nghiệp có thu và có khả năng tăng thu từ các hoạt động dịch vụ.

Tiềm năng phát triển du lịch của tình là rất thuận lợi với sự ƣu đãi của thiên nhiên và nền văn hóa đa dân tộc, có thể kể đến khu du lịch Hồ Thác Bà, du lịch văn hóa Mƣờng Lò - Nghĩa Lộ…

Tập trung đầu tƣ vào các chƣơng trình, dự án trọng điểm; Trong từng chƣơng trình đó cần lựa chọn, phân loại công trình cấp thiết, phù hợp với khả năng bố trí vốn của NSNN để đầu tƣ dứt điểm, sớm phát huy hiệu quả.

Ƣu tiên cho các công trình có quy mô vừa, phục vụ trực tiếp cho cộng đồng, sớm phát huy hiệu quả KTXH và phù hợp với nguồn vốn còn hạn chế

của NSNN nhƣ: nâng cấp đƣờng giao thông có mật độ sử dụng lớn trong đô thị; bê tông hóa đƣờng giao thông nông thôn; hỗ trợ xây dựng trƣờng mầm non, nhà trẻ ở vùng nông thôn có thu nhập thấp; đẩy nhanh tiến độ thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới tại tất cả các xã trên địa bàn tỉnh…

Tăng mức vốn đầu tƣ cho công tác khảo sát thực tế, quy hoạch, lập kế hoạch phát triển kinh tế vùng, kinh tế ngành để các kế hoạch phát triển kinh tế không xa rời thực tiễn.

Tăng cƣờng thực hiện điều tra cơ bản, điều tra, thăm dò nguồn tài nguyên khoáng sản…phục vụ tốt cho công tác quy hoạch, xúc tiến lập dự án đầu tƣ.

Cần ƣu tiên phân bổ vốn quỹ đất để tập trung xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh hạ tâng ở những khu vực thuận lợi, tăng thu tiền sử dụng đất.

3.1.2. Định hƣớng PBNS

- Xây dựng một khuôn khổ tài chính trung hạn, gắn kết mục tiêu phát triển kinh tế với quá trình soạn lập kế hoạch PBNS. Thống nhất việc lập kế hoạch PBNS giữa lĩnh vực chi thƣờng xuyên và lĩnh vực ĐTPT.

- Nghiên cứu đổi mới chính sách PBNS dựa trên cơ sở kết quả đầu ra ở một số lĩnh vực, gắn với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, các tiêu chí đánh giá kết quả đầu ra.; Phân định rõ nội dun, phạm vi và những nhiệm vụ quan trọng, thiết yếu mà NSNN phải bảo đảm nhƣ: kết cấu hạ tầng KTXH, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển vùng kinh tế trọng điểm, hỗ trợ các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa; xóa đói giảm nghèo, ổn định tình hình chính trị tại địa phƣơng…

- Xây dựng chƣơng trình đầu tƣ công của địa phƣơng để xác định thứ tự ƣu tiên của từng công trình, dự án trong từng lĩnh vực, tạo cơ sở cho việc PBNS địa phƣơng tập trung, không dàn trải, đầu tƣ đúng vào các lĩnh vực có lợi thế nhằm thúc đẩy KTXH địa phƣơng tăng trƣởng nhanh và bền vững. Thực hiện nghiêm các quy định hiện hành của Chính phủ về PBNS Nhà nƣớc.

Kiên quyết không phân bổ kế hoạch vốn cho những công trình, dự án chƣa đủ thủ tục theo quy định.

- Hoàn thiện định mức PBNS đối với mốt số lĩnh vực và địa phƣơng, xây dựng mức phân bổ trên cơ sở khảo sát, tính toán từ kết quả thực hiện và hiệu quả mang lại của các đơn vị có tính chất điển hình. Khắc phục dần tình trạng nhiều định mức phân bổ ngân sách hiện nay không còn phù hợp với thực tế.

- Xây dựng và thực hiện một hệ thống thông tin phục vụ công tác chuẩn bị lập dự toán, PBNS, cung cấp các dữ liệu về tình hình thu, chi ngân sách, để phục vụ cho các cấp chính quyền, các nhà hoạch định ở từng cấp, ngành trong công tác PBNS. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách, kiểm soát chặt chẽ việc PBNS, đặc biệt là phân bổ vốn cho ĐTPT. - Chú trọng chính sách đầu tƣ tạo nguồn thu nội địa vững chắc cho ngân sách tỉnh. Xuất phát từ thực trạng nguồn thu ngân sách tỉnh hiện nay chƣa ổn định, chƣa có tình bền vững. Một phần lớn nguồn thu NSNN của tỉnh còn chƣa xuất phát từ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhƣng khoản thu bấp bênh, có tính thời vụ (điển hình là các khoản thu về đất) còn chiếm tỷ trọng lớn.

- Đổi mới cơ chế quản lý NSNN theo hƣớng tiếp tục tăng cƣờng phân cấp, tăng quyền hạn đi liền với trách nhiệm đối với các cấp, các đơn vị. Thực hiện quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, nâng cao tính trách nhiệm, tính minh bạch, công khai, công bằng, hợp lý, có hiệu quả trong quản lý tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác phân bổ ngân sách nhà nước tại tỉnh yên bái thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)