Những vấn đề đặt ra từ thực trạng công tác phân bổ ngân sách giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác phân bổ ngân sách nhà nước tại tỉnh yên bái thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 70)

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TỈNH YÊN BÁ

2.2.4. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng công tác phân bổ ngân sách giai đoạn

sách giai đoạn 2009-2012

Từ những phân tích, đánh giá trên đã khẳng định tầm quan trọng của công tác phân bổ ngân sách trong quản lý NSNN nhằm góp phần thúc đẩy nền

KTXH của tình ngày càng phát triển và ổn định. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế cấn có các giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện công tác PBNS, góp phần quản lý một nền tài chính lành mạnh và có hiệu quả, từng bƣớc đƣa nền KTXH phát triển ngày càng cao hơn.

Một là: Tiêu chí, định mức PBNS trong một số lĩnh vực còn chƣa phù

hợp, chƣa có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa các tiêu chí phân bổ.

Trong lĩnh vực quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể, tiêu chí đƣợc sử dụng chủ yếu là số lƣợng biên chế của các đơn vị, địa phƣơng và đƣợc tính cố định số ngân sách phân bổ trên một biên chế là chƣa đảm bảo công bằng, hợp lý giữa các đơn vị. Mặt khác,, trên thực tế PBNS đƣợc tính theo số biên chế có mặt tại đơn vị nên chƣa khuyến khích đơn vị thực hiện tinh giảm biên chế và chủ động trong điều hành và tiết kiệm kinh phí. PBNS cho quản lý hành chính mang tính chất cào bằng theo tiêu chí số lƣợng biên chế và theo đơn vị hành chính đã gây khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ của các địap hƣơng có mật độ dân số ít, diện tích rộng.

Đối với sự nghiệp giáo dục, việc PBNS đƣợc tính dựa trên tiêu chí số học sinh hiện có mà chƣa tính đến các yếu tố liên quan khác nhƣ quy mô học sinh trên một lớp, số học sinh đang trong độ tuổi đến trƣờng, cơ cấu các bậc học là chƣa phù hợp, làm cho các trƣờng và các địa phƣơng có ít học sinh gặp nhiều khó khăn.

Hai là: Tỉnh chƣa xây dựng đƣợc định mức PBNS cho một số lĩnh vực

nhƣ sự nghiệp đào tạo và dạy nghề, sự nghiệp khoa học công nghệ, sự nghiệp kinh tế, phân bổ đặc thù cho các ngành nhƣ y tế, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình…

Ba là: Cơ cấu PBNS giữa lĩnh vực ĐTPT và lĩnh vực chi thƣờng xuyên

chƣa hợp lý, chƣa bền vững. PBNS cho ĐTPT còn mang tính dàn trải, chƣa quan tâm đúng mức đối với các địa phƣơng có điều kiện khó khăn, các trung

tâm KTXH và các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm. Trong khi đó PBNS cho lĩnh vực quản lý nhà nƣớc chiếm tỷ trọng cao là chƣa hợp lý, gây lãng phí ngân sách.

Việc phân bổ vốn một số chƣơng trình mục tiêu còn mang tình bình quân, đã gây khó khăn cho các công trình đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tƣ lớn và phải kéo dài trong nhiều năm, hiệu quả thấp. Cụ thể nhƣ chƣơng trình nƣớc sạch tại các huyện vùng cao nhƣ Trạm Tấu, Mù Cang Chải còn thiếu nguồn vốn để thực hiện đồng bộ, rộng khắp, trong khi đó nguồn vốn cấp cho thành phố Yên Bái và các huyện lân cận nhƣ Trấn Yên, Yên Bình lại chƣa sử dụng hết.

Bốn là: Phân bổ vốn ĐTPT chủ yếu theo kế hoạch của từng công trình,

chƣa bám sát quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, chƣa cân đối đƣợc nguồn lực một cách vững chắc và chƣa gắn chặt với tác động của thị trƣờng. Việc đầu tƣ dàn trải đã khiến một só công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đẩy nhanh phát triển KTXH của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, một số công trình đã không thực hiện đúng tiến độ. Cụ thể: theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2006-2020 thì đến năm 2010 phải nâng cấp xong toàn bộ các tuyến quốc lộ, khôi phục, cải tạo quốc lộ 70, hoàn thành quốc lộ 32 giai đoạn 2 (Nghĩa Lộ - Vách Kim) tuy nhiên cho đến thời điểm này vẫn chƣa hoàn thành đƣợc theo đúng quy hoạch phát triển của tỉnh.

Năm là: Phân bổ NS chủ yếu dựa trên các yếu tố đầu vào (số lƣợng

biên chế, quỹ lƣơng, số đơn vị…) mà chƣa chú trọng đến hiệu quả phân bổ theo đầu ra, kết quả là trong một số trƣờng hợp đơn vị sử dụng ngân sách không quan tâm đầy đủ đến hiệu quả sử dụng vốn và mục tiêu tổng thể của các chƣơng trình đã đặt ra. Hoặc nghiêm trọng hơn là xảy ra tình trạng tham ô, tham nhũng tại các đơn vị.

Việc điều chỉnh linh hoạt giữa các mục tiêu, nội dung sử dụng NS thậm chí ngay trong một đơn vị sử dụng ngân sách để nâng cao hiệu quả còn bị hạn chế bởi thủ tục hành chính và những cản trở khác.

Sáu là: Nhận thức đổi mới về công tác quy hoạch, phân bổ dự toàn NSNN còn thiếu đồng bộ, sự phối hợp của các cơ quan tham mƣu trong việc PBNS và trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính, PBNS của địa phƣơng còn đang ở mức hạn chế. Việc PBNS cho lĩnh vực ĐTPT và lĩnh vực chi thƣờng xuyên đƣợc xây dựng một cách độc lập, chƣa có sự phối hợp chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.

Nguyên nhân lớn nhất của những tồn tại, hạn chế trên chính là do hệ thống tổ chức ngân sách nƣớc ta đƣợc tổ chức theo mô hình lồng ghép, tức là NSNN bao gồm NSTW và NSĐP, các cấp ngân sách hợp chung thành hệ thống NSNN. Ngân sách cấp dƣới là bộ phận hợp thành của ngân sách cấp trên. Ngân sách cấp trên không chỉ bao gồm ngân sách cấp mình mà còn bao gồm ngân sách cấp dƣới. Quy định lồng ghép của hệ thống ngân sách nhà nƣớc nhƣ vậy nhằm bảo đảm tính thống nhất và tính tuân thủ của các cấp ngân sách. Tuy nhiên nƣớc ta với quy định lồng ghép nhƣ vậy, các cấp chính quyền, đặc biệt là Hội đồng nhân dân các cấp khó có thể quyết định ngân sách của cấp mình. Tổ chức theo mô hình lồng ghép sẽ tất yếu dẫn đến tình trạng trùng lắp về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp khiến cho nhiều chỉ tiêu thu, chi của ngân sách cấp dƣới do ngân sách cấp trên ấn định. Vì vậy mà quyền quyết định dự toán và phê chuẩn quyết toán của Hội đồng nhân dân địa phƣơng có khi còn mang tính hình thức.

Đồng thời do mô hình lồng ghép nhƣ vậy mà quy trình ngân sách kéo dài qua nhiều cấp, nhiều đầu mối trong lập dự toán cũng nhƣ các công việc khác. Do đó thời gian phân bổ cho mỗi khâu trong quy trình không nhiều, dẫn tới chất lƣợng thảo luận, xem xét của Hội đồng nhân dân các cấp chƣa cao.

Thứ hai, những quy định của pháp luật về quyền hạn của Hội đồng nhân dân trong lĩnh vực ngân sách Nhà nƣớc còn thiếu, chƣa cụ thể và chƣa hợp lý.

Thứ ba, dự toán ngân sách địa phƣơng hiện nay chỉ có kế hoạch theo từng năm, không có kế hoạch trung hạn và dài hạn khiến cho kế hoạch tài chính không đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội ảnh hƣởng đến chất lƣợng thực hiện quyền lực của Hội đồng nhân dân.

Thứ tƣ, đội ngũ cán bộ chuyên trách của Hội đồng nhân dân còn thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng (nhất là các cán bộ có trình độ chuyên sâu về tài chính ngân sách) gây ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng thực thi quyền hạn của Hội đồng nhân dân trong lĩnh vực NSNN.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Công tác PBNS Nhà nƣớc có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng, ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả thực hiện các chính sách và hiệu quả sử dụng nguồn vốn NSNN.

Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc, có điều kiện địa lý, dân số tài nguyên tƣơng đối thuận lợi và phong phú. Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã tiến hành PBNS trên cơ sở xây dựng hệ thống tiêu chí và định mức phân bổ, tuân thủ đúng các căn cứ, nguyên tắc và đối tƣợng. Kết quả PBNS Nhà nƣớc cơ bản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nƣớc, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, công tác PBNS Nhà nƣớc trong tỉnh thời gian qua vẫn còn những tồn tại nhất định, hiệu quả sử dụng ngân sách chƣa cao, chƣa phù hợp với những tiềm năng vốn có của tỉnh, chƣa tạo đƣợc tiền đề cho sự phát triển tối đa nội lực của nền kinh tế cũng nhƣ chƣa bám sát đƣợc định hƣớng phát triển KTXH của địa phƣơng.

Căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng công tác PBNS Nhà nƣớc tại tỉnh trong thời gian qua, tác giả mạnh dạn đề xuất một số định hƣớng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác PBNS tại tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TỈNH YÊN BÁI

Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng công tác PBNS Nhà nƣớc tại tỉnh Yên Bái ở chƣơng 2, nội dung chƣơng này tác giả mạnh dạn đƣa ra những quan điểm và định hƣớng phân bổ ngân sách Nhà nƣớc các năm tiếp theo. Đồng thời đƣa ra đƣợc các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách Nhà nƣớc tại tỉnh Yên Bái (hoàn thiện về các nguyên tắc, hệ thống định mức phân bổ ngân sách, nâng cao chất lƣợng công tác lập dự toán, phân bổ ngân sách…).

Sau khi đƣa ra những quan điểm, định hƣớng, tác giả có một số kiến nghị và đề xuất đối cụ thể đối với các cấp, các ngành, các đơn vị có liên quan đến công tác phân bổ ngân sách Nhà nƣớc trong tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác phân bổ ngân sách nhà nước tại tỉnh yên bái thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)