2.2 THỰC TRANG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
2.2.4 CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
thƣơng Việt Nam
2.2.4.1 Chính sách quản trị rủi ro tín dụng
NHCT đã có những bƣớc tiến đáng kể trong việc đề ra chính sách quản trị rủi ro tín dụng.
Thứ nhất, về nguyên tắc quản trị rủi ro:
- Nguyên tắc chung về quản trị rủi ro tín dụng đó là phải thực hiện phân tán rủi ro, không tập trung cấp tín dụng quá lớn cho một khách hàng, một nhóm khách hàng hoặc một nhóm ngành hàng hoặc lĩnh vực có liên quan với nhau.
- Qui trình xét duyệt cấp tín dụng phải thông qua nhiều cấp, hay còn gọi là “tín dụng nhiều mắt”, mức ít nhất phải qua 3 cấp “6mắt” :cán bộ tín dụng, trƣởng phòng kinh doanh, giám đốc hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền; những bộ hồ sơ lớn cần tái thẩm định, hoặc có ý kiến còn trái ngƣợc phải qua hội đồng tín dụng….
- Kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên khoản vay, có bộ phận kiểm tra giám sát tín dụng độc lập.
Thứ hai, tiến hành xây dựng các hạn mức kiểm soát rủi ro tín dụng
NHCT cũng đã đề ra trong sổ tay về các hạn mức giới hạn rủi ro tín dụng nhƣ: tỷ trọng cấp tín dụng có bảo đảm và không có bảo đảm; giữa nội tệ và ngoại tệ; giữa ngắn hạn và trung dài hạn; giữa cấp tín dụng cho nền kinh tế với cấp tín dụng qua các trung gian tài chính khác; mức tín dụng tối đa cho một khách hàng và một nhóm khách hàng có liên quan…
Về xây dựng các giới hạn hay hạn mức rủi ro
- Các giới hạn rủi ro trong cho vay và đầu tƣ đƣợc luật các TCTD qui định nhƣ cho vay không quá 15% vốn tự có vào một khách hàng; hay giới hạn về liên doanh góp vốn; giới hạn về mua sắm tài sản cố định, NHCT đã tính toán và tuân thủ trong toàn hệ thống. Hàng quí từ Trụ sở chính và các chi nhánh nhận đƣợc thông báo sự thay đổi của vốn tự có coi nhƣ tự có để căn cứ tính toán giới hạn cho vay một khách hàng hay trình xin chủ trƣơng cho góp vốn liên doanh. Phần lớn những giới hạn rủi ro này đƣợc quản lý tính toán tuân thủ tại Trụ sở chính của NHCT, vì vậy đây là những thuận lợi trong trong chỉ đạo tập trung việc chấp hành những giới hạn rủi ro này.
- Một số giới hạn rủi ro trong tín dụng chỉ đạo toàn hệ thống bƣớc đầu cũng đã đƣợc NHCT xây dựng và chỉ đạo trong chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, đƣợc tiến hành kiểm điểm hàng quí qua các cuộc họp giao ban cụm, nhƣ: Tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm; Tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng dƣ nợ; Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dƣ nợ và khống chế cả về số tuyệt đối (hiện tại NHCT đã chủ trƣơng giao chỉ tiêu kế hoạch tỷ lệ nợ xấu cho các chi nhánh, nghĩa là bao gồm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo tiêu chuẩn 493 của NHNN, đây là một chủ trƣơng đúng).
2.2.4.2 Các quy chế, quy trình tín dụng
Từ năm 2008 đến nay, mặc dù vẫn đạt mục tiêu tăng trƣởng tín dụng hàng năm, tuy nhiên năm 2006 NHCT đã ban hành các văn bản mới quy định
các điều kiện, tiêu chuẩn khách hàng khắt khe hơn so với trƣớc đây (Quyết định 066,067,070 và 072/QĐ-HĐQT-NHCT 35 ngày 03/04/2006 và sau đó đƣợc thay thế bằng Quyết định 221,222,…) với định hƣớng tăng cƣờng chất lƣợng tín dụng bằng cách nâng cao các tiêu chuẩn tín dụng, sàng lọc, cơ cấu lại khách hàng và dƣ nợ cho vay.
Đồng thời, song song với việc triển khai hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO, NHCT đã ban hành mới và ban hành lại các quy trình tín dụng để thống nhất áp dụng trong toàn hệ thống nhƣ quy trình cho vay vốn lƣu động, quy trình cho vay tiêu dung, quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp, quy trình cho vay đồng tài trợ, quy trình kiểm tra kiểm soát vốn vay,…
2.2.4.3 Hệ thống thông tin kiểm soát nội bộ, xếp hạng tín dụng nội bộ
Vietinbank là một trong NHTM Nhà nƣớc sớm thực hiện tin học hoá trong các khâu nghiệp vụ, trong đó thu thập thông tin đánh giá về khách hàng cũng nhƣ cung cấp cho CIC của NHNN. Sự điều tra thông tin để thẩm định tr- ƣớc khi cấp tín dụng bƣớc đầu đã tra trên thông tin chung của hệ thống cũng nhƣ qua CIC của NHNN. Tuy nhiên, hoạt động này cũng còn khá nhiều hạn chế:
Thông tin phục vụ công tác quản trị rủi ro ở tất cả các khâu từ thẩm định cho vay, kiểm soát sau đối với khoản vay hay quá trình theo dõi thu hồi nợ, xử lý khoản nợ có vấn đề, thông tin về TSBĐ … còn rất thiếu, không kịp thời, chƣa có tính hệ thống, độ chính xác không cao. Các báo cáo kiểm tra, kiểm soát về tín dụng đều có nhận xét thẩm định còn sơ sài, thiếu kiểm soát sau…các báo cáo đáp ứng yêu cầu quản lý cũng thiếu và không kịp thời. Việc định nghĩa các chỉ tiêu cần khai báo trong toàn hệ thống chƣa rõ, phân cấp truy cập thông tin và tổng hợp thông tin chƣa cụ thể, vì vậy bảo đảm tính nhanh nhạy chính xác còn rất thấp. Việc khai thác thông tin qua hệ thống
mạng nội bộ còn rất thấp, chủ yếu vẫn là báo cáo bằng tay, điều này hạn chế bởi đƣờng truyền, trình độ tin học cán bộ còn hạn chế.
Mặc dù hệ thống cho điểm xếp hạng tín dụng (tín nhiệm) với khách hàng đã đƣợc ban hành tại Sổ tay tín dụng vào cuối năm 2004, nhƣng trên thực tế triển khai chƣa có nhiều. Mặt khác, chƣa đủ thông tin lƣu trữ để xâu chuỗi, vì vậy việc đánh giá thƣờng mang tính cảm nhận từ cán bộ tín dụng, nhƣng kết luận đại loại những “khách hàng có quan hệ tín dụng tốt, vay trả sòng phẳng …” còn chung chung và thiếu cơ sở về tài liệu lƣu trữ trong quá khứ những số lần đã phải gia hạn, quá hạn, gia hạn lãi… của nhiều năm trƣớc đây gần nhƣ không có thống kê theo dõi.
Thêm nữa, hệ thống đánh giá xếp hạng tín dụng (tín nhiệm) đối với khách hàng chƣa phải do bộ phận độc lập đánh giá so với bộ phận sử dụng hệ thống xếp hạng đó trên thực tế chủ yếu cán bộ tín dụng tự đánh giá và sử dụng, vì vậy tính xác thực và khách quan chƣa đƣợc bảo đảm.
2.2.4.4 Kiểm soát tốc độ tăng trƣởng tín dụng và cơ cấu, kiểm soát danh mục tín dụng
Để kiểm soát tốc độ tăng trƣởng tín dụng đồng thời cũng là kiểm soát , tránh hiện tƣợng tăng trƣởng nóng gây ra nguy cơ rủi ro tiềm ẩn và khó kiểm soát, đồng thời đảm bảo không vƣợt quá chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng hàng năm do NHNN giao, vào quý I hàng năm, NHCT thực hiện giao chỉ tiêu và thƣờng xuyên kiểm soát tăng trƣởng tín dụng tới từng chi nhánh, theo đó:
Việc giao chỉ tiêu tín dụng cả năm đƣợc thực hiện và quý I hàng năm, đồng thời giao chỉ tiêu dƣ nợ cuối mỗi quý để tăng cƣờng kiểm soát quy mô từng chi nhánh theo từng giai đoạn (trừ trƣờng hợp các chi nhánh mới thành lập đƣợc phép tăng trƣởng trong năm đầu hoạt động theo khả năng);
Vào đầu quý IV hàng năm, thực hiện rà soát tốc độ tăng trƣởng tín dụng đến hết quý III để có biện pháp xử lý kịp thời nhƣ chỉ đạo giãn tiến độ
giải ngân các hợp đồng tín dụng đã ký, không cấp tín dụng với khách hàng mới, tạm ngừng ký các hợp đồng tín dụng mới,…
Ngoài việc thực hiện kiểm soát tốc độ tăng trƣởng tín dụng, NHCT còn thực hiện cơ cấu lại dƣ nợ cho vay một cách mạnh mẽ theo định hƣớng hàng năm của HĐQT, theo đó:
Tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung, dài hạn luôn đƣợc duy trì ở mức dƣới 40%(năm 2013, tỷ trọng dƣ nợ vay trung dài hạn chiếm 39,49 %; năm 2012 tỷ trọng dƣ nợ vay trung dài hạn chiếm 39,87%), bảo đảm khả năng kiểm soát rủi ro thanh khoản toàn hệ thống;
Bảng 2.4: Phân tích dƣ nợ theo thời gian
(đvt: Triệu đồng) 31/12/2013 31/12/2012 Nợ ngắn hạn 227.697.332 200.455.255 Nợ trung hạn 32.972.090 34.078.369 Nợ dài hạn 115.619.546 98.822.468 Tổng cộng 376.288.968 333.356.092
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 – website: www.vietinbank.vn)
Tỷ trọng dƣ nợ cho vay có tài sản bảo đảm có xu hƣớng tăng dần để đảm bảo tăng cƣờng khả năng phòng ngừa rủi ro mất vốn khi khách hàng mất khả năng thanh toán;
Tỷ trọng dƣ nợ cho vay theo quy mô khách hàng duy trì ở mức bình quân tƣơng ứng: doanh nghiệp lớn 40%, doanh nghiệp vừa và nhỏ 40%, khách hàng cá nhân 20% nhằm giữ vững vị thế là ngân hàng bán buôn hàng đầu nhƣng không bỏ qua thị trƣờng bán lẻ;
Bảng 2.5 Phân tích dƣ nợ theo loại hình doanh nghiệp
(đvt: Triệu đồng)
31/12/2013 31/12/2012
Công ty Nhà nƣớc 30.484.784 34.376.546
Công ty TNHH MTV vốn Nhà nƣớc 100% 66.167.188 49.010.516 Công ty TNHH hơn MTV với vốn Nhà nƣớc trên
50% 2.595.327 2.291.578
Công ty TNHH khác 70.564.721 61.496.519
Công ty Cổ phần vốn Nhà nƣớc trên 50% 29.719.860 28.542.233
Công ty Cổ phần khác 90.990.932 85.012.500
Công ty hợp danh 265.660 8.566
Doanh nghiệp tƣ nhân 12.264.929 12.163.761
Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 12.329.285 8.571.598 Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã 1.868.725 1.626.349
Hộ kinh doanh, cá nhân 58.477.622 49.819.646
Dịch vụ hành chính sự nghiệp, Đảng Đoàn thể và
hiệp hội 497.014 369.239
Thành phần kinh tế khác 62.921 67.041
Tổng cộng 376.288.968 333.356.092
Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nƣớc giảm dần theo tiến trình cổ phần hóa của Chính phủ;
Tỷ trọng cho vay theo ngành luôn giữ vững ở mức ổn định, với tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp và thƣơng mại luôn chiếm phần lớn, tỷ trọng cho vay tiêu dùng, kinh doanh bất động sản đƣợc khống chế ở mức nhỏ.
Bảng 2.6 Phân tích dƣ nợ theo ngành kinh doanh
(đvt: Triệu đồng)
31/12/2013 31/12/2012
Nông lâm nghiệp và thủy sản 11.284.962 8.301.832
Khai khoáng 24.816.572 25.501.052
Công nghiệp chế biến, chế tạo 127.666.222 105.156.710 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng 25.737.569 22.763.351 Cung cấp nƣớc, quản lý và xử lý rác thải, nƣớc
thải 563.554 514.328
Xây dựng 26.714.044 22.774.338
Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy 107.208.518 97.095.238
Vận tải kho bãi 8.082.789 9.780.579
Dịch vụ lƣu trữ, ăn uống 2.415.838 2.291.814
Thông tin và truyền thông 1.531.201 1.755.920
Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 34.353 479 Hoạt động kinh doanh bất động sản 24.801.326 26.068.597 Chuyên môn, khoa học và công nghệ 97.017 109.854 Hoạt động tài chính và dịch vụ hỗ trợ 342.722 318.824
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 1.813.510 2.089.555
Hoạt động dịch vụ khác 6.065.515 4.590.629
Hoạt động làm thuê hộ gia đình 5.724.329 3.073.666 Hoạt động của tổ chức, cơ quan quốc tế 213.338 32.616
Hoạt động khác 389.357 168.406
Tổng cộng 376.288.968 333.356.092
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 – website: www.vietinbank.vn)
2.2.4.5 Giao chỉ tiêu chất lƣợng dƣ nợ và kiểm soát rủi ro tín dụng tới từng chi nhánh
Trong nền kinh tế thị trƣờng, rủi ro trong kinh doanh của các khách hàng cũng nhƣ rủi ro trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa bản chất của tín dụng là quan hệ kinh tế giữa ngƣời cho vay và ngƣời đi vay, chất lƣợng tín dụng đƣợc đánh giá bằng các chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu, các tỷ lệ này biểu hiện khả năng rủi ro và tiềm ẩn rủi ro thanh toán và mất vốn của khách hàng. Tuy nhiên, kể từ khi NHNN ban hành quyết định số 493/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 thì mức độ rủi ro của ngân hàng đã đƣợc thống nhất thể hiện ở tỷ lệ nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý hay nợ tiềm ẩn rủi ro) và nợ xấu (nợ không sinh lời hay nợ dƣới tiêu chuẩn). Thông thƣờng hoạt động tín dụng có một tỷ lệ rủi ro (nợ xấu) cho phép không quá 5% do những nguyên nhân bất khả khảng nhƣ thiên tại địch họa và những yếu tố khách quan khác dẫn đến Ngân hàng bị mất vốn.
Trong thời gian qua, NHCT đã xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng đến từng chi nhánh, phòng ban; trong đó có chỉ tiêu chất lƣợng nợ nhƣ chỉ tiêu nợ nhóm 2, nợ xấu, thu hồi nợ ngoại bảng,…qua đó kiểm soát các tỷ lệ rủi ro tín dụng tới từng chi nhánh và toàn hệ thống.
Tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu của NHCT luôn nằm trong giới hạn an toàn và đƣợc kiểm soát tốt trong giai đoạn 2008-2012, trong đó đến 31/12/2012 tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,46% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình toàn ngành. Đây là kết quả từ những nỗ lực của NHCT trong quá trình cổ phần hóa, lành mạnh hóa tài sản có bằng các biện pháp mạnh nhƣ: Kiên quyết, triệt để thu hồi nợ xấu, nợ nhóm 2 (hàng tháng Chủ tịch HĐQT có cuộc họp giao ban toàn hệ thống 02 khu vực Bắc-Nam, từ đó có những chỉ đạo trực tiếp, quyết liệt để triệt để thu hồi nợ xấu, nợ nhóm 2); sàng lọc khách hàng, tăng trƣởng dƣ nợ ở những khách hàng tốt, tài chính lành mạnh; xử lý rủi ro đƣa ra ngoại bảng đối với tất cả các khoản nợ nhóm 5 phát sinh trong năm tài chính. Đó là kết quả của việc thực hiện hàng loạt các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng, phân tán rủi ro, đa dạng hóa các danh mục đầu tƣ tín dụng, quy định các giới hạn cấp tín dụng, kiểm tra giám sát chặt chẽ tất cả các giai đoạn của quá trình cấp tín dụng nhằm phát hiện sớm, cảnh báo và ngăn chặn rủi ro tín dụng, giảm thiểu nợ xấu.
Bảng 2.7 Phân tích chất lƣợng nợ vay
(đvt: Triệu đồng)
31/12/2013 31/12/2012
Nợ đủ tiêu chuẩn 369.774.495 327.054.358
Nợ cần chú ý 2.744.180 1.411.738
Nợ dƣới tiêu chuẩn 515.442 994.983
Nợ nghi nghờ 1.005.801 1.789.074
Nợ có khả năng mất
vốn 2.249.050 2.105.939
Tổng cộng 376.288.968 333.356.092
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 – website: www.vietinbank.vn)
2.2.4.6 Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng, thu hồi nợ xử lý rủi ro ngoại bảng
Để dự phòng các tổn thất do những rủi ro của hoạt động kinh doanh, hàng năm NHCT thực hiện trích đúng và đủ dự phòng rủi ro hoạt động từ việc phân loại nợ tuân thủ theo Quyết định 493/QĐ-NHNN. Với việc phân thành 5 nhóm nợ NHCT cũng đã định rõ nợ xấu (NPLs) từ nhóm 3 đến nhóm 5 để đánh giá chất lƣợng tín dụng. Trong giai đoạn này, NHCT cũng tăng cƣờng thực hiện xử lý rủi ro tín dụng đƣa ra ngoại bảng, đối với các khoản nợ khó đòi nhóm 5, nợ khoanh không thể thu hồi,..qua đó, đƣa các khoản nợ này ra ngoại bảng để thu hồi và tính vào thu nhập bất thƣờng.
Hàng năm, NHCT thực hiện giao kế hoạch thu hồi nợ xử lý rủi ro ngoại bảng đến từng chi nhánh, đồng thời hàng tháng, hàng quý chỉ đạo sát sao và rất quyết liệt trong việc kiểm điểm, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch.
Bảng 2.8 Chi tiết số dƣ dự phòng rủi ro và cam kết ngoại bảng
(đvt: Triệu đồng)
31/12/2013 31/12/2012
Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 3.300.226 3.673.254 Dự phòng cho các cam kết ngoại bảng 405.988 409.833
Tổng cộng 3.706.214 4.083.087
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 – website: www.vietinbank.vn)
2.2.2.7 Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quản trị RRTD
Đây là hoạt động liên quan đến vai trò của Thanh tra NHNN, HĐQT, hệ thống kiểm soát của Vietinbank. Trên thực tế công tác giám sát từ xa theo hệ thống thông tin sớm nhất là từ bảng cân đối của Vietinbank gần nhƣ ít có tác dụng. Để đánh giá hoạt động quản trị rủi ro hay thực trạng RRTD, hiện tại, NHNN phải tiến hành thanh tra tại chỗ và nhƣ vậy chỉ đánh giá đƣợc hoạt động quản trị rủi ro trên cơ sở thực tại, những cảnh báo sớm theo những tôn chỉ mục đích của công tác giám sát từ xa chƣa đạt đƣợc.
Qui định chuẩn hoá về các giới hạn rủi ro tín dụng xuất phát từ thực tế